Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 14: Những câu hát châm biếm

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 14: Những câu hát châm biếm

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

QUA TIẾT HỌC, HS CẦN TIẾP THU ĐƯỢC:

- NẮM ĐƯỢC NỘI DUNG, Ý NGHĨA VÀ MỘT SỐ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU CỦA NHỮNG BÀI CA DAO VỀ CHỦ ĐỀ CHÂM BIẾM.

- HIỂU VÀ THUỘC CÁC BÀI CA DAO TRONG VĂN BẢN.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK

D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1/. ỔN ĐỊNH

2/. KIỂM TRA BÀI CŨ

? ĐỌC THUỘC LÒNG CÁC BÀI CA DAO THAN THÂN? EM XÚC ĐỘNG NHẤT BÀI NÀO? VÌ SAO?

? HÌNH ẢNH CON CÒ TRONG BÀI CA DAO GỢI CHO EM HÌNH DUNG VỀ ĐỜI SỐNG VÀ TÂM HỒN NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM XƯA NHƯ THẾ NÀO? NGOÀI CON CÒ, EM CÓ BIẾT CÒN NHỮNG HÌNH ẢNH ẨN DỤ NÀO KHÁC CŨNG TƯỢNG TRƯNG CHO TÍNH CÁCH VÀ CUỘC SỐNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM PHONG KIẾN?

? MÔTÍP TRONG BÀI CA DAO THAN THÂN LÀ GÌ? NÓ CÓ Ý NGHĨA GÌ? THỬ CHO MỘT VÀI VÍ DỤ?

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1024Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 14: Những câu hát châm biếm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4- Tiết 14
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về chủ đề châm biếm.
- Hiểu và thuộc các bài ca dao trong văn bản.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
2/. Kiểm tra bài cũ
? Đọc thuộc lòng các bài ca dao than thân? Em xúc động nhất bài nào? Vì sao?
? Hình ảnh con cò trong bài ca dao gợi cho em hình dung về đời sống và tâm hồn người nông dân Việt Nam xưa như thế nào? Ngoài con cò, em có biết còn những hình ảnh ẩn dụ nào khác cũng tượng trưng cho tính cách và cuộc sống người nông dân trong xã hội Việt Nam phong kiến?
? Môtíp trong bài ca dao than thân là gì? Nó có ý nghĩa gì? Thử cho một vài ví dụ?
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Trong xã hội phong kiến Việt Nam xưa không thiếu gì những chuyện buồn cười, những việc, những người đáng cười, đáng chê, đáng phê phán. Ca dao – dân ca cổ truyền đã làm việc đó một cách rất thú vị bằng tiếng cười trào lộng lành mạnh, khoẻ khoắn qua ch2um bài ca châm biếm. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một vài bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
HĐ1: GV hướng dẫn HS đọc các bài ca dao châm biếm.
Bài 1: Đọc nhanh, gay chú ý.
Bài 2,4 : chậm
Bài 3: To rõ
GV đọc mẫu
HĐ2: Tìm hiểu văn bản.
GV gọi HS đọc bài 1.
? Đọc bài ca dao em thấy hai câu đầu nói đến hình ảnh gì? Mượn hình ảnh ấy nói đến ai?
? Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào?
? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì?
? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?
? Trong lời giới thiệu từ nào lặp lại nhiều lần?
GV cho HS đọc bài 2
? Hãy cho biết cảm nhận ban đầu của em về bài ca dao?
? Đối tượng đi xem bói là ai?
? Tại sao tác giả chọn người phụ nữ?
? Bài ca dao phê phán đối tượng nào trong xã hội?
 GV chốt: Hiện tượng mê tín dị đoan đến nay vẫn còn tồn tại trong xã hội.
Dân gian còn không ít câu như:
- “Tiền buộc dãi yếm bo bo
Đem cho thầy bói đâm lo vào người.”
- “Bói ra ma, quét nhà ra rác.”
GV cho HS đọc bài 3
? Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa?
? Qua đây, người sáng tác muốn châm biếm phong tục gì trong xã hội Việt Nam xưa?
GV cho HS đọc bài 4.
? Bài ca dao tả ai? Em hiểu cậu cai là hạng người nào trong xã hội phong kiến?
? Chân dung cậu cai miêu tả như thế nào?
? Cách gọi cậu có tỏ thái độ tôn trọng?
GV chốt : gọi là cậu cai hàm ý mỉa mai, chế giễu tính tỏ ra uy quyền, khoe khoang, hống hách, quát nạt, hành hạ, sách nhiễu dân lành.
“Cậu cai buông áo em ra
Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa”
HĐ3: Tổng kết
? Qua bài học, em cho biết đối tượng nào được nói đến ở đây? Và mục đích nói để làm gì?
=> HS đọc
=> Hình ảnh con cò(cái cò) -> Cuộc đời, thân phận của người nông dân.
=> Để mỉa mai, rêu rao việc cầu hôn của “chú tôi”.
=> Hạng người nghiện ngập và lười biếng.
=> Hay tửu, hay tăm, hay nước chè đặc, hay nằm -> lặp từ
=> Lời thầy bói nói với người xem bói -> châm biếm, gay cười.
=> Phụ nữ (cô)
=> Người phụ nữ thường nhẹ dạ, cả tin.
=> Phê phán thầy bói và nạn mê tín dị đoan.
=> Con cò: nông dân
- Cà cuống : những người tai to, mặt bự.
Chào mào, chim ri : cai lệ, lính lệ.
-> Cảnh tượng không phù hợp với đám ma vào đánh chén vui vẻ.
=> Hủ tục tang ma gay phiền hà, tốn kém cho gia đình người thiệt phận, cho cả hàng xóm mạc,.. . 
=> Tả chân dung cai lệ – người làm chức cai – chỉ huy một nhóm trên dưới chục lính lệ canh gác và phục dịch nơi phủ, huyện thời phong kiến.
=> Nón lông gà, ngón tay đeo nhẫn, áo ngắn, quần dài -> Nghệ thuật châm biếm, phóng đại.
=> Cậu : vừa ra vẻ tôn kính là người thuộc hàng quyền quý vừa châm chọc mát mẻ.
I. ĐỌC VĂN BẢN
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
Bài 1:
- Cái cò lặn lội 
- Cô yếm đào .
-  hay tửu  hay tăm 
-  hay nước  hay nằm 
-> Lặp từ, liệt kê.
=> Châm biếm người nghiện ngập, lười lao động.
Bài 2: 
- Số cô chẳng giàu thì nghèo
- Số cô có mẹ có cha
- Mẹ  đàn bà ; cha  đàn ông
- Số cô có vợ có chồng
- Con chẳng gái thì trai
-> Nói nước đôi, phóng đại.
=> Châm biếm, phê phán những hiện tượng mê tín dị đoan.
Bài 3:
- Con cò chết rũ 
- Cò con mở lịch 
- Cà cuống uống rượu
- Chim ri ríu rít
=> Phê phán châm biếm thủ tục ma chay trong xã hội cũ.
Bài 4: 
- Cậu cai:
. Tay đeo nhẫn
. Nón lông gà
. Áo mượn
. Quần thuê
-> Phóng đại
=> Thái độ mỉa mai pha chút thương hại.
III. TỔNG KẾT
Ghi nhớ SGK/53
IV: LUYỆN TẬP
BT1/53: Nhận xét sự giống nhau của 4 bài ca dao.
=> Cả 4 bài đều có nội dung nghệ thuật châm biếm.
BT2/53: Những câu hát châm biếm trên có điểm giống truyện cười dân gian là đều tạo cho người đọc một trân cười vui thoải mái hoặc giễu cợt thói hư tật xấu trong xã hội.
	4/. Dặn dò
Học bài và soạn bài mới: “Đại từ”
? Thế nào là đại từ?
? Các loại đại từ?
? Xem trước phần luyện tập.
	5/ Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
-Đại từ là gì?
-Đại từ có mấy loại?

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET14.doc