Đề cương ôn tập Vật lí 7 - Học kì II

Đề cương ôn tập Vật lí 7 - Học kì II

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 7 - HỌC KÌ II , NĂM HỌC 2010-2011

A. LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TRONG SGK:

- Soạn ra vở và học thuộc lòng các nội dung rút ra kết luận và ghi nhớ, các bài từ 17-> 29 SGK.

- Làm lại các BT trong SBT từ bài 24 -> 28.

B. BÀI TẬP TỔNG HỢP :( Soạn tiếp vào vở soạn đề cương hoặc vở bài tập để nộp.)

 I)- Bài tập định tính :

1/ Có mấy loại điện tích ? Chúng tương tác nhau như thế nào? Chúng thường tồn tại ở đâu ?

2/ Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử và nêu y nghĩa của từ “electron”?

3/ Dòng điện là gì ? Dòng điện trong dây kim loại là gì ?Nêu quy ước về chiều của dòng điện ?

4/ Hãy nêu các tác dụng của dòng điện, mỗi tác dụng nêu một ví dụ ? Hãy nêu cách mạ bạc (hoặc mạ đồng ) cho một chiếc cốc sắt ?

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 994Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Vật lí 7 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Huỳnh Khương Ninh – Tp Vũng Tàu
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 7 - HỌC KÌ II , NĂM HỌC 2010-2011
A. LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TRONG SGK:
- Soạn ra vở và học thuộc lòng các nội dung rút ra kết luận và ghi nhớ, các bài từ 17-> 29 SGK.
- Làm lại các BT trong SBT từ bài 24 -> 28.
B. BÀI TẬP TỔNG HỢP :( Soạn tiếp vào vở soạn đề cương hoặc vở bài tập để nộp.) 
 I)- Bài tập định tính : 
1/ Có mấy loại điện tích ? Chúng tương tác nhau như thế nào? Chúng thường tồn tại ở đâu ?
2/ Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử và nêu yÙ nghĩa của từ “electron”?
3/ Dòng điện là gì ? Dòng điện trong dây kim loại là gì ?Nêu quy ước về chiều của dòng điện ?
4/ Hãy nêu các tác dụng của dòng điện, mỗi tác dụng nêu một ví dụ ? Hãy nêu cách mạ bạc (hoặc mạ đồng ) cho một chiếc cốc sắt ?
5/ Hãy cho biết : Ký hiệu, đơn vị tính , dụng cụ đo và cách mắc dụng cụ đo đó như thế nào vào mạch điện để đo : a/ Cường độ dòng điện ; b/ Hiệu điện thế giữa 2 đầu một dụng cụ điện.
6/ Kết quả thực hành đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn của một nhóm học sinh lớp 7 là : 1,4A; 1,6A; 1,2A; 1,5A. Hãy cho biết các bạn đó dùng dụng cụ nào để đo và dụng cụ đó có GHĐ, ĐCNN bằng bao nhiêu ? Tại sao ?
7/ Hãy phân biệt ý nghĩa của số vôn ghi trên nguồn điện và số vôn ghi trên các bóng đèn ?
8/ Nêu đặc điểm, tính chất của cường độ dòng điện , của hiệu điện thế và công thức liên hệ giữa các hiệu điện thế hoặc giữa các cường độ dòng điện trong mạch điện ở các trường hợp:
 a/ Mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp . 
 b/ Mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song.
9/ Hãy nêu giới hạn nguy hiểm của cường độ dòng điện chạy qua cơ thể người và nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện ?
10/ Khi thực hành đo cường độ dòng điện chạy qua một mạch điện, em dùng dụng cụ gì để đo ? Để dụng cụ đo này không bị hỏng, em cần chọn GHĐ hay ĐCNN phù hợp ? Khi đóng khóa K nếu kim quay ngược thì em phải làm như thế nào ? 
11/. Hãy phân biệt ý nghĩa của số vôn ghi trên nguồn điện và số vôn ghi trên các bóng đèn ?
12/. Thế nào là êlectron tự do ? Dòng điện trong dây kim loại là gì ?
13/. Mạch điện kín và điều khiển được, gồm tối thiểu những dụng cụ điện nào? 
14/. Dòng điện là gì ? Nêu quy ước về chiều của dòng điện ?
15/. Hãy nêu cách mạ bạc (mạ đồng ) cho một chiếc cốc sắt ?
16/. Hãy cho biết : Ký hiệu, đơn vị tính , dụng cụ đo và cách mắc dụng cụ đo đó như thế nào vào mạch điện để đo : 
Cường độ dòng điện qua bóng đèn. 
Hiệu điện thế giữa 2 đầu một bóng đèn.
17/. Nêu đặc điểm, tính chất của cường độ dòng điện , của hiệu điện thế trong mạch điện :
 a) Mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp . 
 b) Mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song.
18/. Hãy nêu giới hạn nguy hiểm của dòng điện chạy qua cơ thể người và các quy tắc an toàn khi sử dụng điện ? 
19*/. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm có bộ pin , hai đèn Đ1 , Đ2 và khoá K thoả mãn yêu cầu : K ngắt (mở ), cả hai đèn đều sáng . K đóng thì chỉ có đèn Đ2 tắt . Biết rằng, khi 2 đầu thiết bị điện nào bị nối tắt thì thiết bị điện đó không hoạt động.
20*/. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm có bộ nguồn 2 pin , một chuông điện ( ), một đèn Đ và 2 khoá K1 , K2 sao cho phải thoả đồng thời các yêu cầu sau : 
 Khi K1, K2 cùng đóng thì đèn Đ sáng và chuông reo ; Nhưng khi K1 , K2 cùng ngắt hoặc chỉ có K1 ngắt thì đèn tắt và chuông không reo. Và nếu K1 đóng và K2 ngắt thì chỉ có đèn Đ sáng.
21/. Trong cơn dông lúc trời sắp mưa thường có sấm chớp. Sấm chớp là hiện tượng do sự nhiễm điện, vận dụng kiến thức đã học, em hãy giải thích hiện tượng này ?
22/. Cho mạch điện như hình vẽ . Vẽ lại sơ đồ mạch điện, có chiều dòng 
điện và cho biết đèn nào sáng, đèn nào không sáng trong 3 trường hợp sau :
 a/ Khi K1 đóng , K2 mở (ngắt).
 b/ Khi K1 , K2 cùng đóng .
 c/ Khi K1 ngắt, K2 đóng.
23/. Trong phòng thí nghiệm , một học sinh đã lắp sơ đồ mạch điện như 
P
hình vẽ . P là các pin , K là khoá ( công tắc ) , Đ là bóng đèn . 
 a/-Hãy cho biết chỗ sai của mạch điện . 
 b/-Vẽ lại sơ đồ mạch điện khi đã mắc đúng , đóng khoá K và vẽ chiều dòng 
điện chạy qua mạch điện trên.
24/. Cho hình vẽ mặt số của một dụng cụ đo:
a) Đây là dụng cụ đo đại lượng nào ? Vì sao em biết ? Cách mắc dụng cụ đo này như thế nào vào mạch điện như thế nào để đo đại lượng đó ?
b) Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo này ở thang đo  ? Vì sao ?
c) Hãy đọc và ghi giá trị đo của dụng cụ đo này ứng với 2 vị trí của kim chỉ thị trên hình ở thang đo trên ? 
25/. Cho hình vẽ mặt số của một Ampe kế . Hãy cho biết GHĐ , ĐCNN và số 
chỉ của dụng cụ đo ở : 
Vị trí (2) của thang đo 3A .
Vị trí (1) của thang đo 0,6 A .
26/. Có hai quả cầu nhôm nhẹ A và B được treo bởi hai sợi tơ mảnh tại cùng một 
điểm, quả cầu A nhiễm điện (+) và chúng đẩy nhau như hình vẽ. 
 a/ Quả cầu B có nhiễm điện không ? Nếu có thì nhiễm điện loại gì ? Vì sao ?
 b/ Nếu dùng tay chạm vào quả cầu A thì có hiện tượng gì xảy ra tiếp theo ? 
27/. Có 4 nguồn điện loại 9V, 6V, 3V , 1,5V ; 1 công-tắc và 2 bóng đèn pin loại 
1,5V. Có mấy cách mắc vào những nguồn nào kể trên để các đèn sáng bình 
thường ? Vẽ sơ đồ mỗi cách mắc ?
 II)- Bài tập định lượng: 
1/. Sắp xếp các cường độ dòng điện sau đây theo thứ tự giảm dần :
4mA; 0.02A ; 250mA; 0.4A; 0.08A; 2,5A; 40mA.
2/. Sắp xếp các hiệu điện thế sau đây theo thứ tự tăng dần :
0,05kV ; 13V ; 0,6V ; 390V ; 354mV ; 1,97kV ; 4600V .
3*/. Cho mạch điện như hình vẽ : Biết vôn kế chỉ 2,8V , ampe 
kế A2 chỉ 0,34A và ampe kế A3 chỉ 0,72A.
a. Vẽ ký hiệu chốt (+), (-) ở các ampe kế, vôn kế. Đóng K, vẽ chiều
dòng điện chạy trong mạch. 
b. Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn là bao nhiêu ?
c. Tìm số chỉ của ampe kế A1.
d. Nếu một trong hai đèn bị đứt thì đèn còn lại có sáng không ? Vì sao ?
4*/. Một mạch điện gồm một nguồn điện 2 pin mắc nối tiếp, một khóa K , hai bóng đèn pin, một ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện qua đèn, dây nối : Các thiết bị điện này mắc nối tiếp với nhau; Và mắc vôn kế V1 để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1, vôn kế V2 đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2. 
a. Vẽ sơ đồ mạch điện sao cho thỏa mãn đúng các yêu cầu trên .
 b. Tính hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện ? Biết rằng khi đóng khoá K, số chỉ của vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1, đèn 2 lần lượt là 1,2 V ; 1,8 V.
c. Cường độ dòng điện chạy qua đèn 1 là bao nhiêu ? Biết số chỉ ampe kế là 0,42 A.
5*/. Cho mạch điện như sơ đồ : Số chỉ của ampe kế là 460mA; Số chỉ của vôn kế V2 và V lần lượt là : 0,7V; 2,7V.
 a) Vẽ chiều dòng điện và điền chốt (+), (-) cho các dụng cụ đo .
So sánh cường độ dòng điện chạy qua mỗi bóng đèn ?
 b) Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn Đ1.
 c) Nếu một trong hai đèn bị đứt bóng, đèn còn lại sẽ thế nào ? Vì sao?
 d) Nếu thay nguồn điện trong mạch điện trên bởi nguồn điện mới và 
số chỉ của vôn kế mắc giữa 2 đầu nguồn điện khi đó là 8,1V thì hiệu 
điện thế giữa 2 đầu mỗi bóng đèn bấy giờ là bao nhiêu ?
6/. Cho hình vẽ như hình bên:
a) Đây là mặt số của dụng cụ đo nào ? Vì sao em biết ? 
b) Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo này ? Vì sao ?
c) Ghi giá trị đo của dụng cụ đo này ứng với 2 vị trí của kim 
chỉ thị trên hình ? 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong ON THI Ly7 HK2 1011.doc