Bài giảng môn học Sinh học lớp 7 - Tiết 19: Ôn tập

Bài giảng môn học Sinh học lớp 7 - Tiết 19: Ôn tập

Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh củng cố được các kiến thức đã học từ chương I đến chương III.

- Nhận biết rõ các đặc điểm có trên các tranh vẽ.

- Hiểu được chức năng phù hợp với cấu tạo.

2. Kĩ năng

- Có kĩ năng quan sát kính hiển vi thành thạo.

3. Thái độ

- Có thái độ yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy và học

- GV: Tranh vẽ các hình co trong nội dung đã học.

 

doc 52 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1111Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Sinh học lớp 7 - Tiết 19: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 31/10/2009
 Ngày dạy : 3/11/2009
Tiết 19: Ôn tập
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh củng cố được các kiến thức đã học từ chương I đến chương III.
- Nhận biết rõ các đặc điểm có trên các tranh vẽ.
- Hiểu được chức năng phù hợp với cấu tạo.
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng quan sát kính hiển vi thành thạo.
3. Thái độ
- Có thái độ yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: Tranh vẽ các hình co trong nội dung đã học.
	Kính lúp, kính hiển vi.
- HS: Chuẩn bị theo nội dung đã dặn.
III. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên tiến hành trong các hoạt động dạy học
2. Bài mới
	* GV hướng dẫn HS ôn tập theo từng chương.
	* GV gợi ý bằng các câu hỏi để HS đưa ra nội dung:
a. Chương I: Tế bào thực vật
- Kính lúp, kính hiển vi: 	
+ Đặc điểm cấu tạo.
	+ Cách sử dụng.
- Quan sát tế bào thực vật: 	
+ Làm tiêu bản (phương pháp)
+ Cách quan sát và vẽ hình.
- Cấu tạo tế bào thực vật:	
+ Tìm được các bộ phận của tế bào (trên tranh câm)
	+ Biết cách quan sát.
- Sự lớn lên và phân chia của tế bào:	
+ Tế bào lớn lên do đâu?
	+ Sự phân chia tế bào do đâu?
Yêu cầu HS: Theo em nội dung cơ bản và quan trọng nhất mà các em đã tiếp thu sau khi đã tìm hiểu và ôn tập ở chương I là gì?
b. Chương II: Rễ
- Các loại rễ, các miền của rễ: 	
+ 2 loại rễ chính: rễ cọc, rễ chùm
	+ Lấy VD
	+ Cấu tạo và chức năng miền hút của rễ
- Sự hút nước và muối khoáng của rễ:
	+ Sự cần nước và các loại muối khoáng
	+ Sự hút nước và muối khoáng của rễ do mạch gỗ
	+ Biện pháp bảo vệ cây
- Biến dạng của rễ:
	+ 4 loại rễ biến dạng: rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút
	+ Đặc điểm của từng loại rễ phù hợp với chức năng.
Yêu cầu HS: Hãy tóm lược lại nội dung cơ bản của chương II!
c. Chương III: Thân
- Cấu tạo ngoài của thân
	+ Các bộ phận cấu tạo ngoài của thân: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
	+ Các loại thân: đứng, leo, bò.
- Thân dài ra do: 
	+ Phần ngọn
	+ Vận dụng vào thực tế: bấm ngọn, tỉa cành.
- Cấu tạo trong của thân non:
	+ Đặc điểm cấu tạo (so sánh với cấu toạ trong của rễ)
	+ Đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng.
- Thân to ra do:
	+ Tầng sinh vỏ và sinh trụ
	+ Dác và ròng
	+ Xác định tuổi cây qua việc đếm số vòng gỗ
- Vận chuyển các chất trong thân:
	+ Nước và muối khoáng: mạch gỗ
	+ Chất hữu cơ: mạch rây
- Biến dạng của thân:
	+ Thân củ, thân rễ, thân mọng nước.
	+ Chức năng
* GV yêu cầu HS lần lượt trình bày các nội dung.
* GV nhận xét.
3. Kiểm tra - Đánh giá
* GV củng cố nội dung bài và đánh giá giờ học.
4. Dặn dò - Hướng dẫn về nhà
- HS học bài, ôn tập lại bài
- Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 45 phút.
 Ngày soạn: 31/10/2009
 Ngày KT : 6/11/2009
Tiết 20: Kiểm tra 
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu rõ ràng các kiến thức đã học.
- Biết cô động các kiến thức chính theo yêu cầu.
- Có thái độ nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử.
II. Đề bài
A . Trắc nghiệm(3đ)
Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng:
Câu 1: Trong các tế bào sau đây, tế bào nào có khả năng phân chia:
	a. Tế bào non; 	b. Tế bào trưởng thành; 	c. Tế bào già
Câu 2: Cây mướp thuộc loại thân:
 	a. Thân bò; 	b. Thân leo (tua cuốn); 	c. Thân leo (thân quấn)
Câu 3: Cấu tạo trong của thân non:
	a. Trụ giữa có chức năng dự trữ và tham gia quang hợp.
	b. Trụ giữa có chức năng vận chuyển chất hữu cơ, nước, muối khoáng và chất dự trữ.
	c. Trụ giữa có chức năng vận chuyển nước, muối khoáng và chứa chất dự trữ.
Câu 4: Thân cây to ra do:
	a. Tầng sinh vỏ; 	b. Tàng sinh trụ; 	c. Cả a và b
Câu 5: Câu có nội dung đúng là:
	a. Củ su hào là thân củ; 	b. Củ khoai tây là thân rễ
	c. Cây xương rồng có thân mọng nước để bảo vệ.
Câu 6: Miền hút của rễ cây có chức năng?
	a. Giúp rễ cây dài ra;	b. Chứa các chất dự trữ của cây.
	c. Hút nước và muối khoáng hoà tan nuôi cây.
B . Tự luận (7đ)
Câu 1(4đ): So sánh cấu tạo miền hút của rễ với thân non.
Câu 2(3đ): Hãy cho biết thân cây có những biến dạng như thế nào? Mô tả đặc điểm và nêu chức năng của những biến dạng đó đối với đời sống của cây.
III. Đáp án - Biểu điểm
[ Trắc nghiệm: 3đ
Câu 1: b; 	 Câu 2: b; 	 Câu 3: b; 	 Câu 4: c; 	 Câu 5: a; 	 Câu 6: c
] Tự luận: 7 điểm 
+ Câu 1: 4 diểm
+ Câu 2: 3 điểm
III. Củng cố
- GV nhận xét giờ
- Chữa bài nếu còn thời gian
IV. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Ôn tập lại các nội dung đã học.
- Chuẩn bị cho bài sau:
Mẫu vật: lá hoa hồng, lá cây đậu, dừa cạn, dây huỳnh, sen, lá lốt, kinh giới, rau muống...
 Ngày soạn: 7/11/2009
 Ngày dạy: 10/11/2009
Chương IV: Lá
Tiết 21 Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được những đặc điểm bên ngoài của lá và cách sắp xếp lá trên cây phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, cần thiết cho việc chế tạo chất hữu cơ.
- Phân biệt được 3 kiểu gân lá, phân biệt được lá đơn, lá kép.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh nhận biết.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. Chuẩn bị
- GV: Sưu tầm lá, cành có đủ chồi nách, cành có kiểu mọc lá.
- HS: Chú ý nếu có điều kiện trọng nhóm nên có đủ loại lá, cành như yêu cầu bài trước.
III. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ
- Câu hỏi SGK.
2. Bài mới
	VB: Cho biết tên các bộ phận của lá? Chức năng của lá?
Hoạt động 1: Đặc điểm bên ngoài của lá
Mục tiêu: HS biết được phiến lá đa dạng là bản rộng dẹt và có 3 loại gân lá.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Phiến lá
* GV cho HS quan sát phiến lá, thảo luận 3 vấn đề SGK trang 61, 62.
* GV quan sát các nhóm hoạt động, giúp đỡ nhóm yếu.
* GV yêu cầu HS trả lời, bổ sung cho nhau.
* GV đưa đáp án (như SGV), nhóm nào còn sai sót tự sửa chữa.
b. Gân lá
* GV cho HS quan sát lá, nghiên cứu SGK.
* GV kiểm tra từng nhóm theo mục bài tập của phần b.
? Ngoài những lá mang đi còn những lá nào có kiểu gân như thế (nếu HS không trả lời được cũng không sao)
c. Phân biệt lá đơn, lá kép
* GV yêu cầu HS quan sát mẫu, nghiên cứu SGK và phân biệt được lá đơn, lá kép.
* GV đưa câu hỏi, HS trao đổi nhóm. 
? Vì sao lá mồng tơi thuộc loại lá đơn, lá hoa hồng thuộc loại hoa kép?
* GV cho các nhóm chọn những lá đơn và lá kép trong những lá đã chuẩn bị.
* GV gọi 1 HS lên chọn ra lá đơn và lá kép trong số những lá của GV trên bàn, cho cả lớp quan sát.
* GV cho HS rút ra kết luận.
* HS đặt tất cả lá lên bàn quan sát thảo luận theo 3 câu hỏi SGK, ghi chép ý kiến thống nhất của nhóm.
- Yêu cầu: Phiến lá có nhiều hình dạng, bản dẹt... thu nhận ánh sáng.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* HS đọc mục Ê SGK, quan sát mặt dưới của lá, phân biệt đủ 3 loại gân lá.
- Đại diện 1-3 nhóm mang lá có đủ 3 loại gân lá lên trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét.
* HS quan sát cành mồng tơi, cành hoa hồng kết hợp với đọc mục Ê SGK để hoàn thành yêu cầu của GV.
Chú ý vào vị trí của trồi nách.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung của 1-2 nhóm mang cành mồng tơi và cành hoa hồng trả lời trước lớp, nhóm khác nhận xét.
- Các nhóm chọn lá đơn lá kép, trao đổi nhau giữa các nhóm ở gần.
* HS rút ra kết luận.
Tiểu kết:
Phiến lá là bản dẹt có màu sắc hình dạng, kích thước khác nhau thường có màu xanh lục.
Có 3 loại gân lá: gan hình mạng, gân hình cung và gân song song.
Có 2 loại lá: đơn và lá kép.
Hoạt động 2: Các kiểu xếp lá trên thân và cành
Mục tiêu: HS phân biệt được kiểu xếp lá và hiểu ý nghĩa sinh học của nó.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Quan sát cách mọc lá 
* GV cho HS quan sát 3 cành mang đến lớp, xác định cách xếp lá.
* Làm bài tập tại lớp
* Tìm hiểu ý nghĩa sinh học của cách xếp lá.
* GV cho HS nghiên cứu SGK tự quan sát hoặc là GV hướng dẫn như trong SGV.
* GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo 2 câu hỏi SGK trang 64.
* GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng, HS rút ra kết luận.
* HS trong nhóm quan sát 3 cành của nhóm mình đối chiếu hình 19.5 SGK trang 63, xác định 3 cách xếp lá là: mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
- Mỗi HS kẻ bảng SGk trang 63 hoàn thành vào vở (vở bài tập) bài tập.
* HS tự chữa cho nhau kết quả điền bảng.
* HS quan sát 3 cành kết hợp với hướng dẫn ở SGK trang 63.
* HS thảo luận đưa ra ý kiến: kiểu xếp lá sẽ giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
* HS trình bày kết quả trước lớp.
Tiểu kết:
- Có 3 kiểu xếp lá trên cây: mọc cách, mọc đối và mọc vòng.
- Các tầng lá trên cành xếp so le với nhau vì vậy các lá có thể nhận được nhiều ánh sáng.
3. Kiểm tra - Đánh giá
* GV sử dụng câu hỏi cuối bài để kiểm tra, HS trả lời đúng, GV đánh giá.
Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng
1. Trong các lá sau đây nhóm những lá nào có gân song song
a. Lá hành, lá nhãn, lá bưởi
b. Lá rau muống, lá cải
c. Lá lúa, lá mồng tơi, lá bí đỏ
d. Lá tre, lá lúa, lá cỏ.
Đáp án: d.
2. Trong các lá sau đây, những nhóm lá nào thuộc lá đơn
a. Lá dâm bụt, lá phượng, lá dâu
b. Lá trúc đào, lá hoa hồng, lá lốt
c. Lá ổi, lá dâu, lá trúc nhật
d. Lá hoa hồng, lá phượng, lá khế.
Đáp án: c.
4. Dặn dò - Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
 Ngày soạn:7/11/2009
 Ngày dạy: 13/11/2009
 Tiết22: Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được cấu tạo bên trong phù hợp với chức năng của phiến lá.
- Giải thích được đặc điểm màu sắc của 2 mặt phiến lá.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích say mê môn học.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh phóng to hình 20.4 SGK.
	Mô hình cấu tạo 1 phần phiến lá, đề kiểm tra photo hay viết trước vào bảng phụ.
III. Tiến trình bài giảng
 1. Kiểm tra bài cũ
- Đặc điểm cấu tạo ngoài của lá?
- Lá sắp xếp như thế nào để nhận được nhièu ánh sáng?
 2. Bài mới
Hoạt động 1: Biểu bì
Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo của biểu bì, chức năng bảo vệ và trao đổi khí.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* GV cho HS trong nhóm nghiên cứu SGK trả lời 2 câu hỏi SGK trang 65.
* GV yêu cầu HS thảo luận toàn lớp.
* GV chốt lại kiến thức đúng.
* GV có thể giải thích thêm về hoạt động đóng mở lỗ khí khi trời nắng và khi râm.
? Tại sao lỗ khí thường tập trung nhiều ở mặt dưới của lá?
* HS đọc thông tin mục Ê SGK, quan sát hình 20.2 và 20.3 trao đổi theo 2 câu hỏi SGK.
- Yêu cầu HS phải nêu được:
Biểu bì có tác dụng bảo vệ: tế bào phải xếp sát nhau.
Lỗ khí đóng mở giúp thoát hơi nước.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Tiểu kết:- Lớp tế bào biểu bì có vách ngoài dày có chức năng bảo vệ; trên đó có nhiều lỗ khí làm nhiệm vụ trao đổi khí và thoát hơi nước.
Hoạt động 2: Thịt lá
Mục tiêu: HS phân biệt được đặc điểm các lớp tế bào thịt lá phù hợp với chức năng chính của chúng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* GV giới thiệu và cho HS quan sát mô hình, hình 20.4 SGK, ng ... lí thông tin, kĩ năng hoạt động học tập nhóm, khả năng tư duy tích cực, chủ động
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, có ý thức giữ gìn và bảo vệ cây xanh.
II. Đồ dùng dạy và học
- Tranh phóng to Hình 36.1, bảng phụ (mẫu trang 116)
- Các mảnh bìa cứng ghi các số thứ tự 1,2,3,4,5,6 và a,b,c,d,e,g và bảng ghi tên các cơ quan trên cơ thể thực vật.
III. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ
? Để hạt nảy mầm cần phải có những điều kiện cần thiết nào? Lấy một ví dụ chứng tỏ.
? Những kiến thức về điều kiện nảy mầm của hạt đã được ứng dụng như thế nào trong sản xuất?
2. Bài mới
	Mở bài: Chúng ta đã được nghiên cứu những vấn đề về cây có hoa?...
i- Cây là một thể thống nhất
Hoạt động 1: Tìm hiểu:
Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Yêu cầu học sinh quan sát, nghiên cứu Hình 36.1, ghi nhận thông tin, tiến hành thảo luận, trả lời câu hỏi:
? Lên bảng chỉ ra và gọi tên các cơ quan của cây có hoa trên sơ đồ?
* Yêu cầu HS: Tiếp tục thảo luận nhóm, dựa theo thông tin bảng tổng hợp (trang 116), hoàn thành yêu cầu nhận thức bằng cách ghép các cặp số (1,2,3...) với chữ cái (a,b,c,...) cho phù hợp.
*Giáo viên lần lượt gọi HS trả lời, nhận xét, bổ sung với sự chốt lại kiến thức.
? Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với những chức năng tương ứng của các cơ quan ở cây xanh có hoa? Nhận xét về mối quan hệ giữa chúng?
*Thực hiện theo yâu cầu, hướng dẫn của thày, ghi nhận thông tin kiến thức, thảo luận rồi tiến hành trả lời.
--> Xác định và gọi tên lần lượt các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây.
*Tiếp tục thảo luận, hoàn thành các bài tập nhận thức
- Yêu cầu cần hoàn thành: Rễ (6 – a), thân (4 –b), lá (2 –e), hoa (3 –d), quả (1 –c), hạt (5 –g).
*Sau đó rút ra kết luận:
- Tất cả các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cả cây có hoa đều có cấu tạo phù hợp vời chức năng mà chúng đảm nhận.
Hoạt động 2: Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*Yêu cầu HS nghiê cứu thông tin kiến thức SGK, ghi nhớ và khái quát những vấn đề đã ghi nhận, trả lời câu hỏi:
? Hoạt động của lá chịu sự ảnh hưởng từ sự hoạt động của các cơ quan nào?
(Hãy đưa ra một dẫn chứng chứng minh)
? Sự hoạt động (tốt hay không tốt) của lá có ảnh hưởng trở lại tới thân và rễ cây như thế nào?
? Giải thích tại sao khi tưới nước xuống rễ cây nhưng thân và lá (cũng như các cơ qua khác) của cây có thể tươi tốt?
? Hãy đưa ra nhận xét của em về sự hoạt động chức năng của các cơ quan của cây có hoa?
(Giáo viên giảng giải, liên hệ)
*Thực hiện theo yâu cầu, hướng dẫn của thày, ghi nhận và khái quát thông tin kiến thức, phát biểu trả lời:
- Sự hoạt động của lá chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ dòng nước được hút lên từ rễ và được vận cuyển qua thân cây.
- Khi là họat động tốt sẽ cung cấp cho thân và rễ nhậ được đủ các chất để thực hiện chức năng. 
--> Học sinh giải thích, ghi nhớ.
* Kết luận: sự hoạt động của chức năng của các cơ quan ở cây có hoa luôn thống nhất với nhau.
Kết luận chung: SGK /Tr117
3. Kiểm tra - Đánh giá
? Trả lời 3 câu hỏi trang 117.
? Tại sao nói cây là một thể thống nhất?
4. Dặn dò - Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK, làm bài tập giải ô chữ trang 118.
- Nghiên cứu thông tin phần II/Bài 36.
Ngày soạn: ........................
Ngày dạy: .
 Tiết 44
Bài 36: tổng kết về cây có hoa (tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
-HS nêu được những đặc điểm thích nghi của thực vật ở các môi trường sống khác nhau, nêu được ý nghĩa thích nghi của các đặc điểm đó đối với thực vật
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng so sánh, phân tích, khái quát hoá thông tin; phát triển kĩ năng học tập nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu quí và bảo vệ sự đa dạng của thực vật và bảo vệ môi trường sinh thái.
II. Đồ dùng dạy và học
- Tranh vẽ phóng to Hình 36.2 à 36.5; Mẫu thật một số loại lá cây liên quan đến kiến thức của bài học.
III. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ
? Các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản của cây có hoa có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào?
? Nêu sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan của cây có hoa?
2. Bài mới
	Giới thiệu: Tiết 44- Bài 36:
ii- cây với môi trường
Hoạt động 1: Các cây sống dưới nước
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Yêu cầu HS quan sát Hình 36.2 và mẫu một số lá súng, lá rong đuôi chó, tiên hành thảo luận, phát biểu trả lời:
? Hình dạng của những lá ở mặt nước và những lá chìm hoàn toàn trong nước có sự khác nhau như thế nào? ý nghĩa thích nghi?
*Yêu cầu HS quan sát Hình 36.3, mẫu cây bèo tây à trả lời:
? Đặc điểm thích nghi với đời sống trôi nổi trên mặt nước của cây bèo tây?
? Cuống lá bèo tây ở H36.3A có gì khác với ở H36.3B? Giải thích ý nghĩa?
*Học tập theo sự hướng dẫn và yêu cầu của thày à phát biểu trả lời các câu hỏi:
- Lá ở mặt nước thường có dạng bản rộng, chìm trong nước, là thường có dạng sợi mềm mại
à HS tự giải thích và ghi nhớ.
- Trả lời à Kết luận:
- Những cây sống trôi nối thường có cuống lá phình to, xốp, nhẹ.
à Hình A: thích nghi với đời sống trôi nổi; hình B: thích nghi với đời sống ở cạn.
Hoạt động 2: Các cây sống ở cạn
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận, liên hệ sau đó trả lờ các câu hỏi:
? Đời sống của cây ở cạn chịu sự ảnh hưởng (tác động) của những yếu tố nào?
? Sống trong điều kiện khô, nhiều nắng cây có những đặc điểm gì? giải thích tại sao?
? Trong điều kiện râm mát, ẩm cây có những đặc điểm gì? giải thích tại sao?
*Yêu cầu HS liên hệ, Lấy một số ví dụ, ghi nhớ kiến thức.
*Học tập theo yêu cầu, hướng dẫn, sau đó phát biểu trả lời:
- Đời sống của cây chịu sự tác động thời tiết, khí hậu, nước, đất, động vật...
- Trong điều kiện này: cây thường mọc thấp, tán rộng, nhiều cành, rễ ăn sâu.
à HS giải thích và ghi nhớ.
- ....... cây thường vươn cao, cành lá tập trung chủ yếu trên ngọn.
à Liên hệ, lấy vd, ghi nhớ và kết luận.
Hoạt động 3: Cây sống trong những môi trường đặc biệt
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*Yêu cầu HS đọc phần 3, quan sát Hình 36.4,5 à ghi nhận và khái quát kiến thức, sau đó trả lời các câu hỏi:
? Hãy cho biết một số môi trường đặc biệt? Ví dụ về TV ở từng môi trường?
? Hãy nêu đặc điểm thích nghi của những cây sống ở môi trường đầm lầy (sa mạc), giải thích ý nghĩa thích nghi của từng đặc điểm?
*GV liên hệ và diễn giảng khắc sâu kiến thức cho HS ghi nhớ.
*HS học tập theo yêu cầu, jướng dẫn của thày à Sau đó khái quát thông tin, phát biểu ý kiến trả lời à nhận xét, bổ sung, kết luận.
- Cây sống ở đầm lầy: có hệ thống rễ chống chằng chịt.
- Cây sống ở sa mạc: thân thấp, mọng nước, bộ rễ dài, lá biến thành gai (để tận dụng tối đa nguồn nước ít ỏi...)
ú Lắng nghe, ghi nhớ.
Kết luận chung: SGK /Tr121
3. Kiểm tra - Đánh giá
* GV sử dụng các câu hỏi 1,2,3/Trang 121. Yêu cầu HS đọc mục “Em có biết”.
4. Dặn dò - Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK, làm các bài tập trong vở bài tập, chuẩn bị “rêu rớt”.
Duyệt ngày : .. tháng .. năm 20
Chương VIII- các nhóm thực vật
Ngày soạn: ........................
Ngày dạy: .
 Tiết 45
Bài 37: tảo
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm cấu tạo cùng những đặc điểm chung của Tảo, chứng tỏ rằng tảo là nhóm thực vật bậc thấp.
- Nêu được đặc điểm của một số loài Tảo thường gặp, nêu được vai trò của Tảo thường gặp.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát, so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập, yêu quý các loài thực vật.
II. Đồ dùng dạy và học
- Mẫu một số loài tảo: tảo xoắn, rong mơ, ...
- Tranh phóng to Hình 37.1 à 37.4, bảng phụ.
III. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ
? Hãy nêu đặc điểm thích nghi của những thực vật sống ở dưới nước (trên cạn và môi trường đặc biệt)?
2. Bài mới
	Mở bài: Giới thiệu tiết 45/Bài 37.
Hoạt động 1: Cấu tạo của tảo
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
VĐ1: Yêu cầu HS quan sát mẫu tảo xoắn (kết hợp với tranh vẽ H37.1), nghiên cứu thông tin SGK (1.a) à trả lời câu hỏi.
? Tảo xoắn sống ở môi trường nào? Chúng thường sống như thế nào?
*Về cấu tạo:
? Màu sắc của tảo xoắn/giải thích?
? Tế bào tảo có cấu tạo gồm những bộ phận nào?
? Sự sinh sản của tảo xoắn như thế nào?
VĐ2: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát H37.2 à phát biểu trả lời:
? Môi trường sống cùng các đặc điểm cấu tạo của rong mơ có gì khác tảo xoắn?
? Sự sinh sản của rong mơ có gì khác so với tảo xoắn?
*Yêu cầu HS lần lượt trả lời, bổ sung à rút ra kết luận.
VĐ1: Quan sát tảo xoắn: Thực hiệ theo yêu cầu của thày, ghi nhận, phát hiện thông tin kiến thức à sau đó phát biểu trả lời các câu hỏi.
à Sống ở môi trường nước ngọt (ruộng lúa, mương, ngòi nước...)
à Có màu lục (do TB chứa diệp lục).
à Gồm: Vách, màng, thể màu và nhân.
à Sinh sản vô tính (đứt đoạn) và hữu tính (tiếp hợp).
VĐ2: Quan sát rong mơ (tảo nước mặn): HS thực hiện theo yêu cầu:
à Môi trường nước mặn, có hình dạng giống như một cành cây, trong TB chứ thể màu (chưa diệp lục và sắc tố nâu).
à Sinh sản sinh dưỡng và hữu tính.
ố Theo hướng dẫn của thày HS tiến hành tự rút ra kết luận, ghi nhớ.
Hoạt động 2: Một vài tảo thường gặp khác
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình 37.3,4 à Ghi nhận, khái quát kiến thức phát biểu trả lời.
? Có thể phân chia Tảo thành những nhóm nào? (Lấy ví dụ minh hoạ)
? Vì sao người ta xếp Tảo thược giới thực vật?
? Vì sao chúng được coi là nhóm thực vật bậc thấp?
*Thực hiện viẹc học tập, ghi nhận kiến thức theo yêu cầu và hướng dẫn của thày à phát biểu ý kiến trả lời câu hỏi, sau đó rút ra kết luận.
- Tảo được phân chia thành:
+ Tảo đơn bào (tảo xoắn, tảo tiểu cầu).
+ Tảo đa bào (rong mơ, rau câu).
ú Vì trong TB chứa diệp lục và có hình thức dinh dướng tự dưỡng.
- Tảo là nhóm TVBT vì chúng chưa có rễ, thân, lá, sinh sản chủ yếu là SSVT, sống trong nước.
Hoạt động 2: Vai trò của tảo
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin à thảo luận, trả lời câu hỏi.
? Tảo có những vai trò gì trò trong tự nhiên và đời sống?
? Hãy Lấy một vài ví dụ minh hoạ?
*GV liên hệ, yêu cầu HS kết luận và ghi nhớ.
*Thực hiện theo yêu cầu, hướng dẫn àphát biểu trả lời.
- Cung cấp ôxi cho động vật thuỷ sinh.
- Làm thức ăn cho người và động vật.
- Cung cấp phân bón, nguyên liệu cho SX công nghiệp.
- Một số có thể gây hại (ô nhiễm nước, gây độc, ...).
Kết luận chung: SGK/Trang 125.
3. Kiểm tra - Đánh giá
* GV sử dụng các câu hỏi cuối bài học trong SGK trang 125.
4. Dặn dò - Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. 
- Đọc mục “Em có biết”.
- Chuẩn bị “Cây rêu tường”; nghiên cứu các thông tin b

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh.doc