Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16 - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ (tiết 7)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16 - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ (tiết 7)

A. Mục tiêu.

 Giúp học sinh nắm được chuẩn mực sử dụng từ: sử dụng đúng âm, đúng chính tả, đúng nghĩa, đúng tính chất ngữ pháp, đúng sắc thái biểu cảm, không lạm dụng từ địa phương.

 Có ý thức khắc phục những nhược điểm của bản thân, sử dụng từ đúng chuẩn mực trong khi nói, viết, tránh thái độ cẩu thả.

C. Chuẩn bị:

 GV: G/án; Dụng cụ dạy học.

 HS: Học bài, chuẩn bị bài.

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16 - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ (tiết 7)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 03/12/2009
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 16 - Tiết: 61
Chuẩn mực sử dụng từ
A. Mục tiêu.
 Giúp học sinh nắm được chuẩn mực sử dụng từ: sử dụng đúng âm, đúng chính tả, đúng nghĩa, đúng tính chất ngữ pháp, đúng sắc thái biểu cảm, không lạm dụng từ địa phương.
 Có ý thức khắc phục những nhược điểm của bản thân, sử dụng từ đúng chuẩn mực trong khi nói, viết, tránh thái độ cẩu thả. 
C. Chuẩn bị:
 GV: G/án; Dụng cụ dạy học.
 HS: Học bài, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi: Thế nào là phép tu từ chơi chữ? Có mấy cách chơi chữ? Cho ví dụ?
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): nêu yêu cầu của tiết học.
* HĐ2- Hướng dẫn tiếp thu kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
*Ngữ liệu
- Hs đọc 3 ví dụ mục I, sgk (166).
? Các từ in đậm trong những ví dụ đó dùng sai ntn? Nguyên nhân sai? 
- “dùi” - “vùi”: sai âm (do cách phát âm).
- “tập tẹ” - “bập bẹ”, “tập tọe”: sai âm (do âm gần nhau, nhớ ko chính xác).
- “khoảng khắc” - “khoảnh khắc”: sai chính tả (do gần âm).
*Ngữ liệu(sgk/166)
- “sáng sủa”: nhận biết bằng thị giác.
 Thay bằng “tươi đẹp”, “khởi sắc”~ tư duy, cảm xúc, liên tưởng.
- “cao cả”: lời nói việc làm có phẩm chất tuyệt đối.
 Thay bằng “có giá trị”, “sâu sắc”.
- “biết”: Nhận thức được, hiểu được.
 Thay bằng “có” (tồn tại)
*Ngữ liệu(sgk- 167)
 - “hào quang”(danh từ - không trực tiếp làm VN) -> “hào nhoáng”.
- “ăn mặc”(động từ - không trực tiếp làm CN) -> “sự ăn mặc”.
- “thảm hại”(tính từ - không làm BN cho tính từ “nhiều” -> “đã chết rất thảm hại”.
- “giả tạo phồn vinh” - “phồn vinh giả tạo”. 
 (sai về trật tự từ)
*Ngữ liệu(sgk- 167)
? Em hãy cho biết các từ in đậm dùng sai ntn?
- “lãnh đạo”: người đứng đầu các tổ chức hợp pháp chính nghĩa -> sắc thái tôn trọng.
 -> “cầm đầu”: ~ tổ chức phi pháp, phi nghĩa -> sắc thái coi thường.
- “chú hổ” -> gọi thân mật con vật đáng yêu.
 -> “nó, con” : gọi con vật hung dữ.
? Em hãy sửa lại cho thích hợp. Vì sao em sửa như thế?
? Em hãy cho biết, trong trường hợp nào không sử dụng từ địa phương, từ Hán Việt?
- Gv đưa ra một vài ví dụ về việc lạm dụng từ địa phương mà gây ra những hiểu lầm tai hại đối với người nghe cũng như việc lạm dụng từ Hán Việt sẽ gây tức cười cho người nghe.
? Tại sao ta không nên lạm dụng từ địa phương và từ Hán Việt?
? Qua tất cả những điều vừa tìm hiểu, em hãy cho biết, khi sử dụng từ phải đạt được những chuẩn mực nào?
I- Bài học
1. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả. 
2. Sử dụng từ đúng nghĩa.
3. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ.
 + “hào quang” - danh từ được sử dụng như tính từ.
 + “ăn mặc” - động từ được sử dụng như danh từ.
 + “thảm hại” - tính từ được sử dụng như danh từ.
 + “giả tạo phồn vinh” - sai trật tự) 
4. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách.
- Dùng không phù hợp về nghĩa
5. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
(1). Không nên dùng từ địa phương trong các tình huống giao tiếp trang trọng và trong các văn bản chuẩn mực (VB hành chính, VB chính luận).
(2). Không nên lạm dụng từ HV khi có từ thuần Việt tương đương (Trừ trường hợp VB cần sắc thái trang trọng).
 * Ghi nhớ: sgk (167).
*HĐ3-Hướng dẫn luyện tập
Bài 1. Phân biệt nghĩa của các từ 
 a. be bét - bê bết - bê bối.
b. dối dá - dối trá.
c. đào thải - sa thải.
Bài 2.Những từ sau, từ nào có thể đổi trật tự hoặc không? ( ao ước, kế thừa, yếu điểm, xót xa, ấm êm, tình cờ, anh hùng, cực khổ, hồn nhiên ... ).
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
2- HDVN
 - Nắm bài học. Vận dụng sửa sai, trau dồi vốn từ.
 - Soạn bài: Ôn tập văn biểu cảm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docT61.doc