Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 16 - Tiết 64: Trả bài tập làm văn số 3

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 16 - Tiết 64: Trả bài tập làm văn số 3

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp Học sinh.

 - Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu và nội dung của đề bài.

 - Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.

B. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: SGK, SGV, bài làm của học sinh.

 - Học sinh: SGK, sửa lỗi cho bài kiểm tra.

C. Các bước lên lớp:

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 16 - Tiết 64: Trả bài tập làm văn số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/12/2008
Tuần: 16 
Tiết: 64
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp Học sinh.
	- Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu và nội dung của đề bài.
	- Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: SGK, SGV, bài làm của học sinh. 
	- Học sinh: SGK, sửa lỗi cho bài kiểm tra.
C. Các bước lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài: 
	Các em đã được thực hành các kiến thức đã học về văn thuyết minh bằng bài viết số 3. Giờ học này chúng ta sẽ sửa chữa các lỗi các em đã mắc phải và tìm ra những mặt tích cực các em đã đạt được. Từ đó chúng ta phát huy những mặt mạnh và hạn chế các khuyết điểm.
	2. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động 1: HD Học sinh tìm hiểu để lập dàn ý.
	- Giáo viên chép bài lên bảng.
	- Giáo viên Yêu cầu Học sinh thảo luận và xác định được:
	+ Kiểu văn bản: Văn thuyết minh.
	+ Đối tượng Thuyết minh: Bút máy; Bút bi.
	Dàn ý:
A. Mở bài: Giới thiệu về cây bút máy hoặc bút bi.
	Cây bút là 1 hành trang, 1 đồ dùng không thể thiếu được của mỗi 1 Học sinh, sinh viên, tất cả những người học tập, nghiên cứu.
B. Thân bài:
* Hình dáng, màu sắc, kích cỡ.
- Cấu tạo của cây bút:
+ Vỏ bút: - Chất liệu: nhựa, sắt .... 
 - Màu sắc: xanh, đen, trắng ...
+ Ruột bút: - ống; - mực; ....
+ Ngòi bút: 
- Công dụng của bút: Là 1 thứ đồ dùng không thể thiếu được của mỗi Học sinh:
Để ghi chép, học tập.nghiên cứu ...
 - Cách sử dụng và bảo quản.
C. Kết bài: Khẳng định lại vai trò của cây bút đối với Học sinh.
Hoạt động 2: Thảo luận tìm ra các lỗi và chữa lỗi.
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm Yêu cầu Học sinh tìm và nêu các lỗi tiêu biểu.
Giáo viên tổng hợp kết quả của 3 nhóm trên bảng.
Giáo viên đưa 1 số lỗi (dùng từ, chính tả, diễn đạt ...). Yêu cầu Học sinh chữa lỗi.
Giáo viên kiểm tra xác suất việc chữa lỗi của các nhóm.
Hoạt động 3: Bình bài hay.
	Giáo viên Yêu cầu 3 nhóm tiếp tục làm việc: Lựa chọn bài hay của nhóm mình, đọc và bình.
	Các Học sinh khác nghe và phát biểu cảm nhận: Mình đã học được điều gì qua bài của bạn.
Hoạt động 4: Giáo viên nhận xét về ưu khuyết điểm.
	Giáo viên nhận xét về mặt mạnh, yếu qua bài làm của Học sinh, nhắc nhở thiếu sót.
	* Ưu: - Bài làm bố cụ rõ ràng, bài văn có tính liên kết.
	- Viết đúng thể loại.
	- Nội dung đầy đủ.
	- Nhiều bài viết hay, có ý tưởng mới mẻ, độc đáo.
	- Vấn để sai lỗi chíng tả, sai từ được hạn chế.
	* Khuyết điểm: 
	- Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa.
	- Nội dung còn sơ sài.
	- Phần thuyết minh về cấu tạo còn sơ sài hoặc không theo trình tự hợp lý.
	- Còn nhầm lẫn văn miêu tả biểu cảm.
	- Bài viết còn sai từ, sai chính tả, dấu câu.
Hoạt động 5: Giáo viên công bố kết quả.
Hoạt động 6: Học sinh tự chữa bài.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà: 5’
	1. Củng cố:
	- Nhắc lại đặc điểm và cách làm bài văn thuyết minh?
	- Tự nhận xét kết quả bài làm.
	2. Hướng dẫn về nhà:
	- Chữa bài cá nhân, chép vào vở.
	- Bài dưới điểm 5 viết lại.
	- Soạn bài mới "Hai chữ nước Nhà".

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 64.doc