Giáo án môn học Đại số 7 - Phạm Thế Anh - Tiết 31: Mặt phẳng toạ độ

Giáo án môn học Đại số 7 - Phạm Thế Anh - Tiết 31: Mặt phẳng toạ độ

I. Mục tiêu:

- Hs biết được thế nào là mặt phẳng toạ độ, toạ độ của một điểm trên mf toạ độ.

- Biết vẽ và xác định được toạ độ của một điểm trên mf toạ độ.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- Thước thẳng, bảng phụ.

III. Tiến trình giờ dạy:

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 991Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Đại số 7 - Phạm Thế Anh - Tiết 31: Mặt phẳng toạ độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tiết: 31	Môn: Đại số	Ngày soạn:
	Bài soạn:	MẶT PHẲNG TOẠ ĐỘ
Mục tiêu:
Hs biết được thế nào là mặt phẳng toạ độ, toạ độ của một điểm trên mf toạ độ.
Biết vẽ và xác định được toạ độ của một điểm trên mf toạ độ.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Thước thẳng, bảng phụ.
Tiến trình giờ dạy:
Hoạt động dạy
T/g
Hoạt động học
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
- Vdụ 1: Ở lớp 6 ta đã biết, một điểm trên bản đồ địa lí được xác định bởi hai số là kinh độ và vĩ độ. (toạ độ địa lí)
- Vdụ 2: Trên chiếc vé xem phim có ghi số ghế: H1 nghĩa là ghế nằm ở hàng ghế H và thứ 1 của hàng. 
Toạ độ địa lí Cà Mau là:(104o40’Đ; 8o30’B)
Như vậy chổ ngồi trong rạp chiếu bóng cũng được xác định bởi một cặp: 1chữ và 1số.
Đặt vấn đề: Trong toán học, người ta muốn xác định một điểm trên mặt phẳng thì phải làm ntn? Dùng cặp số nào để làm toạ độ?
Hoạt động 2: Mặt phẳng toạ độ
- Gv hướng dẫn hs vẽ hệ trục toạ độ.
IV
III
II
I
x
y
 Trên mặt phẳng: Vẽ 2 trục số Ox, Oy vuông góc với nhau tại gốc của mỗi trục. Ta có hệ trục toạ độ Oxy.
- Ox là trục hoành, Oy là trục tung.
- Giao điểm O gọi là gốc toạ độ.
- Mặt phẳng có hệ trục toạ độ gọi là mặt phẳng toạ độ.
- Hệ trục toạ độ chia mặt phẳng thành 4 góc: Góc phần tư thứ I, II, II, IV.
- Đơn vị dài trên hai trục số được chọn bằng nhau (nếu không nói gì thêm).
Hoạt động 3: Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ
- Trên mặt phẳng toạ độ lấy một điểm M bất kì.
x
y
- Gv hướng dẫn hs xác định toạ độ của điểm M.
2,5
M
Gv yêu cầu hs làm ?2.
Xác định toạ độ điểm M trên mặt phẳng toạ độ.
- Từ M vẽ đường thẳng vuông góc với 2 trục Ox và Oy. Giã sử cắt Ox tại điểm 2,5 và cắt Oy tại điểm 3.
- Khi đó cặp số (2,5;3) goi là toạ độ của điểm M. Kí hiệu M(2,5;3): 2,5 gọi là hoành độ, 3 là tung độ của điểm M.
?1: Hs vẽ trên giấy 2 điểm P(2;3) và Q(3;2)
- Gọi hs lên bảng trình bày.
Tổng quát: Trên mặt phẳng toạ độ.
- Mỗi điểm M xác định một cặp số (xo;yo), ngược lại mỗi cặp số (xo;yo) sẽ xác định được 1 điểm M.
- Cặp số (xo;yo) gọi là toạ độ của điểm M. xo là hoành độ, yo là tung độ của điểm M.
- Toạ độ của điểm M là (xo;yo) được kí hiệu là M(xo;yo).
Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn về nhà
Hệ toạ độ là một hình ntn?
Thế nào là mặt phẳng toạ độ?
Toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ được xác định bởi cặp số nào?
Hướng dẫn về nhà:
Học và nắm vững cách xác định một điểm khi biết toạ độ và ngược lại.
Làm bài tập sgk, chuẩn bị bài luyện tập.
Hs lần lượt trả lời.
Bài tập rèn luyện:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 31.doc