Bài giảng môn Sinh học lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Mở đầu - Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú

Bài giảng môn Sinh học lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Mở đầu - Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú

MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1.kiến thức: Giúp HS

 -Hiểu được thế giới động vật đa dạng phong phú( về loài, kích thước, về số lượng cá thể và môi trường sống).

 - Xác định được nước ta đã được thiên nhiên ưu đãi, nên có một thế giới động vật đa dạng phong phú như thế nào.

 2. Kĩ năng:

 Rèn cho HS kĩ năng nhận biết các động vật qua các hình vẽ và liên hệ thực tế.

 3. Thái độ:

 Giáo dục ý thứ học tập yêu thích môn học.

 

doc 174 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 913Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Sinh học lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Mở đầu - Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4 .09. 200
Tuần 1 Tiết 1
MỞ ĐẦU
BÀI 1: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG, PHONG PHÚ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1.kiến thức: Giúp HS
 -Hiểu được thế giới động vật đa dạng phong phú( về loài, kích thước, về số lượng cá thể và môi trường sống).
 - Xác định được nước ta đã được thiên nhiên ưu đãi, nên có một thế giới động vật đa dạng phong phú như thế nào.
 2. Kĩ năng: 
 Rèn cho HS kĩ năng nhận biết các động vật qua các hình vẽ và liên hệ thực tế.
 3. Thái độ:
 Giáo dục ý thứ học tập yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
 1.GV: - Soạn và tham khảo các tài liệu có liên quan
	 - Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúngùng
 2.HS: - Tìm hiểu trước bài học ở nhà
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Giới thiệu bài mới:
 GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức sinh học 6, vận dụng hiểu biết về động vật để trả lời câu hỏi: Sự đa dạng, phong phú của động vật được thể hiện như thế nào?
 HS: phát biểu:
 GV : Bài học hôm nay sẻ giúp các em trả lời được câu hỏi trên.
 3. Học bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung hoạt động
HĐ1: Tìm hiểu sự đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể
* Mục tiêu: HS nêu được số loài động vật rất nhiều, số cá thể trong loài lớn thể hiện qua các ví dụ cụ thể
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu kĩ H1.1 và 1.2 :
? Hiện nay sự phong phú về loài thể hiện như thế nào?
HS: Quan sát hình và thông tin sgk ’ Trả lời:
 + Số lượng loài hiện nay 1,5 triệu	
 + Kích thước khác nhau
GV: - Nhận xét
 ? Hãy kể tên loài động vật thu thập khi: 
 + kéo một mẻ lưới ở biển
 + Tác một ao cá
 + Đánh bắt ở đầm, hồ..
? Hãy kể tên các động vật tham gia vào “ bản giao hưởng” thường cất tiếng kêu suốt đêm hè trên đồng ruộng nước ta?
HS: Thảo luận nhóm ’ Nêu đuợc:
 - Dù ở ao, hồ, hay suối đều có nhiều loài khác nhau sinh sống.
 - Ban đêm thường có những loài động vật khác nhau sinh sống như: cốc, ếch, dế mèn, sâu bọ phát ra tiếng kêu.
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày’ nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 ? Em có nhận xét gì về số lượng cá thể trong đàn kiến, bầy ong, đàn bướm?
HS: - Số cá thể trong loài rất nhiều
GV: Yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của động vật.
GV thông báo thêm: Một số động vật được con người thuần hoá thành vật nuôi, có nhiều đặc điểm phù hợp với nhu cầu của can người.
HĐ2: Tìm hiểu sự đa dạng về môi trường sống
 * Mục tiêu: HS
 - Nêu được một số loài động vật thích nghi cao với môi trường sống.
 - Nêu được đặc điểm của một số loài động vật thích nghi cao với môi trường sống.
GV: Yêu câu 2 HS quan sát hình 1.3 và 1.4 ’điền vào chú thích 
HS: Cá nhân tự nghiên cứu thông tin hoàn thành bài tập 
 + Dưới nước: cá, tôm, mực
 + Trên cạn :voi, gà, hươu, chó
 + Trên không: các loài chim
GV: Yêu cầu HS thảo luận:
 ? Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực ?
 ? Nguyên nhân nào khiến động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực ?
 ? Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không ? Ví sao ? 
HS: Cá nhân vận dụng kiến thức đã có ’trao đổi nhóm ’ Yêu cầu nêu được : 
 + Chim cánh cụt có bộ lông dày xốp, lớp mỡ dưới da dày’ giữ nhiệt 
 + Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thực vật phong phú, phát triển quanh năm ’ thức ăn nhiều, nhiệt độ thích hợp
 + Ở nước ta động vật cũng đa dạng và phong phú vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. 
GV: Gọi HS phát biểu ý kiến 
HS: Đại diện nhóm trình bày ’ nhóm khác nhận xác, bổ sung.
GV: Hỏi thêm: 
? Hãy cho ví dụ để chứng minh sự phong phú về môi trường sống của động vật?
HS: Nêu được 1 số loài khác ở các môi trường như: Gấu trắng Bắc cực, Đà điểu sa mạc, cá phát sáng đáy biển, lương đáy bùn
GV: nhận xét , kết luận:
 - Yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
MỞ ĐẦU
BÀI 1: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG, PHONG PHÚ
I. Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể:
* Thế giới động vật rất đa dạng và phong phú. Chúng đa dạng về số loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống .
II. Đa dạng về môi trường sống:
* Nhờ thích nghi cao với điều kiện sống, ĐV phân bố ở khắp các môi trường như : nước mặn, nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên không, và ở ngay vùng cực băng giá quanh năm.
4. Kiểm tra, đánh giá:
 Cho Hs làm bài tập trắc nghiệm sau:
 Câu 1. Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
 Động vật có ở khắp mọi nơi do:
 a. Chúng có khả năng thích nghi cao.
 b. Sự phân bố có sẳn từ xa xưa.
 c. Do con người tác động.
 Câu 2: Hãy đánh dấu X vào câu trả lời đúng: Động vật đa dạng, phong phú do:
 a. £ Số cá thể nhiều	d. £ Động vật sống ở khắp mọi nơi trên trái đất
 b. £ Sinh sản nhanh.	e. £ Con người lai tạo, tạo ra nhiều giống mới.
 c. £ Số loài nhiều 	 g. £ Động vật di cư từ những nơi xa đến.
 ĐÁP ÁN: Câu 1: a 	Câu 2: a, c, d
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài sgk.
 - Đọc và tìm hiểu trước bài 2.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 6.09.200
Tuần 1 Tiết 2
 BÀI 2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1.Kiến thức: Giúp HS
 - Phân biệt động vật với thực vật, thấy chúng có đặc điểm chung của sinh vật, nhưng chúng 
 cũng khác nhau về một số đặc điểm cơ bản.
 - Nêu được đặc điểm của động vật để nhận biết chúng trong thiên nhiên.
 - Biết được sơ lược cách phân chia giới động vật, vai trò của động vật trong thiên nhiên và 
 trong đời sống con người.
 2.Kĩ năng: 
 Rèn luyện cho Hs kĩ năng: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và hoạt động nhóm.
 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức học tập, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
 1. GV: - Tranh phóng to Hình 2.1; 2.2 trong SGK.
 - Phiếu học tập, bảng phụ,
 2. HS: + Xem trước bài 2 ở nhà 
	 + Kẽ bảng 1 và 2 vào vở bài tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Kiểm tra bài cũ:
	? Trình bày sự đa dạng và phong phú về thế giới động vật?
	? Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú?
 2. Giới thiệu bài mới:
 ĐVĐ: ? Nếu đem so sánh con gà với cây bàng các em thấy chúng có giống nhau không?
 ’ Chúng khác nhau hoàn toàn, song chúng đều là cơ thể sống. 
 Vậy dựa vào những đặc điểm nào để phân biệt chúng?. Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời vấn đề này.
 3. Học bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung hoạt động
HĐ1: Phân biệt động vật với thực vật (15 / )
GV: Hướng dẫn HS quan sát H2.1 ’ Hình ảnh trên phản ánh đặc trưng gì?
HS: Quan sát hình ’ Tra ûlời được : 
 Hình 2.1 phản ánh các đặc trưng cơ bản của động vật và thực vật trong : cấu tạo, dinh dưỡng, di chuyển và phản xạ.
GV: Yêu cầu HS thảo luận ’ Hoàn thành nội dung bảng 1 SGK/9.
HS: Trao đổi nhóm, tìm câu trả lời.
 GV: Treo bảng phụ ( chiếu phim trong) nội dung bảng 1 ’ Yc HS lên chữa bài.
HS: Đại diện các nhóm lên ghi kết quả của nhóm ’ Các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung.
GV: Nhận xét và thông báo kết quả đúng: 
- Yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận:
 + Động vật giống thực vật ở các đặc điểm nào? 
 + Động vật khác thực vật ở các đặc điểm nào?
HS: Dựa vào kết quả của bảng 1 ’ thảo luận nhóm tìm câu trả lời.
 Đại diện nhóm trả lời ’ nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt lại:
+ Giống: cùng cấu tạo từ tế bào, cùng có khả năng sinh trưởng và phát triển (sinh sản) .
+ Khác: cấu tạo tế bào thành xenlulôzơ, chỉ sử dụng được chất hữu cơ có sẵn để nuôi cơ thể, có cơ quan di chuyển và hệ thần kinh- giác quan. 
HS: Tiếp thu kiến thức tự rút ra kết luận : 
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm chung của động vật (7’) 
GV: Yc HS làm bái tập ở mục II. SGK/10. 
HS: Chọn 3 đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật.
GV: Ghi câu trả lời lên bảng và phần bổ sung. ’ Chốt lại đáp án đúng các ô: 1,3,4.
 - YC HS tự rút ra kết luận:
HĐ3: Sơ lược phân chia giới động vật (8’)
GV: giới thiệu:
 + Giới động vật được chia thành 20 ngành, thể hiện ở hình 2.2 trong SGK.
 + Chương trình sinh học 7 chỉ học 8 ngành cơ bản.
HS: Tìm hiểu cách phân chia sơ lược về giới động vật; Quan sát H2.2 tr.12.
GV: Yc HS rút ra kết luận:
HĐ4: Tìm hiểu vai trò của động vật ( 10’)
 GV: Đặt câu hỏi:
? Động vật có lợi gì đối với đời sống con người và thiên nhiên?
? Động vật có tác hại gì cho con người?
HS: Tự liên hệ thực tê ’ phát biểu ý kiến, 
HS khác nhận xét , bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt lại:
 - Yêu cầu HS thảo luận, điền tên động vật đại diện mà em biết vào bảng 2tr.11.
HS : Trao đổi nhóm ’ hoàn thành bảng 2.
 -Đại diện nhóm lên gh ... a các ngành ĐV có quan hệ với nhau như thế nào ?
3. Học bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm ĐV
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát tranh, H182 , trả lời câu hỏi:
? Làm thế nào để biết các nhóm ĐV có mối quan hệ với nhau?
? Đánh dấu đặc điểm của lưỡng cư cổ giống với cá vây chân cổ và đặc điểm của lưỡng cư cổ giống lưỡng cư ngày nay?
HS: Quan sát hình + thông tin g Phát biểu
: 	
HS: - Di tích hoá thạch cho biết quan hệ các nhóm ĐV.
 - Lưỡng cư cổ – cá vay chân cổ có vảy, vây đuôi, nắp mang.
 - Lưỡng cư cổ – lưỡng cư ngày nay có 4 chi , 2 ngón.
- Chim cổ giống bò sát: có răng, có cánh, lông vũ.
GV: nhận xét, chốt lại
? Những đặc điểm giống và khác đó nói lên điều gì về mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật ?
HS:
GV: nhận xét, chốt lại:
HĐ2: Cây phát sinh giới ĐV
GV: Giảng giải:
 Những cơ thể có tổ chức càng giống nhau càng phản ánh quan hệ họ hàng nguồn gốc càng gần nhau.
 - Yêu cầu HS quan sát hình, đọc thông tin SGKg Thảo luận nhóm, trả lời:
? Cây phát sinh động vật biểu thị điều gì?
? Mức độ quan hệ họ hàng được thể hiện trên cây phát sinh như thế nào?
? Tại sao khi quan sát cây phát sinh lại biết được số lượng loài của nhóm động vật nào đó?
HS: Thảo luận g Phát biểu ý kiến
GV: Nhận xét, chốt lại:
? Ngành chân khớp có quan hệ họ hàng với ngành nào?
? Chim và thú có quan hệ với nhóm nào?
HS: Phát biểu g HS khác nhận xté, bổ sung:
GV: Nhận xét, Kl:
* Khi một nhóm Đv mới xuất hiện, chúng phát sinh biến dị cho phù hợp vơí môi trường và dần dần thích nghi. Ngày nay do khí hậu ổn định, mỗi loài tồn tại có cấu tạo thích nghi riêng với môi trường. 
_ Yêu cầu HS rút ra Kl:
HS: Rút ra KL:
BÀI 55: CÂY PHÁT SINH GIỚI ĐỘNG VẬT 
I. Bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm ĐV:
- Di tích hoá thạch của các ĐV cổ có nhiều đặc điểm giống ĐV ngày nay.
- Những loài ĐV mới được hình thành có những đặc điểm giống tổ tiên của chúng.
II. Cây phát sinh giới ĐV:
 Cây phát sinh giới ĐV phản ánh quan hệ họ hàng giữa cac loài sinh vật.
 4. Kiểm tra, đánh gía:
 - Cho HS trả lời câu hỏi SGK.
 - GV treo tranh cây phát sinh g Yêu cầu HS trình bày mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật.
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
 - Đọc mục “Em có biêt’”.
 - Chuẩn bị bài mới, soạn trước bài 57.
IV. RÚT KINH NFGHIỆM
Ngày soạn: 08.04.2007
Tuần 30 Tiết 60
CHƯƠNG 8: ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
BÀI 57: ĐA DẠNG SINH HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: Giúp học sinh 
- Hiểu được sự đa dạng sinh học thể hiện ở số loài, khả năng thích nghi cao của ĐV với các điều kiện sống.
2. Kỹ năng: 
	Rèn luyện cho học sinh có kỉ năng: quan sát, so sánh, hoạt động nhóm 
3. Thái độ:
	Giáo dục học sinh có lòng yêu thích môn họ, khám phá tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - Tranh phóng to H 58.1,2 ( hoặc tranh ảnh có liên quan đến bài học).
 - Bảng phụ kẽ bảng tr.157 .
2. HS:
 Đọc trước nội dung bài 57, Kẻ bảng Tr 157 vào vở bài tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Kiểm tra bài cũ :
 2. Giới thiệu bài mới: 
Gv: Cho HS nêu nơi phân bố của ĐV?
 g Vì sao ĐV phân bố ở mọi nơi ? g Tạo nên sự đa dạng sinh học. Vậy đa dạng sinh học là gì? Ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
3. Học bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu sự đa dạng sinh học
GV: Yêu cầu HS tự nghiên cứu thông tin SGK g Trả lời câu hỏi:
? Sự đa danïg sinh học thể hiện như thế nào?
? Tại sao có sự đa dạng về loài?
HS: - Đa dạng biểu thị bằng số loài.
 - ĐV thích nghi rấ cao với điều kiện sống. 
GV: Nhận xét, kl:
Yêu cầu HS rút ra kết luận :
HĐ 2: Tìm hiểu Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh:
GV: Yêu cầu HS quan sát hình Sgk + hình một số động vật môi trường đới lạnh. g Gv giới thiệu hình.
? Kể tên một số động vật ở môi trường đới lạnh?
HS: Quan sát hình. g Trả lời:
GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin + kiến thức của mình.
? Nêu những đặc điểm của khí hậu và thực vật ở môi trường đới lạnh?
? Nêu những đặc điểm cấu tạo và tập tính thích ngji của động vật ở môi trường đới lạnh?
HS: Quan sát hình + thông tin SGk g Trả lời được:
 * - Khí hậu: + Khí hậu cực lạnh, đóng băng quanh năm, mùa hè rất ngắn.
 - Thực vật: cây cối thưa thớt, thấp lùn, chỉ một số TV tồn tại.
* + Đặc điểm cấu tạo: - Bộ lông dày xốp
 - Lớp mở dưới da dày.
 - Lông màu trắng ( mùa đông).
 + Tập tính: - Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét.
 - Hoạt động về ban ngày trong mùa đông.
GV: Nhận xét, chốt lại: g Ghi ý kiến của HS lên bảng.
q- Yêu cầu HS thảo luận g Hoàn thành phiếu học tập ( diền nội dung thích hợp vào ô trống .
HS: Thảo luận nhóm g Hoàn thành bảng.
 - Đại diện nhóm trình bàyg Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt lại đáp án:
!Kết thúc cơng thức bất ngờMôi trường đới lạnh
Đặc điểm thích nghi 
Giải thích vai trò của đặc điểm thích nghi
Cấu tạo
Bộ lông dày
Giữ nhiệt cho cơ thể 
Mở dưới da daỳ 
Giữ nhiệt, dự trữ năng lượng, chống rét.
Lông màu trắng ( mùa đông
Lẫn với màu tuyết che mắt kẻ thù
Tập tính
Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét
Tiết kiệm năng lượng. 
Tránh rét, tìm nơi ấm áp.
(họat động về ban ngày trong màu hạ
Thời tiết ấm hơn
HĐ 3: Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới nóng:
Gv: 
+ Yêu cầu HS quan sát hình Sgk + hình một số động vật môi trường đới nóng. g Gv giới thiệu hình.
? Kể tên một số động vật ở môi trường đới nóng?
HS: Quan sát hình. g Trả lời:
GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin + kiến thức của mình.
? Nêu những đặc điểm của khí hậu và thực vật ở môi trường đới nóng?
? Nêu những đặc điểm cấu tạo và tập tính thích ngji của động vật ở môi trường đới nóng?
HS: Phát biểu g HS khác bổ sung:
 * + Khí hậu: - Khí hậu rất nóng và khô hạn.
 - Rất ít vực nước và phân bố xa.
 + Thực vật: Tv thấp nhỏ, xơ xác.
* Đặc điểm cấu tạo: - Chân dài
 - chân cao, móng rộng, đêm thịt dày.
 - Bướu mở lạc đà.
 - Màu lông nhạt, giống màu cát.
 + Tập tính: - Mỗi bước nhảy cao và xa. 
 - Di chuyển bằng cách quăng thân.
 - Hoạt động về ban đêm.
 - Khả năng đi xa.
 - Khả năng nhịn khác.
 - Chui rúc vào sâu trong cát
GV: Nhận xét, chốt lại:
 Yêu cầu HS thảo luận nhóm g Hoàn thành bảng ( điền nội dung thích hợp vào ô trống ) Môi trường đới nóng:
HS: Thảo luận, thống nhất ý kiến.
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả g Nhóm khác nhận xét, bổ sung:
GV: Nhận xét, chốt lại đáp án :
Môi trường đới nóng
Đặc điểm thích nghi
Giải thích vai trò
Cấu tạo
Chân dài 
Vị trí cao so với cát nóng, mỗi bước nhảy xa, hạn chế ảnh hưởng của cát nóng.
chân cao, móng rộng, đêm thịt dày.
Vị trí cơ thể cao, không bị lún, đệm thịt dày để chống nóng
Bướu mở lạc đà
Nơi dự trữ nước ( nước trao đổi chất) 
Màu lông nhạt, giống màu cát.
Giống màu môi trường.
Tập tính
- Mỗi bước nhảy cao và xa
Hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng 
Di chuyển bằng cách quăng thân.
Hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng
- Hoạt động về ban đêm
Để tránh nóng ban ngày 
- Khả năng đi xa.
Tìm nguồn nước phân bố rải rác và rất xa nhau. 
Khả năng nhịn khác.
Khí hậu quá khô. Thời gian để tìm nơi có nước lâu 
Chui rúc vào sâu trong cát
Chống nóng
Gv: Yêu cầu HS trả lời:
? So sánh đặc điểm khí hậu và giới thực vật ở môi trường đới lạnh và đới nóng? 
 ? So sánh đặc điểm thích nghi của động vật hoang mạc với động vật đới lạnh? 
? Em nhận xét gì về cấu tạo và tập tính của môi trường đới lạnh và đới nóng? ( Cấu tạo và tập tính thích nghi cao độ với môi trường)
? Vì sao động vật ở 2 vùng này số loài động vật lại ít? ( Đa số đv không sống được, chỉ có một số loài có cấu tạo đặc biệt thích nghi).
? Nhận xét về mức độ đa dạng của ĐV ở 2 môi trường này?
( Mức độ đa dạng thấp.)
 HS: trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét, chốt lại:
BÀI 57: ĐA DẠNG SINH HỌC
I. Sự đa dạng sinh học:
 Sự đa dạng sinh học biểu thị bằng số lượng loài.
- Sự đa dạng loài là do khả năng thích nghi của động vật với điều kiện sống khác nhau.
II. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh:
- Khí hậu cực lạnh, đóng băng quanh năm, mùa hè rất ngắn.
- Cây cối thưa thớt, thấp lùn
+ Cấu tạo: - Bộ lông dày xốp
 - Lớp mở dưới da dày.
 - Lông màu trắng ( mùa đông).
 + Tập tính: - Ngủ đông hoặc di cư tránh rét.
 - Hoạt động về ban ngày trong mùa đông.
III. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới nóng:
- Khí hậu rất nóng và khô hạn.
 - Rất ít vực nước và phân bố xa.
- Tv thấp nhỏ, xơ xác.
* Cấu tạo: - Chân dài
 - chân cao, móng rộng, đêm thịt dày.
 - Bướu mở lạc đà.
 - Màu lông nhạt, giống màu cát.
 + Tập tính: - Mỗi bước nhảy cao và xa. 
 - Di chuyển bằng cách quăng thân.
 - Hoạt động về ban đêm.
 - Khả năng đi xa.
 - Khả năng nhịn khác.
 - Chui rúc vào sâu trong cát.
 4. Kiểm tra, đánh giá:
Gv cho Hs trả lời câu hỏi TN
 1. Chọn những đặc điểm của gấu trắng thích nghi với môi trường đới lạnh.
a. Bộ lông màu trắng.	e . Bộ lông đổi màu trong mùa hè.
b. Thức ăn chủ yếu là động vật.	f . Ngủ suốt mùa đông 
c. Di cư về mùa đông.
d. Lớp mở dưới d arất dày.
 2. Chuột nhảy ở hoang mạc đới nóng có chân dài để:
a. Đào bới 	b. Tìm nguồn nước 	c . cơ thể cao so với mặt cát nóng và nhảy xa.
ĐÁP ÁN: 1- a, d, f 	2 – c
 5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Đọc mục “Em có biết ”.
- Chuẩn bị bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 7.doc