Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 23 - Tiết 85: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (trích)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 23 - Tiết 85: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (trích)

Học sinh hiểu được sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh của tác giả.

 Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn: lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện, văn phong có tính khoa học.

 Rèn kĩ năng nhận biết và phân tích 1 VBNL: bố cục, hệ thống lập luận, lí lẽ, d/c.

B. Chuẩn bị:

- Gv: G/án, tài liệu liên quan.

- Hs: Chuẩn bị bài.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 23 - Tiết 85: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22/01/2010
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 23 - Tiết: 85
Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
 (Trích) 
 ( Đặng Thai Mai)
A. Mục tiêu:
 Học sinh hiểu được sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh của tác giả.
 Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn: lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện, văn phong có tính khoa học.
 Rèn kĩ năng nhận biết và phân tích 1 VBNL: bố cục, hệ thống lập luận, lí lẽ, d/c.
B. Chuẩn bị:
- Gv: G/án, tài liệu liên quan.
- Hs: Chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Em có nhận xét gì về nghệ thuật trong văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"- Hồ Chí Minh.
Gợi ý: ( Bài văn là một mẫu mực về cách lập luận trong văn nghị luận bố cục chặt chẽ, rõ ràng, dẫn chứng tiêu biểu toàn diện)
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): Giờ học trước các em đã làm quen với một đề tài khá quen thuộc đó là : Lòng yêu nước của nhân dân ta qua văn bản'' Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ''( Hồ Chí Minh ) . Bên cạnh lòng tự hào về truyền thống yêu nước đó, dân tộc ta cũng rất tự hào về truyền thống văn hoá lâu đời đậm đà bản sắc dân tộc. Một trong những yếu tố tạo nên nền văn hoá đó phải nói đến tiếng nói của dân tộc. Để người đọc thấy vai trò của Tiếng Việt, tác giả Đặng Thái Mai có viết " Tiếng Việt một biểu hiện hùng hậu của sự sống dân tộc". Để giúp các em thấy rõ nội dung tư tưởng của bài viết trong tiết học hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu một phần trích trong bài viết đó.
* HĐ2- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- Giới thiệu tác giả.
- Cách đọc : lưu ý những câu có bộ phận mở rộng thành phần, cần đọc rõ ràng, mạch lạc.
- Đọc văn bản. Giải thích một vài từ khó.
? VB trên được viết theo thể loại nào? Vì sao em biết?
? Bài văn có mấy phần? Nội dung từng phần?
? Bài văn NL vấn đề gì? vấn đề ấy được thể hiện ở câu nào?
? Vấn đề NL này gồm mấy luận điểm?
? Câu 4,5 đoạn 1 có tác dụng gì?
? Nhận xét tác dụng của từ ngữ được điệp trong đ.v?
? Nhận xét về cách lập luận của t/g?
? Trong đoạn 3, câu đầu tiên có t/d gì? Tác gải chứng minh TV đẹp với mấy dẫn chứng, rút ra từ đâu? Điều đó có ý nghĩa gì?
- Yêu cầu hs lấy bút chì gạch chân các luận cứ trong văn bản.
? Để chứng minh vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã dựa trên những đặc sắc nào trong cấu tạo của nó?
? Dựa trên những chứng cứ nào tác giả xác nhận tiếng Việt rất hay?
? Điểm nổi bật trong NT NL ở bài này là gì?
? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu mở rộng?
 (Vừa làm rõ nghĩa, vừa bổ sung thêm các khía cạnh mới hoặc mở rộng điều đang nói).
- Gv. Giới thiệu luôn thành phần chú thích của câu - ý nghĩa - dấu hiệu nhận biết.
? Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?
Đọc ghi nhớ (Sgk)
I. Tiếp xỳc văn bản.
1. Tác giả, tác phẩm. 
 (Sgk)
2. Đọc, giải thích từ khó. (sgk)
- Nhân chứng: người làm chứng, có mặt, thấy sv.
3. Thể loại: Nghị luận chứng minh.
4. Bố cục: (2 đoạn)
- Đoạn 1,2: Nhận định chung về phẩm chất giàu đẹp của tiếng Việt.
- Đoạn 3: Chứng minh cái đẹp, cái hay của tiếng Việt về các mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
II. Phân tích.
1. Nhận định về phẩm chất của TV.
- Vấn đề NL : Sự giàu đẹp của TV. 
- Vấn đề NL gồm 2 luận điểm : Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp - hay (câu 3)
- Cách lập luận : KQ -> cụ thể.
 + Dẫn dắt vào đề : 2 câu.
 + Nêu luận điểm : 1 câu.
 + Mở rộng, giải thích : 2 câu.
-> Cách giới thiệu và giải thích luận điểm ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng với những luận chứng tiêu biểu, lập luận chặt chẽ. 
2. Biểu hiện giàu đẹp của TV.
a. Tiếng Việt rất đẹp:
- Giàu chất nhạc.
- Rành mạch trong lối nói, uyển chuyển trong câu.
- Hệ thống ngữ âm phong phú.
- Giàu thanh điệu.
b. Tiếng Việt rất hay:
- Từ vựng dồi dào cả lời, nhạc, họa.
- Dồi dào cả về cấu tạo từ ngữ, hình thức diễn đạt.
- Ngữ pháp uyển chuyển, chính xác hơn.
- Không ngừng đặt ra những từ mới, cách nói mới...
-> Dẫn chứng khách quan, tiêu biểu. Cái đẹp, cái hay của TV được thể hiện trên nhiều phương diện.
3. Nhận xét chung về nghệ thuật nghị luận:
- Kết hợp giải thích, chứng minh và bình luận.
- Lập luận chặt chẽ: Đưa nhận định, giải thích, chứng minh nhận định.
- Các dẫn chứng toàn diện, bao quát.
- Sử dụng biện pháp mở rộng câu.(đ.2)
III. Tổng kết.
* Ghi nhớ: (sgk 37).
*HĐ3-Hướng dẫn luyện tập
1.Tìm 5 dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng trong các bài văn, thơ đã học hoặc đọc thêm ở các lớp 6,7.
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
- Vì sao có thể k.đ TV giàu, đẹp?
- Muốn giữ gìn sự trong sáng của TV, chúng ta cần phải làm gì?
(Chống tư tưởng sính ngoại, không lạm dụng từ mượn, ko nói tắt, nói chen từ nước ngoài).
2- HDVN
- Học bài. Vận dụng nói, viết đúng chuẩn.
- Bài tập (tr 37). Đọc thêm tr 38.
- Chuẩn bị: Thêm trạng ngữ cho câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docT85.doc