Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 4 - Tiết 16: Tập làm văn: Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 4 - Tiết 16: Tập làm văn: Liên kết các đoạn văn trong văn bản

. MỤC TIÊU

 Giúp h/s:

 - Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng các phương tiện liên kết để tạo ra sự liên kết giữa các đoạn văn trong văn bản.

 - Rèn luyện kĩ năng viết được các đoạn văn liên kết mạch lạc, chặt chẽ.

B. CHUẨN BỊ

 - GV: Giáo án.

 - HS: Trả lời câu hỏi trong phần tìm hiểu bài.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1100Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 4 - Tiết 16: Tập làm văn: Liên kết các đoạn văn trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 24/ 9/ 2006
Tuần: 4 
Tiết: 16 
tập làm văn:
liên kết các đoạn văn trong văn bản
a. mục tiêu
 	Giúp h/s: 
 	- Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng các phương tiện liên kết để tạo ra sự liên kết giữa các đoạn văn trong văn bản.
 	- Rèn luyện kĩ năng viết được các đoạn văn liên kết mạch lạc, chặt chẽ.
b. chuẩn bị 
 	- GV: Giáo án.
 	- HS: Trả lời câu hỏi trong phần tìm hiểu bài.
c. lên lớp
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
 	- Em hiểu ntn về từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn?
 	- Có mấy cách trình bày một đoạn văn? Kiểm tra bài 4.
III . Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
 	Liên kết đoạn văn là làm cho các ‎ý của đoạn văn liền mạch với nhau tạo chỉnh thể cho văn bản. Vậy muốn liên kết cách đoạn văn cần phải sử dụng các phương tiện liên kết nào. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học.
2. Tiến trình bài dạy
Thời
gian
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
ND cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản.
? Yêu cầu h/s đọc thầm hai đoạn văn trong sgk?
? Hai đoạn văn có mối liên hệ gì với nhau. Vì sao?
? Đọc lại hai đoạn văn của Thanh Tịnh và cho biết cụm từ ''trước đó mấy hôm'' bổ sung ‎ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai? 
? Theo em với cụm từ trên hai đoạn văn đã liên hệ với nhau ntn?
- GV: Cụm từ ''trước đó mấy hôm'' là phương tiện liên kết đoạn. Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản?
- HS đọc thầm đoạn văn (1, 2).
- Đ1: tả cảnh sân trường Mĩ Lí trong ngày tựu trường.
Đ2: cảm giác của n/v ''tôi'' trong một lần ghé thăm trường.
Hai đoạn văn cùng viết về một ngôi trường nhưng việc tả cảnh hiện tại về ngôi trường và cảm giác về ngôi trường ấy trong quá khứ, không có sự gắn bó với nhau. Gây cảm giác hụt hẫng cho người đọc.
- Bổ sung ‎ý nghĩa về thời gian cho đoạn văn.
- Cụm từ ấy tạo ra sự liên kết về hình thức và nội dung với đoạn văn thứ nhất, do đó 2 đoạn văn trở nên gắn bó chặt chẽ với nhau, 2 đoạn văn có sự phân định rõ về thời gian hiện tại và quá khứ.
- Tạo ra sự gắn bó, có quan hệ về ‎ý nghĩa giữa các đoạn văn góp phần làm nên tính hoàn chỉnh.
I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu cách liên kết đoạn văn trong văn bản.
? Yêu cầu h/s đọc thầm 3 đoạn văn. chia nhóm thảo luận. Mỗi nhóm một đoạn a, b, c. 
- Xác định các phơng tiện liên kết đoạn văn.
- Tìm các từ ngữ liên kết trong 2 đoạn văn.
- Kể thêm các phương tiện liên kết đoạn văn.
- Các nhóm nhận xét .
- GV nhận xét và bổ sung.
? Đọc lại đoạn văn ở mục I.2 cho biết ''đó'' thuộc từ loại nào. Trước đó là khi nào?
? Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn văn. Hãy kể một số các chỉ từ khác?
? Xác định câu nối dùng để liên kết giữa hai đoạn văn. Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết?
? Như vậy có thể sử dụng các phương tiện liên kết chủ yếu nào?
? Gọi h/s đọc ghi nhớ?
Các nhóm thảo luận trả lời.
- N1: a, Phương tiện liên kết là: sau khâu tìm hiểu.
- Quan hệ liệt kê.
- Trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, mặt khác, một mặt, ngoài ra.
N2: b, - Quan hệ ‎ý nghĩa: quan hệ tương phản, đối lập.
- Từ ngữ liên kết: nhưng.
- Trái lại, tuy vậy, tuy nhiên, ngược lại, thế mà, vậy mà ...
N3: c, Quan hệ ‎ý nghĩa: quan hệ tổng kết, quan hệ khái quát.
- Từ ngữ liên kết: nói tóm lại.
- Tóm lại, nhìn chung, nói tóm lại, tổng kết lại, có thể nói , nói cho cùng. 
- ''Đó'' là chỉ từ. Trước đó là trước lúc lúc n/v ''tôi'' lần đầu tiên cắp sách đến trường. Việc dùng từ đó có tác dụng liên kết giữa hai đoạn văn.
 - Đó, này, ấy, vậy, thế ...
- Câu nối: ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy.
- Lí do: câu đó nối tiếp và phát triển ‎ý ở cụm từ ''bố đóng sách cho mà đi học'' trong đoạn văn trên.
- Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết.
- Dùng câu nối.
- HS đọc ghi nhớ sgk /53.
II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản .
1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn
2. Dùng câu nối 
để liên kết các đoạn văn
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
- Chia nhóm thảo luận. Mỗi nhóm một câu.
- Chia 4 nhóm thảo luận. Mỗi nhóm một câu.
- Cho h/s viết đoạn.
Hình thức: cá nhân.
- Gọi h/s đọc đoạn văn của mình và nhận xét bài của học sinh.
- Gv chữa lỗi dùng từ chưa chính xác, các từ ngữ liên kết.
Các nhóm thảo luận
N1: a, nói như vậy.
 chỉ mối quan hệ tổng kết. 
N2: b, thế mà.
 chỉ mối quan hệ tương phản.
N3: c, cũng, tuy nhiên.
 mối quan hệ nối tiếp, liệt kê, mối quan hệ tương phản.
a, Từ đó.
b, Nói tóm lại.
c, Tuy nhiên.
d, Thật khó trả lời.
- Có thể lựa chọn cách viết đoạn văn theo lối quy nạp hoặc diễn dịch.
Sử dụng từ ngữ có tác dụng liên kết, hoặc câu nối để liên kết.
III. Luyện tập
Bài 1
a, nói như vậy: chỉ mối quan hệ tổng kết.
b, thế mà: chỉ mối quan hệ tương phản.
c, cũng, tuy nhiên: chỉ mối quan hệ nối tiếp, liệt kê, mối quan hệ tương phản.
Bài 2
a, Từ đó.
b, Nói tóm lại.
c, Tuy nhiên.
d, Thật khó trả lời.
Bài 3
IV. Hướng dẫn về nhà
 	- Học thuộc ghi nhớ.
 	- Chuẩn bị bài: ''Tóm tắt văn bản tự sự''.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 16.doc