Vẻ đẹp lục bát – sử thi trong lục bát ngàn năm

Vẻ đẹp lục bát – sử thi trong lục bát ngàn năm

Có lẽ trong kho tàng thơ ca dân tộc, lục bát là một trong những thể thơ thân thuộc gần gũi với chúng ta nhất. Vậy mà khi đọc bài thơ Lục bát ngàn năm của nhà thơ Trần Thế Tuyển ta lại thấy có nhiều điểm lạ. Cái lạ bắt đầu từ tựa đề Lục bát ngàn năm. Sao lại lục bát ngàn năm? Nếu ngàn năm là để nói về sự kiện Kỷ niệm ngàn năm Thăng Long – Hà Nội thì sẽ lí giải như thế nào về việc chọn lục bát trong kết hợp Lục bát ngàn năm Bạn cũng sẽ tự hỏi: Có gì mâu thuẫn khi sử dụng một thể thơ dân tộc rất mềm mại, uyển chuyển để diễn tả không khí của một thời k ì lịch sử độc nhất vô nhj! Có gì lạ trong cặp lục bát:

pdf 6 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Vẻ đẹp lục bát – sử thi trong lục bát ngàn năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẺ ĐẸP LỤC BÁT – SỬ THI TRONG LỤC BÁT NGÀN NĂM
Có lẽ trong kho tàng thơ ca dân tộc, lục bát là một trong những thể thơ thân
thuộc gần gũi với chúng ta nhất. Vậy mà khi đọc bài thơ Lục bát ngàn năm
của nhà thơ Trần Thế Tuyển ta lại thấy có nhiều điểm lạ. Cái lạ bắt đầu từ
tựa đề Lục bát ngàn năm. Sao lại lục bát ngàn năm? Nếu ngàn năm là để nói
về sự kiện Kỷ niệm ngàn năm Thăng Long – Hà Nội thì sẽ lí giải như thế
nào về việc chọn lục bát trong kết hợp Lục bát ngàn năm Bạn cũng sẽ tự
hỏi: Có gì mâu thuẫn khi sử dụng một thể thơ dân tộc rất mềm mại, uyển
chuyển để diễn tả không khí của một thời k ì lịch sử độc nhất vô nhj! Có gì lạ
trong cặp lục bát:
Một ngàn năm vẫn còn trinh
Câu thơ lục bát, trúc xinh bên đình.
 Nhưng, hãy đọc bài thơ và tưởng tượng đi, bạn sẽ có chìa khoá giải
mã:
LỤC BÁT NGÀN NĂM
Một ngàn năm bấy nhiêu ngày
Câu thơ lục bát vẫn say hồn người.
Nghe trong thơ có tiếng cười
Cái đêm gió núi thúc thôi ngựa hồng.
Nghe trong thơ có tiếng cồng
Chiếu vua ban cả núi sông chuyển mình.
Một ngàn năm vẫn còn trinh
Câu thơ lục bát, trúc xinh bên đình.
Để Rồng bay đất kinh thành
Gieo bao truyền thuyết sử xanh cõi bờ.
Để ngàn năm những câu thơ
Sáu nhịp ước, tám nhịp mơ yên bình.
Để ngàn năm những mối tình
Hoàng bào trao gửi, phú vinh chia đều.
Một ngàn năm chẳng bao nhiêu
 Bao nhiêu huyền thoại, bấy nhiêu nỗi
lòng.
 Nhà thơ đã mở đầu bằng giọng thơ ngọt ngào nhưng hàm chứa ý
khẳng định mạnh:
Một ngàn năm bấy nhiêu ngày
Câu thơ lục bát vẫn say hồn người.
 Câu thơ lục bát là tiếng lòng bồi hồi, đau đáu, thiết tha về ngàn năm. Có
lẽ tâm sự bồi hồi, đau đáu, thiết tha lại chính là chất SAY HỒN NGƯỜI mà
ta sẽ cảm nhận được trong dòng cảm xúc : Đọc, suy ngẫm, và tưởng tượng
 Cả một không gian huyền thoại sẽ xuất hiện nhờ 8 cặp lục bát trong b ài
thơ. Đó không còn là ngôn từ cụ thể mà biến thành những câu chuyện kể
đậm đà màu sắc truyền thuyết của dân tộc, của Thăng Long ngàn năm văn
hiến. Có lẽ chất tự sự trữ t ình vốn có trong thể lục bát và cái tình của nhà thơ
hoà tan vào Lục bát ngàn năm đã khiến sự thực lịch sử có thêm chất huyền
thoại. Ta như có cảm tưởng hư hư thực thực khi đọc bài thơ.
 Lấy lục bát làm nền để nói về những biến động mang tầm sử thi của
dòng lịch sử hàng ngàn năm, tác giả hình như hơi mạo hiểm. Nếu chỉ non
tay một chút, bài thơ sẽ thuần chất trữ tình mang âm hưởng dân gian thuần
tuý,  Nhưng lạ thay, Lục bát ngàn năm đã vượt qua điều ấy. Vẻ đẹp của
những câu lục bát và cảm hứng sử thi được bộc lộ qua đề tài (tựa đề), không
khí, cấu trúc, ngôn từ,  mà đặc biệt là giọng thơ – giọng của người trong
cuộc.
 Cái hay của nhà thơ là đã kết hợp khá tài hoa sự duyên dáng, trữ tình,
tinh nghịch của lục bát với nét hào hùng của những sự kiện mang tầm vóc
quốc gia:
Nghe trong thơ có tiếng cười
Cái đêm gió núi thúc thôi ngựa hồng.
Nghe trong thơ có tiếng cồng
Chiếu vua ban cả núi sông chuyển m ình.
 “Nghe trong thơ” được nói thật thiêt tha và cả “tiếng cười, tiếng
cồng” nữa cũng làm ta xao xuyến. Sự kiện vua Lý Công Uẩn viết Chiếu
dời đô và đặc biệt việc dời đô mang tầm vóc quốc gia đã được các sử gia nói
đến bằng những pho sử. Nhưng với nhà thơ, chỉ bằng cặp câu lục bát 14 chữ
mà ta như vẫn thấy hình ảnh của đất nước năm 1010 đang dậy lên tiếng
chiếu vua ban và núi sông chuyển mình vào vận hội mới Phải chăng, đó là
nét riêng trong cách thể hiện giữa lịch sử và thơ ca?
 Chẳng biết có phải chất lửa và tình cảm nồng nàn của người lính phóng
viên chiến trường năm xưa đã mách bảo nhà thơ không mà hào khí Thăng
Long và sức sống của dân tộc Việt được vang lên từ hình ảnh, tiết tấu của
các cặp lục bát lại thắm thiết chất trữ t ình làm ta bồi hồi xúc cảm
Đặc biệt từ cặp lục bát thư 5, mạch thơ dồn dập hơn, những thông tin nghệ
thuật đầy ắp sự kiện trọng đại như những dấu son đáng tự hào. Hình ảnh
Rồng bay đất Kinh thành xuất hiện mở ra một trang mới trong lịch sử dựng
nước, khẳng định tài đức, trí dũng của bậc minh quân:
Để Rồng bay đất kinh thành
Gieo bao truyền thuyết sử xanh cõi bờ.
 Những câu thơ lắng đọng vẻ đẹp của lịch sử với bao truyền thuyết
đẫm lệ nhân tình như dẫn ta vào không gian huyền thoại của Thăng Long
Đông Đô - Hà Nội  Hãy tưởng tượng và suy ngẫm Ông cha ta và cả
chúng ta nữa đã sống và làm nên lịch sử với khát vọng:
 Để ngàn năm những câu thơ
Sáu nhịp ước, tám nhịp mơ yên bình
Để ngàn năm những mối tình
Hoàng bào trao gửi, phú vinh chia đều.
 Ta như cảm được tiết tấu âm nhạc từ những vần thơ lục bát nhỏ xinh,
đằm ngọt chất dân ca. Tác giả cũng thật tinh tế khi giao hoà vẻ đẹp của nghệ
thuật thơ lục bát với vẻ đẹp giàu tính nhân văn Công chúa Lý Chiêu
Hoàng, vị vua cuối cùng của triều đình nhà Lý, nguồn đề tài và cảm hứng
của bao nghệ sĩ, sử gia cũng hiện lên thật giản dj mà giàu sức gợi, neo vào
tim ta một dấu lặng dài
Lục bát ngàn năm khép lại với hai câu thơ quen mà lạ, tưởng chừng
đơn giản mà chẳng giản đơn:
Một ngàn năm chẳng bao nhiêu
Bao nhiêu huyền thoại, bấy nhiêu nỗi lòng.
 Nhà thơ muốn gửi thông điệp nào đây?  Hay đó là NỖI LÒNG
được cảm nhận từ bao nhiêu huyền thoại của ngàn năm ấy Bất giác, linh
cảm mách bảo ta đọc lại bài thơnhiều lần Và khi ta cảm thấy mình hoà
vào mạch cảm xúc thơ, đang sống với những thăng trầm của ngàn năm
Thăng Long Hà Nội thì bỗng một điều kì diệu đến. Ta đang đi trong khu
rừng đẹp như cổ tích, non xanh nước biếc ngào ngạt hương hoa ngọc lan
Phía xa, vua Lý Công Uẩn , Lý Chiêu Hoàng, Trần Thủ Độ, Trần Quốc
Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thj Lộ và rất nhiều giai nhân, tài tử, khoan thai
đàm đạo và mỉm cười với ta. Riêng thi hào Nguyễn Du đăm chiêu đưa cho
ta một bức hoa tiên nhỏ và khi ta quá bối rối chưa biết nói chi thì tiếng
chuông điên thoại di động reo!...Ta giật mình nhận ra mình ngủ gục trước
màn hình máy tính Bài viết vẫn dở dang Định thần lại, ta bỗng ngộ ra
hình như mình đã quá say cái hào hùng của lịch sử ngàn năm mà quên rằng:
ngàn năm và khoảnh khắc, huyền thoại và nỗi lòng, vinh quang và cay đắng,
nghĩa vụ quốc gia và hạnh phúc cá nhân luôn là ẩn số, cội nguồn bi kịch
nhân loại.
 Nhà thơ là ai nếu chẳng trải lòng mình cảm thông cùng bao nỗi niềm
ẩn chìm dưới bóng dáng kì vĩ của Chiến công, Quyền lực, sự hưng vong của
một triều đai, một dân tộc. Hào quang của Vòng Nguyệt quế nhiều khi
phả trả giá bằng biết bao đau đớn của con ng ười. Những số phận như Lý
Chiêu Hoàng, Nguyễn Thj Lô, Nguyễn Trãi và cả Nguyễn Du vẫn luôn là
mạch nguồn cảm hứng, là nỗi đau nhân tình của thi nhân đọng trong tiếng
lục bát ngàn năm Những điều khối óc và trái tim muốn nói cùng nhau, nhà
thơ đã thể hiện bằng sự tinh tế, đắm say. Lịch sử ng àn năm Thăng Long –
Hà Nội với những sự kiện đặc thù, những nét ca dao chân chất, tinh khôi,
những nhân vật lịch sử đậm màu huyền thoại đã được lục bát chắp cánh
Có lẽ phải yêu Hà Nội và yêu những câu lục bát say đắm vô cùng, nhà thơ
mới chọn Lục bát để gửi hồn thơ Và Lục bát ngàn năm đã uyển chuyển
hoà quyện Vẻ đẹp của Lục bát cùng Chất sử thi vào nguồn mạch cảm xúc
của những câu thơ lục bát say lòng người Bạn hãy cùng chiêm nghiệm
nhé:
Một ngàn năm bấy nhiêu ngày
Câu thơ lục bát vẫn say hồn người.
()
Một ngàn năm chẳng bao nhiêu
 Bao nhiêu huyền thoại, bấy nhiêu nỗi lòng.
Đặng Kim Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • pdfve_dep_trong_tho_luc_bat.pdf