Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 12: Độ to của âm

Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 12: Độ to của âm

Câu 1: Biên độ dao động của vật là :A- Tốc độ dao động của vật.B- Vận tốc truyền dao động.C- Độ lệch lớn nhất khi vật dao động.D- Tần số dao động của vật.

Câu 2: Khi biên độ dao động càng lớn thì :A- Âm phát ra càng to B- Âm phát ra càng nhỏ.C- Âm càng bổng D- Âm càng trầm.

 

pdf 4 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2884Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 - 12: Độ to của âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 62
 ĐỘ TO CỦA ÂM 
 Tại sao khi gẩy đàn mạnh hoặc nhẹ, tai ta 
nghe tiếng đàn phát ra to, nhỏ khác nhau ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 63 
Câu 1: Biên độ dao động của vật là : 
 A- Tốc độ dao động của vật. 
 B- Vận tốc truyền dao động. 
 C- Độ lệch lớn nhất khi vật dao động. 
 D- Tần số dao động của vật. 
Câu 2: Khi biên độ dao động càng lớn thì : 
 A- Âm phát ra càng to B- Âm phát ra càng nhỏ. 
 C- Âm càng bổng D- Âm càng trầm. 
Câu 3: Tiếng ồn trong sân trường vào giờ ra chơi cỡ vào khoảng: 
 A- 20 dB B- 60 dB. 
 C- 5 dB D- 120 dB. 
Câu 4: Ngưỡng đau có thể làm điếc tai là là: 
 A- 60 dB B- 100 dB. 
 C- 130 dB D- 150 dB. 
Câu 5: Gẩy vào dây đàn ghi - ta. Em hãy nhận xét khi nào tiếng đàn sẽ phát ra 
càng lớn ? 
Câu 6: Hãy sắp xếp độ to của âm theo thứ tự giảm dần. 
 Tiếng động cơ máy bay phản lực – tiếng ồn rất to ngoài phố – tiếng 
nhạc to – tiếng nói thì thầm – tiếng sét – tiếng nói chuyện bình thường. 
Câu 7: Em hãy ước lượng và chọn các giá trị độ to của âm (ở cột bên trái) cho 
phù hợp với số liệu đã cho (ở cột bên phải) : 
Nguồn âm Độ to 
1-Trong phòng học bình thường 
2- Tiếng nói chuyện trong phòng 
3- Xe tải đang chạy 
4- Động cơ phản lực 
5- Xưởng cưa đang hoạt động 
A- 100 dB 
B- 140 dB 
C- 55 dB 
D- 85 dB 
E- 40 dB 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 64
Câu 8: Đơn vị độ to không cộng với nhau theo 
cách thông thường. 
Một chiếc kèn hoạt động có độ to 60 dB thì 
hai chiếc kèn sẽ có độ to là 63 dB chứ không 
phải 120 dB! Nói cách khác, nếu có hai nguồn 
âm như nhau thì sẽ làm độ to tăng lên 3dB. 
Hỏi cần bao nhiêu chiếc kèn để độ to là 69dB ? 
- Biên độ dao động càng lớn, âm phát ra 
càng to. 
- Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben, kí hiệu 
là dB. 
Loa là một thiết 
bị dùng để làm 
tăng độ to của âm 
thanh. Cấu tạo 
chính của loa là 
một màng dao 
động. 
Tín hiệu được đưa 
vào hai dây điện 
của loa. 
Biên độ dao động cùa màng loa càng lớn, âm 
phát ra càng to. 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 7 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
 65 
 Ước lượng độ to một vài âm thanh. 
 Một người bạn đứng cách em 1m ở trong 
phòng rất im lặng. Người bạn này vuốt tay trên tờ 
giấy càng lúc càng mạnh. Khi em bắt đầu nghe 
tiếng vuốt, thì độ to của âm là 0dB. 
 Em thả một chiếc lá rơi, âm thanh khi lá chạm 
đất có độ to 10 dB. 
Câu 1: C 
Câu 2: A 
Câu 3: B 
Câu 4: C 
Câu 5: Âm phát ra càng lớn nếu thùng đàn dao động càng mạnh. 
Câu 6: Tiếng động cơ máy bay phản lực – tiếng sét - tiếng ồn rất to ngoài 
phố - tiếng nhạc to - tiếng nói chuyện bình thường- tiếng nói thì thầm. 
Câu 7: 1E, 2C, 3D, 4B, 5A. 
Câu 8: Nếu có hai chiếc kèn cùng phát ra âm thanh thì độ to tăng thêm 3dB, 
4 chiếc thì tăng 6dB và 8 chiếc thì tăng 9 dB. Vậy cần 8 chiếc kèn cùng phát 
ra âm thanh để có độ to 69 dB. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf12-Do to cua am-.pdf