Giáo án giảng dạy Vật lý 7 tiết 14: Môi trường truyền âm

Giáo án giảng dạy Vật lý 7 tiết 14: Môi trường truyền âm

TIẾT 14: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Kể được tên được 1số môi trường truyền âm và không truyền được âm

- Nêu được 1số ví dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau như : rắn , lỏng ,khí

- Biết tìm phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm biên độ dao động càng nhỏ - âm càng nhỏ

2. Kỹ năng:

 Có kỹ năng quan sát và làm thí nghiệm

3. Thái độ:

Trung thực , yêu thích bộ môn , có ý thức vận dụng vào thực tế.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 987Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy Vật lý 7 tiết 14: Môi trường truyền âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/11/2010 
Ngày giảng: 7A1 26/11/2010
	7A2 04/12/2010
tiết 14: môi trường truyền âm 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Kể được tên được 1số môi trường truyền âm và không truyền được âm
- Nêu được 1số ví dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau như : rắn , lỏng ,khí 
- Biết tìm phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm biên độ dao động càng nhỏ - âm càng nhỏ 
2. Kỹ năng:
 Có kỹ năng quan sát và làm thí nghiệm
3. Thái độ:
Trung thực , yêu thích bộ môn , có ý thức vận dụng vào thực tế.
II. Chuẩn bị:
Cho cả lớp: +1 bình nước ; +1nguồn âm.; +Bảng phụ.
Cho mỗi nhóm : +2 trống có giá đỡ; +2 quả cầu bấc ; +Dùi trống.
III. Phương pháp:
	- Thuyết trình
	- Vấn đáp.
	- Hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình:
1. ổn định:(1p)
- 7A1:
- 7A2:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5p)
? Độ to của âm phụ thuộc vào nguồn âm như thế nào ?
3. Bài mới:
ĐVĐ: Ngày xưa , để phát hiện tiếng vó ngựa từ xa , người ta áp tai xuống đất.Tại sao lại như vậy?
Hoạt động 1: Nghiên cứu môi trường truyền âm (25p)
MT: Kể được tên được 1số môi trường truyền âm và không truyền được âm
ĐDDH: +1 bình nước ; +1nguồn âm; +Bảng phụ.
 +2 trống có giá đỡ; +2 quả cầu bấc ; +Dùi trống.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 - Y/c HS đọc thầm TN 1 trong 1’.
- Hướng đẫn HS làm TN .
- Y/c các nhóm làm TN và trả lời C1 và C2.
- Quan sát HS làm TN ,nhắc nhở uốn nắn HS các nhóm.
? Qua TN trên em rút ra nhận xét gì?
- Y/c HS làm TN2 theo nhóm bàn.
? Qua TN 1 em trả lời C3 ?
? Đọc thầm TN 2 và cho biết TN cần những dụng cụ gì ?
? Ta phải tiến hành TN như thế nào ?
- Làm TN SGK .
? Qua TN em có nhận xét gì ?
? 1em trả lời C4 ?
- Như vậy âm truyền qua 3 môi trường rắn, lỏng ,khí .Còn môi trường chân không thì sao ?
- TB thí nghiệm 3 .
? Như vậy âm có truyền được trong chân không hay không ?
? Qua các TN trên em rút ra KL gì ?
- Chốt khắc sâu :các môi trường truyền âm.
? Khi nghe ti vi ở trong nhà ,và tiếng ti vi nhà hàng xóm em thấy hiện tượng 
gì ?
- TB vận tốc truyền âm .
? 1em trả lời C6 ?	
? Hãy giải thích tại sao trong TN2 bạn đứng không nghe thấy, mà bạn áp tai xuống bàn lại nghe thấy âm ?
- Chốt : Vận tốc truyền âm
- Đọc SGK.
- HĐ nhóm làm TN, và trả lời câu hỏi.
C1. Quả cầu dao động chứng tỏ âm đã được không khí truyền từ mặt trống 1 đến mặt trống 2.
C2 Biên độ dao động của quả cầu2 nhỏ hơn.Chứng tỏ càng xa âm càng nhỏ.
- Âm truyền qua môi trường không khí.
- Làm TN và trả lời câu hỏi 
C3 Môi trường chất rắn
 - Đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- Quan sát TN 
- Âm truyền qua môi trường chất lỏng .
C4 . Âm truyền đến tai ta qua môi trường rắn lỏng khí
 C5 Môi trường chân không không truyền âm.
- Điền bảng phụ hoàn thiện KL.
C6 Thép truyền âm nhanh nhất ,không khí truyền âm kém nhất.
Hoạt động 2: Vận dụng(11p)
MT: Vận dụng các kiến thức vừa học để giải thích các hiện tượng đơn giản 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Y/c HS trả lời C7 và C8
- Chuẩn xác,và khắc sâu cho HS.
- Cho HS trả lời C9 C10.
C7 . Truyền qua môi trường không khí
C8 . Khi đi câu người trên bờ phải đi nhẹ để cá không nghe thấy tiếng động, nó không bơi đi
C9 . Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn 
C10. Vì giữa họ bị ngăn cách bởi chân không
4. Củng cố:(2p)
? Qua bài học hôm nay em cần ghi nhớ điều gì ?
- TB ghi nhớ và khắc sâu .
5. Hướng dẫn về nhà: (1p)
 - Học thuộc phần ghi nhớ
 - Đọc phần có thể em chưa biết và trả lời câu hỏi :âm không truyền được trong chân không, vì sao ?
 - Xem trước bài 14 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet14.doc