Giáo án Lịch sử 6 tuần 13: Nhà nước Văn Lang

Giáo án Lịch sử 6 tuần 13: Nhà nước Văn Lang

TIẾT 13: BÀI 12

NHÀ NƯỚC VĂN LANG

 1 . MỤC TIÊU

 a. Về kiến thức

Giúp HS

 - HS sơ bộ nắm đựơc những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang

 - Nhà nước Văn lang tuy còn sơ sài nhưng đó là nhà nước bền vững ,đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước

 b. Về kĩ năng

- Rèn kĩ năng vẽ sơ đồ một tổ chức quản lí

 c. Về thái độ

- Bồi dưỡng HS lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng

 

doc 5 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1393Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 tuần 13: Nhà nước Văn Lang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 18/11/2009
Ngày dạy: 21/11/2009
TIẾT 13: BÀI 12 
NHÀ NƯỚC VĂN LANG
 1 . MỤC TIÊU 
 	a. Về kiến thức 
Giúp HS
 - HS sơ bộ nắm đựơc những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang 
 - Nhà nước Văn lang tuy còn sơ sài nhưng đó là nhà nước bền vững ,đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước 
 b. Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng vẽ sơ đồ một tổ chức quản lí 
	c. Về thái độ
- Bồi dưỡng HS lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng
 2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
 a. Chuẩn bị của GV : Nghiên cứu tài liệu 
 + Bản đồ VN 
 + Hiện vật phục chế 
 + Sơ đồ nhà nước Văn Lang 
 - Soạn giáo án
 b. Chuẩn bị của HS : Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi : 
 ? Vì sao phải cần thiết phân công lao động
 ? Điều kiện nào dẫn đến sự thay thế từ chế độ thị tộc mẫu hệ sang chế độ phụ hệ
 * Đáp án :
 - Công đoạn sản xuất đòi hỏi sức lực khác nhau, sản xuất phát triển
 - Sản xuất phát triển, có sự phân công lao động
*Giới thiệu bài : 
Trong tiết trước chúng ta đã thấy được những biến đổi trong sản xuất => XH.Chính những biến đổi đó dẫn đến sự kiện rất quan trọng đối với cư dân Việt Cổ . Đó là sự ra đời của nhà nước Văn lang . Mở đầu thời đại dựng nước của dân tộc ta. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những điều kiện dẫn tới nhà nước văn Lang ra đời 
b. Dạy nội dung bài mới (36’)
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung 
H
 ?
H
 ?
H
G
?
H
?
H
 ?
H
G
 ?
H
 ?
H
 ?
H
H
 ?
H
G
 ?
H
 ?
H
 ?
H
 ?
G
H
 ?
H
?
H
 ?
H
?
?
H
G
H
 ?
H
 ?
H
G
Đọc SGK 
Vào khoảng TK VIII-VII TCN ở đồng bằng BB,BTB đã có thay đổi gì lớn?
Hình thành những bộ lạc lớn gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế
Điều kiện nào dẫn tới hình thành bộ lạc?
=>Kinh tế phát triển, phân công lao động điều kiện lao động khác nhau,sản xuất phát triển 
=> Trong chiềng chạ 1 số người giàu lên được bầu làm người đứng đầu trông coi mọi công việc. Một số người nghèo khổ rơi vào cảnh nô lệ => Mâu thuẫn giàu nghèo nẩy sinh càng tăng 
Vì sao có sự phân hoá giàu nghèo ?
=> Sản xuất, kinh tế phát triển, phân công lao động, điều kiện lao động khác nhau 
Đặc điểm nổi bật của địa bàn sinh sống của cư dân việt cổ ?
=> Nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xẩy ra 
Theo em truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh nói lên điều gì của nhân dân ta 
=> Sự cố gắng nỗ lực của nhân dân ta chống lại thiên tai bảo vệ mùa màng => Cuộc sống thanh bình
Để chống lại sự khắc nghiệt của thiên tai người Lạc Việt phải làm gì ?
=> Trị thuỷ, làm thuỷ lợi
Muốn làm được thuỷ lợi từng chiềng chạ riêng có làm dược không
=> Không => Vì chiềng chạ là cư dân nhỏ không đủ sức trị thuỷ 
Vậy muốn chống lại thiên tai và làm thuỷ lợi người dân Lạc Việt phải làm như thế nào ?
=> Các bộ lạc chiềng chạ phải liên kết với nhau và bầu ra người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân chống lại lũ lụt và bảo vệ mùa màng 
- Xem hình 34 ,31,32 
Em có suy nghĩ gì về vũ khí ở bài 11 liên hệ Thánh Gióng ? 
=> Người Việt cổ phải đấu tranh chống ngoại xâm đến xâm lấn
=> Trong thời gian này các làng bản cũng giao lưu với nhau, nhưng cũng có xung đột giữa người Lạc Việt với các bộ lạc khác với nhau 
Để chống lại ngoại xâm từng chiềng chạ có làm được không ? Tại sao ?
=> Không, chiềng chạ là đơn vị cư dân nhỏ không đủ sức chống lại 
Theo em họ phải làm như thế nào để chống ngoại xâm và giải quyết những xung đột giữa các bộ lạc ?
Liên kết nhau lại để chống ngoaị xâm
Truyện Thánh Góng nói lên điều gì ?
=> Chống ngoại xâm, sự đoàn kết 
- Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời nhà nước đầu tiên 
Em hãy khái quát lại nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ?
=>Cần có 1 người chỉ huy uy tín, tài năng
Chuyển ý : Nhà nước đầu tiên ra đời là nhà nước nào ?
Đọc SGK
Địa bàn cư chú của bộ lạc Văn Lang ở đâu ? 
- Dùng bản đồ chỉ các khu vực phát triển : Vùng sông Cả (Nghệ An ) sông Mã ( Thanh Hoá ),ven sông Hồng ( Ba Vì - Việt Trì ) nơi bộ lạc Lạc Việt sinh sống lớn hơn cả 
Trình độ phát triển của bộ lạc Văn Lang như thế nào ?
=> Là 1 bộ lạc hùng mạnh nhất, giàu có nhất thời đó – nghề đúc đồng phát triển sớm dân cư đông 
Dựa vào thế mạnh của mình và được sự ủng hộ của các tù trưởng bộ lạc khác ở ĐBBB, BTB thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã làm gì ?
Hợp nhất các bộ lạc đó thành nhà nước 
Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ? Ai lãnh đạo ? Đóng đô ở đâu?
Sự tích Âu Cơ -Lạc Long Quân ( Con rồng cháu tiên ) nói lên điều gì ?
=> Sự ủng hộ của mọi người ,vị trí của nhà nước Văn Lang với ý nghĩa đại diện cho cả cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta 
Chuyển ý : Nhà nước Văn Lang tổ chức như thế nào 
Đọc SGK
Hùng Vương tổ chức nhà nước Văn Lang như thế nào ?
Phát hiện 
Con trai vua gọi là quan lang 
Con gái vua gọi là mị nương 
Cha truyền con nối đều gọi là Hùng Vương
Nhận xét về tổ chức nhà nước Văn Lang 
Thảo luận 
=> Chưa có quân đội, chưa có pháp luật có vài chức quan 
- Tuỳ theo từng việc lớn nhỏ để giải quyết Khi có chiến tranh vua Hùng huy động thanh niên chiến đấu 
- Minh hoạ truyện TGH35
- Nhà nước Văn Lang tuy đơn giản nhưng đã có tổ chức, là nhà nước đầu tiên trong lịch sử 
1/ nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ? 
 ( 13 phút )
- TK VIII-VII TCN ở đồng bằng ven các con sông lớn thuộc ĐBBTB hình thành những bộ lạc lớn 
- Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư lâu dài, chiềng chạ mở rộng 
- Xã hội có sự phân hoá giàu nghèo 
- Nhu cầu bảo vệ sản xuất 
- nhu cầu giao lưu, tự vệ, đấu tranh chống ngoại xâm, chống xung đột => Cần người chỉ huy => Dẫn tới sự ra đời của nhà nứơc
2 /Nhà nước Văn Lang thành lập (10’)
- Khoảng TK VII TCN thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang hợp nhất các bộ lạc thành lập nứơc Văn Lang 
- ông tự xưng : Hùng Vương
- Đóng đô ở Văn Lang ( Bạch Hạc- Phú Thọ )
- Đặt tên nước là Văn Lang
3/ Nhà nước Vă Lang đựơc tổ chức như thế nào ? ( 13’)
- Đứng đầu nhà nước là vua Hùng 
- Giúp vua có lạc hầu lạc tướng
- Nhà nước chia làm 15 bộ -đứng đầu 1bộ là lạc tướng 
- Dưới bộ là chiềng chạ đứng đầu là bồ chính 
=> Là nhà nước đầu tiên chỉ có vài chức quan, chưa có quân đội chưa có pháp luật, nhưng đã có các cấp từ trung ương=> đến làng xã, có người chỉ huy tất cả và có người chỉ huy từng bộ phận.Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước 
c. Củng cố, luyện tập (3’)
Nêu lí do ra đời của nhà nước Văn Lang ? Trình bày sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang ?
Đọc câu danh ngôn , nội dung ý nghĩa ?
Làm bài tập trong vở bài tập lịch sử 
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
Nắm chắc nội dung bài 
Đọc SGK 
Chuẩn bị bài : Đời sống vật chất ,tinh thần của cư dân Văn Lang theo câu hỏi SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 13.doc