Giáo án môn Lý 7 tiết 14: Môi trường truyền âm

Giáo án môn Lý 7 tiết 14: Môi trường truyền âm

Tiết 14: Môi trường truyền âm

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm. Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí.

 So sánh được âm truyền qua các môi trường rắn lỏng khí

- Kỹ năng: làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào? Tìm ra phương án làm thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm, biên độ dao động âm càng nhỏ, âm phát ra càng nhỏ.

 Vận dụng vào thực tiễn để giải thích một số hiện tương đơn giản thường gặp trong cuộc sống

- Thái độ: yêu thích môn học, vận dụng vào cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Cả lớp: 2 trống, 1 dùi trống, 2 giá đỡ trống, 1 chậu nhựa, 1 bình nhỏ có nắp đậy, 1 nguồn âm, bảng phụ phần 5.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lý 7 tiết 14: Môi trường truyền âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/11/09
Ngày giảng: 24/11/09
Tiết 14: Môi trường truyền âm
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm. Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
 So sánh được âm truyền qua các môi trường rắn lỏng khí
- Kỹ năng: làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào? Tìm ra phương án làm thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm, biên độ dao động âm càng nhỏ, âm phát ra càng nhỏ.
 Vận dụng vào thực tiễn để giải thích một số hiện tương đơn giản thường gặp trong cuộc sống
- Thái độ: yêu thích môn học, vận dụng vào cuộc sống.
II. đồ dùng dạy học
- Cả lớp: 2 trống, 1 dùi trống, 2 giá đỡ trống, 1 chậu nhựa, 1 bình nhỏ có nắp đậy, 1 nguồn âm, bảng phụ phần 5.
iii. phương pháp
- PP đặt và giải quyết vấn đề, thực hành, nhóm
iV. Tổ chức Giờ học
1. Khởi động
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập
- Thời gian: 7phút
- Đồ dùng: 
- Cách tiến hành:
Kiểm tra
HS1: Độ to của âm phụ thuộc vào nguồn âm như thế nào? Đơn vị đo độ to của âm?
HS2: Dao động và biên độ dao động của sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi gảy mạnh, gảy nhẹ? Dao động của sợi dây đàn như thế nào khi chơi nốt cao, nốt thấp?
ĐVĐ: Ngày xưa, để phát hiện tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Tại sao?
2. Hoạt động 1: Nghiên cứu môi trường truyền âm 
- Phương pháp: - PP đặt và giải quyết vấn đề, thực hành
- Mục tiêu: Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm. Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
 Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào? Tìm ra phương án làm thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm, biên độ dao động âm càng nhỏ, âm phát ra càng nhỏ.
- Thời gian: 20 ph
- Đồ dùng: 2 trống, 1 dùi trống, 2 giá đỡ trống, 1 chậu nhựa, 1 bình nhỏ có nắp đậy, 1 nguồn âm, 
- Cách tiến hành:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
I. Môi trường truyền âm
1. Sự truyền âm trong chất khí
- HS theo dõi để nắm được dụng cụ và các bước tiến hành thí nghiệm.
- Một vài HS đưa ra dự đoán về hiện tượng xảy ra khi gõ mạnh một tiếng vào mặt trống.
- HS quan sát thí nghiệm và trả lời các câu C1, C2.
- Thảo luận để thống nhất câu trả lời
C1: Quả cầu gần trống thứ 2 dao động chứng tỏ âm truyền qua không khí từ trống 1 đến mặt trống thứ 2.
C2: + Quả cầu 2 có biên độ dao động nhỏ hơn so với quả cầu 1.
 + Độ to của âm càng giảm khi càng ở xa nguồn âm và ngược lại.
2. Sự truyền âm trong chất khí 
- HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV để tìm ra bạn thính tai nhất trong nhóm (bàn).
- Trả lời câu C3, thảo luận để thống nhất câu trả lời.
C3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường rắn (gỗ)
3. Sự truyền âm trong chất lỏng
- HS theo dõi thí nghiệm và lắng nghe âm phát ra.
- Thảo luận trả lời câu C4
C4: Âm truyền đến tai qua môi trường rắn, lỏng, khí.
4. Âm có thể truyền được trong chân không hay không?
- HS quan sát H13.4 nắm được cách làm thí ngiệm, trả lời câu C5
C5: Môi trường chân không không truyền được âm.
Kết luận: + Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua môi trường chân không.
 + ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.
- GV giới thiệu dụng cụ, cách lắp ráp, cách tiến hành thí nghiệm (H13.1).
- Yêu cầu HS dự đoán hiện tượng xảy ra khi gõ mạnh vào mặt trống.
- GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời câu C1, C2.
- Yêu cầu HS đọc câu trả lời trước lớp, HS khác bổ xung và thống nhất ý kiến.
(GV nêu thêm: Mặt trống thứ hai đóng vai trò như màng nhĩ ở tai người nghe).
- Có kết luận gì về độ to của âm khi lan truyền?
- GV hướng dẫn trò chơi: “Ai thính tai nhất” và cho HS chơi trong khoảng 5 phút.
- Yêu cầu HS trả lời C3 và thống nhất ý kiến toàn lớp.
- GV giới thiệu và làm thí nghiệm H13.3(SGK). Hướng dẫn HS lắng nghe âm phát ra. 
- Tổ chức cho HS thảo luận để trả lời câu C4.
- GV treo tranh vẽ H13.4, mô tả thí nghiệm (SGK), hướng dẫn HS thảo luận để trả lời câu C5.
- Yêu cầu HS hoàn thành phần kết luận. Thảo luận để thống nhất chung cả lớp.
*Kết luận: + Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua môi trường chân không.
 + ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vận tốc truyền âm 
- Phương pháp: - PP đặt và giải quyết vấn đề, thực hành
- Mục tiêuắpo sánh được âm truyền qua các môi trường rắn, lỏng, khí
- Thời gian: 6 ph
- Đồ dùng: bảng phụ phần 5.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
5. Vận tốc truyền âm
- HS đọc mục 5 (SGK) thu thập thông tin để trả lời câu C6.
C6: Vận tốc truyền âm trong nước lớn hơn trong không khí và nhỏ hơn trong thép.
Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí
- Yêu cầu HS tự đọc mục 5 (SGK).
- Hướng dẫn HS trả lời câu C6.
- Cho HS so sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí
* Kết luận: Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí
4. Hoạt động 3: Vận dụng
- Phương pháp: - PP đặt và giải quyết vấn đề, thực hành
- Mục tiêu: Vận dụng vào giải thích một số hiện tượng đơn giant trong cuộc sống
- Thời gian: 8 ph
- Đồ dùng: phấn
- Cách tiến hành:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
II. Vận dụng
- HS trả lời C7, C8, C9, C10. Thảo luận để thống nhất câu trả lời.
C9: Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn trong không khí nên ta nghe được tiếng vó ngựa từ xa khi ghé tai sát mặt đất
- Yêu cầu HS trả lời câu C7, C8, C9, C10 (SGK).
- Tổ chức thảo luận cả lớp để thống nhất câu trả lời.
* Kết luận:
+ Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua môi trường chân không.
+ ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.
+ Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí
5. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà(4ph)
	- Môi trường nào truyền âm? Môi trường nào không truyền âm?
	- Môi trường nào truyền âm tốt nhất?
	- Hãy giải thích tại sao ở thí nghiệm 2: Bạn đứng không nghe thấy âm
 mà bạn áp tai xuống bàn lại nghe thấy âm?
	- Học bài và trả lời lại các câu hỏi C1 đến C10 (SGK).
	- Làm bài tập 13.1 đến 13.5 (SBT).
	- Đọc trước bài: Phản xạ âm. Tiếng vang

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet14.doc