Bài giảng môn Lịch sử lớp 7 - Tiết 57: Làm bài tập lịch sử

Bài giảng môn Lịch sử lớp 7 - Tiết 57: Làm bài tập lịch sử

1. Kiến thức:

- Củng cố khắc sâu cho học sinh nguyên nhân các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ thế kỷ XVI

- Anh em Tây Sơn tiêu diệt chính quyền phong kíên Trịnh- Nguyễn tiêu diệt quân Xiêm và tự phá quân Thanh

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1185Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Lịch sử lớp 7 - Tiết 57: Làm bài tập lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 57
Làm bài tập lịch sử
(phần chương V)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố khắc sâu cho học sinh nguyên nhân các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ thế kỷ XVI
- Anh em Tây Sơn tiêu diệt chính quyền phong kíên Trịnh- Nguyễn tiêu diệt quân Xiêm và tự phá quân Thanh
2. Tư tưởng:
- Giáo dục ý thức căm thù XH phong kiến thối lát. Tự hào dân tộc truyền thống chống phong kiến ngoại xâm.
3. Kỹ năng: 
-Nhận xét phân tích các biểu đồ hình ảnh, lược đồ cuộc khởi nghĩa của nông dân thế kỷ thứ XVII
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: (12 hình ảnh lược đồ SGK)
- Học sinh: Học bài, làm các bài tập trong chương V
III. Phương pháp:
Nêu vấn đề, vấn đáp
IV. Tiến trình dạy học:
1. Khởi động: (5’)
*Kiển tra:
CH: - Quang Trung đã phục hồi kinh tế như thế nào ?
	TL: 	Ban hành chiếu khuyến nông
	Giảm hoặc bãi bỏ nhiều thứ thuế cho nhân dân.
	Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải để nhân dân trao đổi hàng hóa...
* Giới thiệu bài:
- Đại Việt ở các thế kỷ XVI,XVIII đã diễn ra .Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền => Chiến tranh Nam Bắc=> Trịnh Nguyễn. Khởi nghĩa cuả nông dân đàng ngoài và phong trào tây sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến Đang trong chống Xiêm Đàng ngoài và xâm lược Thanh bài học hôm nay làm bài tập lịch sử phần chương V.
2. Bài mới: (38’)
HĐ 1: Trả lời các câu hỏi
*Mục tiêu: Qua việc trả lời các câu hỏi, hệ thống hóa khiến thức lịch sử đã học ở chương V.
*Thời gian: 25’
*Cách tiến hành:
Từ bài 22 trang 105
Đọc đoạn in ngiêng trang 106- Hết
+ Em hiểu gì về lược đồ hình 48 ?
- Khởi nghĩa của Trần Chân ở Hưng Hoá, Tây Sơn
- Khởi nghĩa của Lê Hy- Trịnh Hưng nghệ An, Thanh Hoá.
- Khởi nghĩa của Phùng Chương- Tam Đảo.
+ Tiêu biểu khởi nghĩa của Trần Cảo (Đông triều Quảng Ninh)
Phong trào khởi nghĩa của nông dân thế kỷ XVI đều bị dập tăt song có một ý nghĩa gì ?
- Góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ
+ Em hiểu gì về hình 49 di tích thành nhà Mạc- Chi Lăng, Lạng Sơn ?
- Hai tập đoàn phong kíên Nam triều => Bắc triều đánh nhau liên miên trên 50 Năm.1592 Nam triều chiếm được Thăng Long. Bắc Triều(nhà Mạc bỏ chạy lên Cao Bằng. chiến tranh Nam Bắc triều chấm dứt => Gây bao đau thương cho nhân dân.
+ Sự hình thành chính quyền phong kiến (Chúa Trịnh Đàng ngoài) chúa Nguyễn Đàng trong NTN ?
+ Em hiểu gì về hình 50 phủ chúa Trịnh ?
- Nguyễn Kim chết => con Rể là Trịnh Kiểm lên thay
- Nguyễn Hoàng là con thứ được cử vào trấn thủ ở Thuận Hoá- Quảng Nam. Hai chính quyền phong kiến Trịnh- Nguyễn hình thành Đàng trong- Đàng ngoài . Đánh nhau liên miên hơn 50 năm, không phân thắng bại. Lấy vĩ tuyến 16 sông Gianh làm gianh giới => chia hai miềm Nam-Bắc 
- Hình 50 phủ Chúa Trịnh là hình ảnh của một chính quyền phong kiến thối nát.
+ Em hiểu gì về hình ảnh hình 51?
- Thế kỷ thứ XVII nước ta xuất hiện những làng nghề thủ công nhiều sản phẩm nổi tiếng trong đó có gốm bát tràng.
+ Hình 52 muốn nói lên điều gì ?
- Một cảnh buôn bán tấp lập, nhộn nhịp của các thương nhân ta với nước ngoài tại Thăng Long.
+ Thế kỷ thứ XVIII ở nước ta Hội An tại sao là nơi buôn bán sầm uất của nước ta ?
- Gần cửa biển ra vào buôn bán rễ ràng thuận lợi 
- Cửa biển rộng tầu thuyền lớn có thể ra vào thuận lợi 
Hình 53 trang 113 Muốn nói lên điều gì ?
- Một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá truyền thống của nhân dân ta thế kỷ XVI- XVII 
+ Tượng phật bà quan âm nghìn tay nghìn mắt muốn thể hiện điều gì của nghệ nhân Việt Nam thế kỷ XVIII
- Một công trình kiến trúc điêu khắc nổi tiếng của nhân dân ta của về diêu khắc gỗ.
+ Trước sự đàn áp bóc nột của phong kiến Đàng ngoài của các cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng ngoài nổ ra.
Lược đồ hình 55.
+ Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa cuả nông dân Đàng ngoài thế kỷ XVII (Nguyễn Dương Hưng, Lê Duy Mật, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cần, Hoàng Công Chất)
+ Em hiểu gì về lược đồ hình 56 trang 121 ?
- Ba anh em Tây Sơn lúc đầu xây dựng căn cứ ở Tây Sơn thượng Đạo.
- Khi nghĩa quân đã mạnh => rút về Tây Sơn Hạ Đạo (Huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định)
+ Căn cứ lược đồ hình 57 trang 123 tường thuật diễn biến chính Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn đánh tan xâm lược => Lật đổ họ Trịnh đánh tan quân Thanh.
+ Tại sao nói trận Rạch Gầm Xoài Mút là trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử của nhân dân ta (theo lựơc đồ hình58)
+ Em hiểu gì về lược đồ hình 59 trang 129 ?
- Đêm 30 tết ta vượt sông Giáng Khẩm (Sông Đáy) diệt địch ở đồn Triều Tiên
- Đêm 3 tết ta vây đồn Hạ Hồi. 
- Đêm 5 tết ta đánh đồn Ngọc Hồi là đồn kiên cố. Thắng đồn Ngọc Hồi có ý nghĩa quyết định thấng lợi
- Cùng với tấn công Ngọc Hồi ta tấn công Đống Đa, Khương thựợng. Sầm nghi Đống tự tử . Tôn Sỹ Nghị bỏ chạy
+ Em hiểu gì vế người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ hình 60.
HĐ 2: Lập biểu đồ lịch sử phong trào Tây Sơn như sau:
*Mục tiêu: Hệ thống được các sự kiện lịch sử về phong trào Tây Sơn, hoàn thiện bài tập theo các mốc thời gian chính xác.
*Thời gian: 13’
*Cách tiến hành:
Thời gian
Sự kiện lịch sử
1771
1773
1776- 1783
1784
1/1785
6/1786
1788
1789
Ba anh em Tây Sơn xây dựng căn cứ tại Tây Sơn thượng Đạo
Tây Sơn kiểm soát được phủ Quy Nhơn
Tây Sơn hoà hoãn với quân Trịnh- đánh Nguyễn. (4lần đánh quân vào Gia Định)
Tây Sơn bắt được Chúa Nguyễn- Nguyễn ánh chạy thoát.
Xiêm xâm lược nước ta.
Tây Sơn hạ thành phú Xuân và đấnh vào Thăng Long diệt Trịnh
Quân Thanh xâm lược nước ta 
Quang Trung đại phá Phú Xuân
3. Tổng kết & HD học bài: (2’)
*Tổng kết:
- Nhắ lại nội dung cơ bản trong bài 
*HD học bài:
- Tìm hiểu Việt Nam từ đầu thế kỷ XIX
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 58
Ôn tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thửc trọng tâm cơ bản về những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược
- Tình hình kinh tế thời Lê Sơ, Giáo dục thi cử thời Lê Sơ, những thành tựu đạt được
2. Tư tưởng:
- Củng cố giáo dục truyền thống đấu tranh, kiên cường mưu trí sáng tạo của cha ông trong đấu trang chống xâm lược.
- Giáo dục ý thức gìn giữ di sản văn hoá của cha ông
3. Kỹ năng:
- Củng cố kỹ năng phân tích, đánh giá sử dụng lược đồ trong các trận chiến đấu cũng như tập dượt kỹ năng phân tích đánh giá các nhân vật lịch sử 
II. Đồ dùng:
Giáo viên: Lược đồ Chiến thắng Tốt Động- Chúc Động chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang
 - Chân dung Nguyễn Trãi
- Học sinh: Học và chuẩn bị bài theo yêu cầu.
III. Phương pháp:
Vấn đáp, thống kê, so sánh
IV. Tiến trình dạy học:
1. Khởi động:
*Kiểm tra:
* Giới thiệu bài: 
Chương IV và chương V đã học những vấn đề gì ?
Bài hôm nay ôn tập những vấn đề đó
2. Bài mới: 
+ Em hãy cho biết một vài nét về Lê Lợi?
 - Là một hào tưởng có uy tín ở Lam Sơn
 - Ông sinh năm 1385, con của một địa chủ bình dân là người yêu nước cương trực khẳng khái 
 - Trước cảnh nước mất nhà tan ông đã nuôi trí giết giặc cứu nước
Ông đã từng nói “Ta lấy quân đánh giặc không vì ham phú quý, mà muốn cho người đời sau biết rằng ta không chịu thần phục quân giặc thần ngược “
+ Câu nói của ông thể hiện điều gì ?
 - Thể hiện ý trí tự chủ của người dân Đại Việt
+ Lê Lợi đã chọn nơi nào làm căn cứ ?
Lam Sơn
+ Em cho biết một vài nét về căn cứ Lam Sơn 
 - Là căn cứ đầu tiên của ông và là quê hương
 của Lê Lợi 
(là một vùng đồi núi thấp, xen kẽ những giẳi rừng thưa và thung lũng, nằm bên tả ngạn sông Chu. Nơi có các dân tộc Mường- Thái. địa thế hiểm trở) 
+ Em hãy cho biết một vài nét về Nguyễn Trãi?
- Là người học rộng tài cao có lòng yêu nước thương dân hết mực 
+ Đầu năm 1416 Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai. Tại đây Lê Lợi đã đọc lời thề quyết cùng nhau sống chết với giặc Minh ntn?.
( Đọc in ngiêng trang 85)
+ Diễn biến chính của giai đoạn (1418- 1423) của khởi nghĩa Lam Sơn ?
- Lực lượng của nghĩa quân còn yếu . Lương thực còn thiếu thốn 
(Nguyễn Trãi nhận xét : “Cơm ăn thì sớm tối không được hai bữa, áo mặc đông hè chỉ có một manh, quân lính thì độ vài nghìn, khí giới thì thật là tay không “
- Năm 1418 nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh (lần 1) Đường tiếp tế bịc cắt đứt bị bao vây quân Minh huy động lực lượng mạnh nhằm bắt giết Lê Lợi- Lê Lai cải trang liều chết phá vòng vây cứu chủ tướng.
- 1421 quân Minh mở cuộc càn quét buộc quân ta phải rút lui lên núi Chí Linh (lần 2)
- Thiếu lương thực đói rét phải giết cả voi chiến ngựa chiến để nuôi quân 
- 1423 Để tránh các cuộc bao vây của quân Minh Lê Lợi quyết định hoà hoãn với quân Minh để có thời gian củng cố lượng lượng
- Năm 1424 sau nhiều lần dụ dỗ không được quân Minh trở mặt tấn công ta. Ta lại rút quân lên núi chí Linh ( lần 3)
+ Diễn biến chính của cuộc kháng chiến Lam Sơn giai đoạn (1424- 1426) ?
- Năm 1424 Nguyễn Chích đưa ra kế hoạch chuyển điạ bàn vào nghệ An 
- Thực hiện kế hoạch đó thoát khỏi thế bao vây => mở địa bàn hoạt động vào Nghệ An=> Tân Bình=> Thuận Hoá
- Tập kích đồn Đa Căng=> hạ thành Trà Lân => Tiêu diệt địch ở khả lưu
- Giải phóng nghệ An, Tân Bình Thuận Hoá đến đèo Hải Vân 
- Tháng 9. 1246 Lê Lợi chia làm 3 đạo quân tiến ra Bắc
- Quân ta giành nhiều trận thắng lớn địch phải cố thủ trong thành đông quan 
+ Những biện pháp của nhà Lê đã làm gì để phát triển kinh tế ?
* Về nông nghiệp:
- Giải quyết vấn đề ruộng đất 
- Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng 
- Kêu gọi nhân dân phân tán về quê làm ruộng 
- Đặt ra một số chức quan chuyên trách 
+ Đồn điền sứ 
+ Hà đê sứ
+ Khuyên nông sứ 
+ Thực hiện phép quân điền(6 năm chia lại ruộng đất một lần
* Về công thương nghiệp:
- Phát triển nhiều nghành nghề thủ công ở làng xã, Kinh Đô thăng Long 
- Nghề thủ công : kén tơ dệt lụa
- Phường thủ công ở Thăng Long: Phường nghi tám, Yên Thái.
- Các công xưởng nhà nước quản lý (Lục bách tác)
+ Nông nghiệp và thủ công nghiệp có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
- Nông nghiệp phát triển thúc đẩy nhiều nghành thủ công phát triển 
* Về thương nghiệp:
- Trong nước chợ phát triển nhà nước khuyến khích mở chợ 
- Ngoài nước vẫn được duy trì buôn bán ở một số cửa khẩu : Vân Đồn, Vạn Ninh, Hội Thống, Lạng Sơn.
+ Nhận xét về tình hình kinh tế thời Lê Sơ
ổn định và ngày càng phát triển 
+ Tình hình giảng dạy, thi cử thời Lê Sơ có đặc điểm gì ?
Nhà nước chú ý tạo điền kiện phát triển:
- Dựng lại quốc tử giám, mở nhiều trường học
- Nho giáo chiếm địa vị độc tôn 
- Thi cử chặt chẽ qua 3 kỳ thi (đã tổ chức được 2 khoa thi tiến sỹ, lấy đỗ 989 tiến sỹ 29 trạng nguyên thời Lê Thánh Tông có 501 tiến sỹ, 9 trạng nguyên người qua thi cử đào tạo được nhiều quan lại
+ Lập biểu đồ hệ thống lại các sự kiện lịch sử thời Tây Sơn?
Thời gian
Sự kiện lịch sử
1771
1773
1776- 1783
1784
1/1785
6/1786
1788
1789
Ba anh em Tây Sơn xây dựng căn cứ tại Tây Sơn thượng Đạo
Tây Sơn kiểm soát được phủ Quy Nhơn
Tây Sơn hoà hoãn với quân Trịnh- đánh Nguyễn. (4lần đánh quân vào Gia Định)
Tây Sơn bắt được Chúa Nguyễn- Nguyễn ánh chạy thoát.
Xiêm xâm lược nước ta.
Tây Sơn hạ thành phú Xuân và đấnh vào Thăng Long diệt Trịnh
Quân Thanh xâm lược nước ta 
Quang Trung đại phá Phú Xuân
+ Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền?
- Sự mục nát của triều đình phong kiến, tha hoá của tầng lớp thống trị.
- Chiến tranh phong kiến nổ ra 
- Nam Bắc Triều và Trịnh Nguyễn.
+ Quang Trung thống nhất đất nước?
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Trịnh- Nguyễn.
- Đánh tan cuộc xâm lược Xiêm Thanh
- Phục hồi kinh tế văn hoá
3. Tổng kết và HD học bài: 
*Tổng kết: 
Khái quát những nội dung chính đã ôn tập trong bài
*HD học bài: 
- Tìm hiểu trước bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài thế kỷ XVIII.
- ôn tập chi tiết, chuẩn bị tiết sau kiểm tra một tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • doclich su 7.doc