Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 6 - Tiết 22 - Bài 6: Văn bản: Cô bé bán diêm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần  6 - Tiết 22 - Bài 6: Văn bản: Cô bé bán diêm

A. MỤC TIÊU.

 Giúp h/s:

 - Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện ''Cô bé bán diêm'', qua đó An-đéc-xen muốn khơi gợi cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh.

 - Giáo dục lòng yêu mến, biết thông cảm, xẻ chia với những người bất hạnh.

 - Rèn kĩ năng tóm tắt và phân tích bố cục văn bản tự sự, phân tích nhân vật qua hành động và lời kể, phân tích tác dụng của nghệ thuật tương phản, đối lập.

B. CHUẨN BỊ.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 974Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 6 - Tiết 22 - Bài 6: Văn bản: Cô bé bán diêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/ 10/ 2006
Tuần: 6 
Tiết: 22 
bài 6: văn bản:
cô bé bán diêm
a. Mục tiêu.
 	Giúp h/s: 
 	- Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện ''Cô bé bán diêm'', qua đó An-đéc-xen muốn khơi gợi cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh.
 	- Giáo dục lòng yêu mến, biết thông cảm, xẻ chia với những người bất hạnh.
	- Rèn kĩ năng tóm tắt và phân tích bố cục văn bản tự sự, phân tích nhân vật qua hành động và lời kể, phân tích tác dụng của nghệ thuật tương phản, đối lập.
b. chuẩn bị. 
 	- GV: Giáo án , tập truyện An-đéc-xen.
 	- HS: Soạn bài và trả lời các câu hỏi.
c. Lên lớp.
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ.
 	- HS 1 : Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của truyện: ''Cô bé bán diêm''?
 	A. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa.
 	B. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người.
 	C. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ.
 	D. Cả ba nội dung trên đều đúng.
 	- HS 2: Để làm nổi bật tình cảnh em bé bán diêm trong đêm giao thừa, tác giả đã sử dụng NT gì? Qua đó em hiểu gì về hoàn cảnh em bé bán diêm?
III. Tiến trình bài dạy.
Thời
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
- Gọi HS đọc nội dung đoạn 2 trong SGK.
? Câu chuyện được tiếp tục nhờ chi tiết nào được lặp đi lặp lại? 
? Em bé đã quẹt diêm tất cả mấy lần? Vì sao em bé phải quẹt diêm?
- GV: Câu chuyện phát triển có sự đan xen giữa thực tế và ảo mộng giống hệt như trong một câu chuyện cổ tích. Khi ánh lửa que diêm sáng bùng lên thì thế giới tưởng tượng mơ ớc cũng xuất hiện. Nhưng chỉ trong tích tắc, ánh lửa trên đầu que diêm vụt tắt thì em bé lại trở về với cảnh hiện thực. Cảnh thực thì chỉ có một duy nhất nhưng cảnh ảo thì biến hóa 5 lần phù hợp với ớc mơ cháy bỏng của em bé .
- GV đưa câu hỏi thảo luận: 
? Mỗi lần quẹt diêm tác giả đã để cho em bé mơ thấy những gì? Sau mỗi lần mộng tưởng em bé lại trở về với thực tại của mình ntn?
? Sự sắp đặt song song giữa mộng tưởng và cảnh thực tại trong lần 1 và 2 có ‎ý nghĩa gì?
? Em suy nghĩ gì về mong ước của cô bé trong 4 lần quẹt diêm ấy?
- GV: Khi tất cả những que diêm còn lại cháy lên là lúc cô bé bán diêm thấy mình bay lên cùng bà ''chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ họ nữa''. Điều đó có ‎ý nghĩa gì?
? Qua việc phân tích em thấy cô bé bán diêm là người ntn?
- GV: Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy em bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
?Tình cảm và thái độ của mọi người khi chứng kiến cảnh tượng ấy? 
? Cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên trời đón niềm vui đầu năm thật hay cũng là ảo ảnh. Điều đó có ‎ý nghĩa gì?
? Câu chuyện ''Cô bé bán diêm'' đã để lại cho em bài học gì?
? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì khi xây dựng câu chuyện?
Yêu cầu h/s đọc ghi nhớ SGK.
- Đó là chi tiết em bé quẹt diêm.
- Em bé đã quẹt diêm 5 lần: để được sởi ấm phần nào, để được đắm chìm trong thế giới ảo ảnh do em bé tưởng tượng ra.
Thảo luận nhóm .
* Mộng tưởng
- Lần 1: Ngồi trước lò sưởi rực hồng. Mong được sưởi ấm.
- Lần 2: Bữa ăn sang trọng, ngon lành. Mong được ăn ngon.
- Lần 3: Cây thông Nô-en. Mong được vui đón Nô-en.
- Lần 4: Bà nội hiện về. Mong được che chở yêu thương.
- Lần 5: Đi theo bà.
Hoạt động cả lớp.
- Mong ước hạnh phúc chính đáng và thân phận bất hạnh của em bé.
- Sự thờ ơ, vô nhân đạo của xã hội đối với số phận bất hạnh (người nghèo).
- Là mong ước chân thành, giản dị và rất chính đáng.
- Cuộc sống chỉ là đau buồn, đói rét đối với người cùng khổ, chỉ có cái chết mới giải thoát cho họ. 
- Hạnh phúc của họ có nơi thượng đế chí nhân.
- Bị bỏ rơi, cô độc.
- Chỉ có bà và mẹ là yêu thương em nhất nhưng đã qua đời. Cha em thì nghiệt ngã, vô tâm. Xã hội lạnh lùng, thờ ơ trước số phận bất hạnh của em. 
- Làm người đọc bớt đi cảm giác bi thương để tiễn đưa cô bé lên trời với niềm vui, niềm hi vọng chợt loé sáng ...... 
- Hãy biết yêu thương những số phận bất hạnh.
- Nghệ thuật tương phản.
- Cách kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng.
2. Thực tế và mộng tưởng của cô bé bán diêm.
* Cảnh thực tại
- Về nhà sợ cha mắng.
- Những bức tường dày đặc.
- Chết trong giá lạnh.
- Bị bỏ rơi cô độc.
- Luôn khao khát sống ấm no, được yêu thương.
Mộng tưởng
- Lần 1: Ngồi trước lò sưởi rực hồng. Mong được sưởi ấm.
- Lần 2: Bữa ăn sang trọng, ngon lành. Mong được ăn ngon.
- Lần 3: Cây thông Nô-en. Mong được vui đón Nô-en.
- Lần 4: Bà nội hiện về. Mong được che chở yêu thương.
- Lần 5: Đi theo bà.
3. Cái chết của em bé bán diêm.
- Mọi ngời thờ ơ lạnh lùng .
- Chỉ có bà và mẹ là yêu thương em nhất nhưng đã qua đời. Cha em thì nghiệt ngã, vô tâm. Xã hội lạnh lùng, thờ ơ trước số phận bất hạnh của em.
* Ghi nhớ SGK/68.
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập.
? Khi thảo luận về nguyên nhân gây nên cái chết cô bé bán diêm, mỗi bạn đưa ra một ‎ý kiến khác nhau: bạn thì đổ lỗi cho người cha tàn nhẫn vô trách nhiệm, bạn thì quy tội cho người đời lạnh lùng vô tâm. Vậy ‎ý kiến của em ntn?
Hình thức thảo luận nhóm:
Hs nêu ‎ý kiến:
- Nguyên nhân cái chết.
+ Em phải sống trong gia đình thiếu tình yêu thương, người cha tàn nhẫn vô trách nhiệm.
+ Người đời lạnh lùng, vô tâm.
III. Luyện tập.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà.
1. Củng cố:
	- Trình bày mối liên hệ giữa thực tại đau khổ và mộng tưởng tươi đẹp trong các lần quẹt diêm của em bé?
	- Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết thương tâm của cô bé?
	- Để khắc hoạ đậm nét hoàn cảnh của em bé, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
	- Tại sao có thể nói: ''Cô bé bán diêm'' là một bài ca về lòng nhân ái với con người nói chung, với trẻ em nói riêng.
2. Hướng dẫn về nhà:
 	- Học thuộc ghi nhớ.
 	- Soạn bài: ''Đánh nhau với cối xay gió''.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 22.doc