Đề tài Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc học yếu bộ môn địa lí của học sinh và một số biện pháp khắc phục

Đề tài Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc học yếu bộ môn địa lí của học sinh và một số biện pháp khắc phục

Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỉ thuật và công nghệ đã đòi hỏi con người muốn thích ứn g với nhịp độ phát triển đó, thì phải đạt một trình độ nhất định, vì thế nền giáo dục thế giới nói chung và việt nam nói riêng đã không ngừng phát triển nhằm nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ tri thức có trình độ, phẩm chất tốt để phát minh và sử dụng các thành tựu khoa học, kỉ thuật. Hiện nay các ngành khoa học tự nhiên và và xã hội đều có vị trí quan trọng trong đời sống con người

doc 18 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1277Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc học yếu bộ môn địa lí của học sinh và một số biện pháp khắc phục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỉ thuật và công nghệ đã đòi hỏi con người muốn thích ứn g với nhịp độ phát triển đó, thì phải đạt một trình độ nhất định, vì thế nền giáo dục thế giới nói chung và việt nam nói riêng đã không ngừng phát triển nhằm nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ tri thức có trình độ, phẩm chất tốt để phát minh và sử dụng các thành tựu khoa học, kỉ thuật. Hiện nay các ngành khoa học tự nhiên và và xã hội đều có vị trí quan trọng trong đời sống con người. Chính vì vậy ở các trường phổ thông các em được học xen kẽ các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Song trên thực tế vẫn có nhận thức không đúng về vị trí và vai trò của mỗi môn học điều đó dẫn đến sự phân biệt giữa các môn học tự nhiên và xã hội tình trạng này diễn ra phổ biến ở các trường phổ thông , đặc biệt môn học địa lí vẫn còn bị những quan niệm sai lầm cho rằng đây là môn học phụ. Tư tưởng này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. mà như chúng ta đã biết môn địa lí trong nhà trường THCS góp phần làm cho học sinh có những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về trái đất- Môi trường sống của con người, về những hoạt động của loài người trên phạm vi quốc tế và quốc gia . Bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng tình cảm đúng đắn và làm quen với việc vận dụng những kiến thức địa lí để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu đất nước và xu thế của thời đại. Qua đây chúng ta cũng thấy rất rõ vị trí, vai trò của môn địa lí cũng rất quan trọng vì vậy chúng ta cần nâng cao chất lượng dạy và học ở môn địa lí. Vì qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy ở hầu hết các khối lớp vẫn còn tình trạng học sinh xếp học lực yếu ở bộ môn này, và đây quả là vấn đề rất nan giải cần khắc phục. Như người ta thường nói muốn chữa khỏi bệnh thì phải tìm ra nguyên căn của bệnh, vì vậy muốn khắc phục được vấn đề này thì đòi hỏi giáo viên dạy bộ môn địa lí phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc học yếu kém của học sinh và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học môn này của học sinh, và đây cũng là lí do mà tôi chọn đề tài này.
 B. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT 
I. Thực trạng việc học yếu kém môn địa lí ở trường THCS Cao Bá Quát
Trường THCS Cao Bá Quát là một trường nằm ở trung tâm thị trấn huyện Chư Sê, đây là một trường điểm của huyện. Trường có 42 giáo viên và 914 học sinh với tổng số 23 lớp nhìn chung các lớp có lực học tương đối tốt về bộ môn địa lí. Tuy nhiên vẫn còn một số lượng khá đông học sinh có lực học yếu ở bộ môn này. Cụ thể năm học 2007-2008 toàn trường có 40 học sinh xếp loại học lực yếu ở bộ môn địa lí ( chiếm tỉ lệ 4,4 % ) . Để khắc phục được tình trạng này quả là vấn đề hết sức cần thiết đối với đội ngũ giáo viên của trường Cao Bá Quát nói chung và giáo viên trực tiếp giảng dạy môn địa lí nói riêng. Để làm tốt công việc này đòi chúng ta phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến lực học yếu của các em ở bộ môn địa lí và từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạy- học môn này.
II. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc học yếu kém của học sinh và giải pháp khắc phục
1.Nguyên nhân chủ quan và biện pháp khắc phục
 a.Nhận thức của học sinh về việc học tập bộ môn địa lí.
 * Nguyên nhân
 Để tìm hiểu nhận thức của 40 học sinh có lực học yếu bộ môn địa lí trong trường tôi tiến hành phát phiếu điều tra với nội dung sau:
 H: Em có nhận thức thế nào về bộ môn địa lí ? Và kết quả thu được là:
Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Không quan trọng
40 HS có lực học yếu
số lượng
%
số lượng
%
số lượng
%
số lượng
%
0
0 
1
2,5
3
7,5
36
90
 Qua bảng kiểm tra nhận thức của học sinh về bộ môn địa lí ta thấy rằng số học sinh có nhận thức đúng đắn về bộ môn địa lí là quan trọng chỉ chiếm tỉ lệ 2,5 % đây quả là con số quá nhỏ. Trong khi đó có tới 90 % học sinh cho rằng đây là môn học phụ, không quan trọng. Đây quả là một nhận thức hoàn toàn sai lầm của các em về môn học địa lí. Sở dĩ các em nhận thức sai về vai trò ,vị trí môn học là do các em chưa thấy được tầm quan trọng của môn địa lí.
Biện pháp
 Từ những nhận thức sai lầm về môn học nên các em có kết quả học yếu kém đối với môn học là điều tất yếu. Do đó giáo viên cần nắm bắt kịp thời những nhận thức chưa đúng về môn học của các em và kịp thời uốn ắn nhằm giúp các em nhận thức đúng về vị trí và vai trò của môn học địa lí để các em đạt được kết quả tốt trong học tập. Cụ thể qua từng tiết học giáo viên phải làm cho học sinh thấy được tiết học đó học được những gì, và áp dụng trong cuộc sống như thế nào. Từ đó giáo dục học sinh có thái độ phù hợp với hoàn cảnh và quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội. Nếu làm được như vậy thì học sinh sẽ thấy được môn địa lí là một môn học quan trọng và nó là môn học giúp các em dễ dàng thích ứng được trong cuộc về mặt tự nhiên cũng như xã hội.
Ví dụ: Khi dạy bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa ở phần địa lí 7, ở bài này giáo viên cần cho học sinh nắm được đặc điểm tự nhiên của môi trường này và từ đó giải thích các hiện tượng xung quanh mình, sau đó giáo viên giúp học sinh thấy được từ phần kiến thức các em vừa nắm được các em sẽ áp dụng vào cuộc sống như thế nào? cụ thể địa bàn huyện Chư sê là một huyện có đặc điểm khí hậu chia làm hai mùa là mùa nắng và mùa mưa với hai mùa như thế thì chúng ta sẽ tiến hành sản xuất nông nghiệp ra sao? Và có thói quen sinh hoạt hàng ngày như thế nào cho nó phù hợp? Với các đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa như vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường sống? 
 a.Hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn địa lí 
 * Nguyên nhân
 Để tìm hiểu xem những học sinh có lực học yếu bộ môn địa lí có hứng thú như thế nào đối vối bộ môn học này . tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra với nội dung như sau
 H: Em cảm giác gì khi học môn địa lí? Và kết quả thu được là: 
Mức độ
Rất thích
thích
Không thích
40 HS có lực học yếu
số lượng
%
số lượng
%
số lượng
%
1
2,5
3
7,5
36
90
 Qua bảng số liệu trên và kết hợp với quá trình tiếp súc với các em tôi nhận thấy rằng đa số các em cho rằng đây là môn học khô khan khó hiểu do các em ít được tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng học, mặt khác đồ dùng trực quan đôi khi còn thiếu hoặc giáo viên bộ môn chưa sử dụng triệt để các phương tiện dạy học nên đã không gây được hứng thú học tập bộ môn cho các em, đặc biệt là những em không có tính chuyên cần, ham hiểu biết sẽ dẫn đến thái độ không đúng đối với môn học. Từ đó dẫn đến kết quả học tập môn địa lí yếu là lẽ thường tình.
 Biện pháp
Thái độ học tập của học sinh đối với môn học địa lí giữ một vị trí hết sức quan trọng, bởi khi các em hứng thú với môn học nó sẽ khơi dậy ở các em tính tích cực, chủ động tìm tòi sáng tạo và kết quả học tập của các em đối với bộ môn sẽ đạt kết quả cao hơn. Mà để làm được điều đó thì giáo viên phải khơi dậy được hứng thú học tập của học sinh đối với môn học .
Muốn khơi dậy được hứng thú học tập của học sinh thì trong một bài học giáo viên nên có sự chuẩn bị bài kĩ, tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan băng hình trong tiết dạy, bên cạnh đó ở mỗi bài học giáo viên phải luôn hướng học sinh lấy dẫn chứng cụ thể và liên hệ, luôn định hướng làm sao để học sinh luôn cảm thấy bản thân các em là những người phát hiện ra những điều mới lạ 
Ví dụ: Khi dạy bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt trái đất. Cụ thể khi dạy đến mục 2 núi lủa và động đất ở phần nội dung này giáo viên triệt để sử dụng đồ dùng trực quan để các em quan sát rút ra kiến thức, mà tốt hơn cả là giáo viên nên sử dụng hệ thống băng đĩa để chiếu trên máy chiếu hoặc vidieo để các em quan sát các em sẽ cảm thấy hứng thú hơn . Ngoài ra giáo viên nên cho học sinh lấy ví dụ về các trận động đất và núi lửa lớn làm thiệt hại nhiều trong thời gian gần đây mà em biết. bên cạnh đó giáo viên nên đặt những câu hỏi mà hệ thống kiên thức không có sẵn trong sách giáo khoa để học sinh phải tư duy ví như : Ta có thể ngăn chặn một dòng dung nham đang chảy không?...
c. Trình độ phát triển trí tuệ của học sinh
 * Nguyên nhân
Để tìm hiểu xem khả năng khai thác kiến thức của các em như thế nào khi học bộ môn địa lí. Tôi đã phát phiếu điều tra với nội dung sau: Em cảm thấy như thế nào khi học môn địa lí?
Và kết quả thu được là
Mức độ
Rất khó
khó
Bình thường
40 HS có lực học yếu
số lượng
%
số lượng
%
số lượng
%
1
2,5
3
7,5
36
90
Do đặc trưng môn học đòi hỏi mỗi học sinh phải có khả năng tư duy trừu tượng cao vì đối tượng nghiên cứu của bộ môn địa lí vừa phân bố rộng rãi trong không gian, vừa mang tính tổng hợp trừu tượng. Học sinh có thể quan sát trên thực tế về một số đối tượng địa lí như địa hình, sông núi, cây cỏ,đất đai hoạt động con người ở địa phương nơi các em đang sinh sống hoặc trong các chuyến đi khảo sát thực tế, nhưng cũng có rất nhiều đối tượng địa lí học sinh không thể quan sát trực tiếp được như thiên nhiên, cư dân và hoạt động của con người ở các miền đất khác của đất nước, của thế giớiMà yêu cầu của bộ môn đòi hỏi các em phải hình thành được biểu tượng, nắm được khái niệm địa lí, các mối quan hệ địa lí, vậy để đạt được những yêu cầu đó thì học sinh phải phát triển khả năng tư duy “ tư duy liên hệ tổng hợp, xét đoán dựa trên đồ dùng trực quan”. Vì thế đây quả là một việc làm tương đối khó đối với những em có trình độ tư duy thấp.
 Biện pháp
Đối với những học sinh có trình độ phát triển tư duy thấp thì giáo viên nên có phương pháp giảng dạy khác với những học sinh có trình độ phát triển trí tuệ bình thường, như giảng từ từ và chậm, giảng những kiến thức đơn giản là chủ yếu sau đó dần dần nâng cao sau. Về việc kiểm tra kiến thức cũng phải đặt ra một yêu cầu khác so với những học sinh có trình độ phát triển tư duy ở mức cao hơn có nghĩa khi kiểm tra bài cũ giáo viên nên kiểm tra kiến thức cơ bản là chính.Giáo viên phải luôn gần gũi động viên các em để tránh trường hợp các em chán nản.
Ví dụ: Khi dạy bài 2 khí hậu châu Á ( địa lí 8)ở phần 1: khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng , đối với những học sinh có trình độ tư duy thấp, khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức mới tôi luôn dùng hệ thống câu hỏi gợi mở để các em dễ phát hiện kiến thức như để chứng minh khí hậu châu Á phân hoá thành nhiều đới khác nhau thì tôi yêu cầu học sinh hãy dựa vào bản đồ đọc tên các đới khí hậu , sau khi học sinh đọc song tôi đặt câu hỏi vậy châu Á có gần đầy đủ các đới khí hậu trên trái đất không? từ đó chúng ta rút ra điều gì? . Để giải thích nguyên nhân vì sao khí hậu phân hoá thành nhiều đới khác nhau thì đối với học sinh bình thường tôi chỉ yêu cầu các em dựa vào lược đồ để giải thích nhưng đối với những học sinh có trình độ phát triển tư duy thấp thì t ...  dẫn đến tình trạng sa sút về học tập cũng như về đạo đức. Để làm tốt vấn đề này giáo viên bộ môn nên kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm để phối hợp với gia đình các em nhằm giúp các em học tốt hơn. 
Ví dụ:
Năm học 2008-2009 tôi thấy có một hiện tượng đó là em Nguyễn Thị Phương Mai điểm trung bình học kì I của em là 6,6 trong đó các môn toán, li, anh văn đều trên 6,5 nhưng điểm môn địa của em là 4,8. Khi nhìn bảng điểm như vậy với trách nhiệm của một giáo viên bộ môn nên tôi vô cùng áy náy và tôi quyết định gặp riêng em hỏi vì sao, thì nhận được câu trả lời là do: ở nhà bố mẹ bắt phải dành phần lớn thời gian để học các môn toán, lí anh văn, mặt khác lịch học thêm các môn đó của em đã kín ngày.Cho nên em không có thời gian để học bài môn địa. Sau khi nắm bắt được tình hình tôi đã gặp giáo viên lớp chủ nhiệm yêu cầu mời phụ huynh để tôi và giáo viên chủ nhiệm giải thích để phụ huynh hiểu được rằng muốn con đạt kết quả cao trong học tập thì cần phải học đều giữa các môn, tránh tư tưởng học lệch khi các em đang học ở cấp trung học cơ sở, và tư vấn cho phụ huynh trong việc sắp sếp thời gian biểu học ở nhà của em. Với biện pháp đó đến cuối năm học điểm môn địa của em đạt 6,0. 
Do yếu tố xã hội
Nguyên nhân
 Trường THCS Cao Bá Quát là một trường nằm trên địa bàn thị trấn , vậy để thấy rõ môi trường xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình học môn địa lí của các em, tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra với nội dung sau:
 H: Sau khi học ở trường về nhà về nhà em có thường xuyên đi chơi với bạn bè hoặc chơi ở các dịch vụ giải trí không (Bida, Intenet..)? Và kết quả thu được là: 
Mức độ
thường xuyên
Không thường xuyên
Rất ít
Không có
40 HS có lực học yếu
số lượng
%
số lượng
%
số lượng
%
số lượng
%
31
77,5
8
20
1
2,5
0
0
 Từ bảng điều tra trên ta thấy rằng ngoài giờ học trên trường khi về nhà các em thường xuyên tham gia vào các cuộc vui chơi chiếm tỉ lệ 77,5%, vậy với việc thường xuyên đi chơi như vậy thử hỏi các em còn thời gian đâu để nghiên cứu bài trước khi đến lớp, trong khi đó lịch học hầu hết ngày nào cũng từ 4 đến 5 tiết, mà ở tuổi các em đa số lại có tính nghịch ngợm, đua đòi học làm người lớn. Đặc biệt với nền kinh tế thị trường hiện nay các em rất dễ mắc các thói hư tật sấu của xã hội. Từ thực trạng đó dẫn đến lực học yếu môn địa lí là điều tất yếu.
 Biện pháp
 Sự tác động của xã hội đối với các em là rất lớn, đặc biệt các em suy nghĩ đang còn bồng bột, nông cạn. Thêm vào đó là sự quản lí lỏng lẻo của gia đình, dẫn đến các em bị những ảnh hưởng không tốt của xã hội, chính vì thế kết quả học lực sếp loại yếu là điều dễ hiểu. Do đó nhà trường gia đình và xã hội cần kết hợp tốt với nhau cụ thể như: Đối với nhà trường thì thường xuyên giáo dục các nên tránh các tệ nạn của xã hội thông qua các tiết học .Còn đối với gia đình thì cần quản lí chặt con em mình và thường xuyên răn dạy con em nên học những điều tốt tránh các điều sấu. Về mặt xã hội thì yêu cầu làm tốt công tác tuyên truyền về trật tự an ninh xã hội, xử lí nghiêm những thanh thiếu niên hư hỏng không còn đi học. Do đó nhà trường , gia đình và xã hội cần kết hợp chặt chẽ với nhau giáo dục các em tránh xa những tác động sấu của xã hội, giáo dục các em ý thức được rằng ở lứa tuổi các em chỉ có nhiệm vụ học tập là quan trọng nhất để nhằm giúp ích cho cuộc sống sau này.
Ví dụ: ở lớp 8a4 có trường hợp em Nguyễn văn Ngọc thường xuyên cúp tiết trốn học, hoặc nếu có đi học thì cũng ít khi chuẩn bị bài. Thấy có trường hợp bất thường tôi đã tìm hiểu nguyên nhân thông qua bản thân em và một số học sinh trong lớp thì biết rằng em này say mê Intenet. Những lúc không có tiền chơi Intenet thì lại đi chơi với những thanh thiếu niên hư hỏng ngoài xã hội để tìm cáh kiếm ra tiền để chơi. Trước tình hình đó tôi đã gặp riêng em Ngọc để khuyên, ngoài ra khi học ở trên lớp tôi luôn tỏ rõ thái độ quan tâm đến em, bên cạnh đó tôi tiến hành mời phụ huynh và thông báo tình hình của em để hai phía đưa ra những biện pháp giáo dục phối hợp như quản lí chặt giờ học và giờ ra về, thường xuyên kiểm tra việc học của em và lấy những tấm gương tốt và chưa tốt để em thấy. Giáo viên chủ nhiệm phát phiếu liên lạc hàng tuần để phụ huynh nắm bắt được tình hình học tập và rèn luyện đạo đức. Bên cạnh đó tôi và phụ huynh có đến nhà thôn trưởng báo cáo tình hình học sinh mình bị một số thanh thiếu niên hư hỏng lôi kéo vào những hành vi phạm pháp luật để họ có những hành động kịp thời nhằm đảm bảo tình hình an ninh. Qua những biện pháp như trên tôi thấy rằng em siêng năng hơn khi học ở bộ môn mình và không còn sảy ra tình trạng cúp tiết, trốn học nữa kết quả học kìI năm học 2008-2009của em đạt kết quả cao hơn.
d. Do ít tài liệu tham khảo 
Nguyên nhân
Để tìm hiểu xem việc đọc sách tham khảo của bộ môn địa lí của 40 em có lực học yếu, kém môn địa lí ở mức độ nào. Tôi đã đặt câu hỏi điều tra như sau:
H: Khi học môn địa lí ngoài sách giáo khoa em còn có nhiều sách tham khảo về môn học này không? Và kết quả thu được là: 
Mức độ
nhiều
Bình thường
thiếu
Không có
40 HS có lực học yếu
số lượng
%
số lượng
%
số lượng
%
số lượng
%
0
0
4
10
10
25
26
65
Qua kết quả trên tôi thấy rằng số học sinh có tài liệu tham khảo môn địa lí rất ít chỉ có khoảng 4 em chiếm 10% , còn lại tới 65 % học sinh không có tài liệu tham khảo. Khi tôi hỏi vì sao các em không có tài liệu tham khảo dành cho môn học này, thì đa phần các em trả lời do các quầy bán sách ở đây chỉ bán sách giáo khoa là chủ yếu chỉ có một số ít sách tham khảo dành cho các môn toán,lí, hoá, văn, anh văn còn hấu hết các môn khác lại không có. Một số em rất thích đọc sách tham khảo nhưng không có vì nếu muốn mua thì phải lên thành phố, do quảng đường xa mà các em còn nhỏ lên không thể đi được. Một số nhỏ có sách tham khảo nhưng do ham chơi nên không đọc.Mà do đặc trưng của môn học nên học sinh nên có tài liệu để các em dễ dàng hơn trong quá trình hình thành biểu tượng địa lí và mở rộng kiến thức. Từ đó chúng ta thấy rõ việc các em thiếu sách tham khảo hoặc có mà không đọc nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của các em. 
 Biện pháp
Trên thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng khi học bộ môn địa lí cũng cần có những tài liệu tham khảo khác ngoài sách giáo khoa để nhằm bổ trợ bài học thì các em mới dễ dàng nắm được bài một cáh sâu và rộng. Vì vậy giáo viên cần kết hợp với gia đình và nhà trường để tìm ra các biện pháp khắc phục . Cụ thể trường Trung học cở sở Cao Bá Quát đang tiến hành xây dựng thư viện chuẩn nên yêu cầu phải có trên 2000 cuốn sách các loại, nên bản thân tôi đã mạnh dạn đề xuất thư viện nhà trường mua một số tài liệu tham khảo có liên quan đến bộ môn mình giảng dạy nhằm giúp thầy và trò dạy và học bộ môn địa lí tốt hơn.
Vào đầu năm học khi được phân công giảng dạy khối nào là ngay lập tức tôi tiến hành tìm hiểu một số tài liệu tham khảo phù hợp và định hướng cho các em mua dưới nhiều hình thức khác nhau như: Những em có điều kiện thì mua riêng, còn đối với những em không có điều kiện thì ba, bốn em mua chung rồi luân phiên nhau đọc.Đối với những loại sách trên địa bàn huyện không có thì có thể giáo viên trực tiếp mua giùm học sinh. Riêng đối với những em có tài liệu nhưng ít tham khảo thì giáo viên khuyến khích các em nên đọc để mở rộng và đào sâu kiến thức, giáo viên có thể khuyến khích bằng hình thức giáo viên thường xuyên đặt một số câu hỏi đòi hỏi phải tư duy cao có trong sách tham khảo để các tìm hiểu, nếu học sinh không trả lời được giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh biết muốn trả lời được câu hỏi này các em nên đọc ở sách nàoRõ ràng khi có thêm tài liệu tham khảo ngoài sách giáo khoa thì hiệu quả bài học của các em được nâng cao hơn.
Ví dụ: Khi dạy địa lí lớp, tôi giới thiệu học sinh nên mua tập bản đồ để các em rèn luyện kĩ năng địa lí. hoặc khi dạy địa lí 8 ở học kì II tôi hướng dẫn các em nên mua quyên sách tham khảo có tên: Những điều lí thú về địa lí tự nhiên Việt Nam
III. KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG NỘI DUNG VÀO THỰC TIỄN
1. Kết quả
 Trường THCS Cao Bá Quát đề ra một kế hoạch nằm trong kế hoạch tổng thể của trường trong năm học ,đó là hàng tháng các tổ chuyên môn tiến hành sinh hoạt theo chuyên đề để nâng cao hiệu quả bộ môn mình phụ trách giảng dạy và yêu cầu mỗi giáo viên phải tìm ra những vấn đề cần giải quyết và đề ra các giải pháp giải quyết để cả tổ cùng trao đổi để đi đến thống nhất hành động. Qua nhiều năm dạy bộ môn địa lí, tôi thấy rằng tỉ lệ học sinh xếp loại học lực yếu vẫn còn chiếm một tỷ lệ cao, cụ thể ở cuối năm học 2007-2008 có đến 40 học sinh xếp học lực yếu môn địa. Nên bản thân không tránh khỏi những băn khoăn, trăn trở. Chính vì vậy tôi luôn tìm cách hạn chế tình trạng này và đã từng bước áp dụng ở những lớp mình giảng dạy và thu được kết quả rất khả quan, nên vào đầu năm học 2008-2009 tôi đã mạnh dạn trình nên tổ chuyên môn chuyên đề của mình về vấn đề đó là tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu môn địa lí và một số biện pháp khắc phục. Với chuyên đề này khi tôi đề xuất đã nhận được sự nhất trí cao của tổ chuyên môn, chính vì vậy chúng tôi đã đi đến thống nhất hành động và kết quả thu được ở học kì I năm học 2008-2009 là tỉ lệ học sinh có lực học yếu môn địa lí giảm xuống hẳn chỉ còn có 20 em chiếm tỉ lệ 2,2 % . Đây quả là kết quả mong đợi và đáng mừng.
2. Việc phổ biến ứng dụng vào thực tiễn 
Mặc dù tình hình xã hội, cũng như điều kiện cơ sở vật chất và đối tượng học sinh ở các trường có khác nhau . Nhưng theo tôi thiết nghĩ với những vấn đề tôi nêu ở trên là một trong những việc chúng ta dễ dàng thực hiện được ở các trường trung học cơ sở. Tuy nhiên nó chỉ dễ thực hiện đối với những giáo viên luôn tâm huyết với nghề, luôn quan tâm trăn trở trước trước những kết quả học tập chưa cao của học sinh để từ đó tìm ra nguyên nhân và tìm ra các biện pháp khắc phục. 
 Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân được rút ra từ thực tế giảng dạy, cho nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, chính vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý nhiệt tình của các đồng nghiệp để bản thân ngàt càng tiến bộ.
C. KIẾN NGHỊ
 Thư viện nhà trường cần có nhiều hơn nữa tài lệu tham khảo về bộ môn địa lí để học sinh tìm hiểu.
MỤC LỤC
 Trang
 I. Đặt vấn đề 1
II. Những biện pháp giải quyết
 1.Thực trạng về việc học yếu môn địa lí của học sinh 3
 2.Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc học yếu của học 3
 sinh và giải pháp khắc phục.
III. kết quả và việc phổ biến ứng dụng vào thực tiễn 15
1. Kết quả
2.việc phổ biến ứng dụng vào thực tiễn 
IV Kiến nghị 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tuyển tập tóm tắt các luận án luận văn khoa học - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Gia Lai
Một số sáng kiến kinh nghiệm – Phòng giáo dục đào tạo Chư Sê

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Đia li THCS.doc