Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 19: Luyện tập

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 19: Luyện tập

I- Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - HS được khắc sâu kiến thức về tổng 3 góc của một tam giác bằng 1800. Trong tam giác vuông 2 góc nhọn có tổng số đo bằng 900

2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng tính số đô các góc, kỹ năng suy luận

3. Thái độ:

 - Cẩn thận, chính xác

II- Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: SGK, thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ

2. Học sinh: Thước thẳng, compa

 

docx 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 896Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 19: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 19/10/2010
Ngày giảng: 7A-21/10/2010
7B-21/10/2010
Tiết 19: Luyện tập
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- HS được khắc sâu kiến thức về tổng 3 góc của một tam giác bằng 1800. Trong tam giác vuông 2 góc nhọn có tổng số đo bằng 900
2. Kỹ năng: 
	- Rèn kỹ năng tính số đô các góc, kỹ năng suy luận
3. Thái độ:
	- Cẩn thận, chính xác
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ
2. Học sinh: Thước thẳng, compa
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Thảo luận nhóm
	- Trực quan
IV- Tổ chức dạy học
1. ổn định tổ chức ( 1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ ( 5')
	- Nêu định nghĩa, định lý góc ngoài của tam giác
	ĐA: - Định nghĩa: Góc ngoài của tam giác là góc kề bù với một góc của tam giác ấy
	- Định lý: Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng của hai góc trong không kề với nó
3. Bài mới
Hoạt động 1: Luyện tập ( 34')
Mục tiêu: - HS được khắc sâu kiến thức về tổng 3 góc của một tam giác bằng 1800. Trong tam giác vuông 2 góc nhọn có tổng số đo bằng 900
Đồ dùng : thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
- GV cho HS làm bài tập 6( SGK-Tr109)
Với hình 55; 57; 58, tìm số đo x trong các hình
- GV đưa từng hình( Trên bảng phụ) cho HS quan sát, suy nghĩ trong 2 phút rồi trả lời miệng.
- Tìm giá trị x trong hình 55 như thế nào?
+ HS nêu cách tính
- GV nêu cách tìm x trong hình 57
- Y/C HS nêu cách tìm x trong hình 58
- GV vừa vẽ hình vừa hướng dẫn HS vẽ hình theo đầu bài cho
- GV Y/C HS ghi GT, KL của bài toán
Quan sát hình vẽ, dựa vào cách nào để CM: Ax∥BC
- GV: Hãy chứng minh cụ thể
- GV: Hoặc A1=C=400 là hai góc đồng vị bằng nhau ⇒Ax∥BC
- GV: Đưa hình vẽ sẵn lên bảng phụ
- GV phân tích bài toán cho HS chỉ rõ hình biểu diễn mặt cắt ngang của con đề, mặt nghiêng của con đê, ABC=320. Y/C HS tính góc nhọn MOP tạo bởi mặt nghiêng của con đê với phương nằm ngang, người ta dùng dụng cụ là thươc chữ T và thước đo góc, dây dọi BC đặt như hình vẽ
GV: Hãy nêu cách tính MOP
Dạng 1: Bài tập tính toán ( 14')
Bài tập 6( SGK-Tr109)
Hình 55: ∆AHI H=900
⇒400+I1=900 ( Định lý)
∆BKI K=900:
⇒x+I2=900 ( Định lý)
Mà I1=I2 ( Đối đỉnh)
⇒x=400
Hình 57: ∆MIN I=900
⇒M1+600=900
M1=900-600=300
∆NMP M=900 hay M1+x=900
300+x=900⇒x=600
Xét tam giác vuông MNP có:
N+P=900 hay 600+P=900
P=900-600=300
Hình 58: ∆AHE H=900
⇒A+E=900( Định lý)
⇒550+E=900
⇒E=900-550=350
x=BHK
xét ∆BKE có góc BHK là góc ngoài ∆BKE
⇒BHK=K+E=900+350
x=1250
Dạng 2: Bài tập có vẽ hình ( 10')
Bài tập 8( SGK-Tr109)
GT
∆ABC; B=C=400
Ax là tia phân giác ngoài tại A
KL
Ax∥BC
CM:
Theo bài ta có ∆ABC; B=C=400 ( GT) ( 1)
yAB=B+C=800( Theo định lý góc ngoài ∆)
Ax là tia phân giác của yAB
⇒A1=A2=yAB2=8002=400( 2)
Từ ( 1) và ( 2) ⇒B=A2=400
Mà B và A2 ở vị trí sole tro
⇒Ax∥BC ( Theo định lý về hai đường thẳng song song)
Dạng 3: Bài taons có ứng dụng thực tế ( 10')
Bài tập 9( SGK-Tr109)
Theo hình vẽ ∆ABC có A=900; ABC=320
∆COD có D=900
Mà BCA=DCO ( đối đỉnh)
⇒COD=ABC=320( cùng phụ với hai góc bằng nhau)
Hay MOP=320
4. Củng cố ( 2')
	- Quan bài học này các em cần nắm vững kiến thức về tổng ba góc trong tam giác
	- Biết cách tính số đo các góc
5. Hướng dẫn về nhà ( 3')
	- Về nhà học thuộc bài, hiểu kỹ về định lý tổng ba góc của một tam giác, định lý góc ngoài của tam giác, định lý, định nghĩa về tam giác vuông
	- Chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 19.docx