Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 22 đến tiết 70

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 22 đến tiết 70

A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

I-Chuẩn:

 1. Kiến thức:

 - Giúp HS hiểu được tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản.

 - Tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt

 2. Kỹ năng:

 - Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.

 - Mở rộng vốn từ Hán Việt

 3. Thái độ:

 - Hiểu được tác dụng của từ Hán Việt và yêu cầu về sử dụng từ Hán Việt.

 - Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

 II- Nâng cao, mở rộng:

 Giải thích nghĩa của một số từ Hán Việt.

 

doc 137 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 22 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 01/10/2011
 Ngày giảng: 03/10/2011
 Tiết 22: TỪ HÁN VIỆT ( tiếp theo )
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
I-Chuẩn:
 1. Kiến thức:
 - Giúp HS hiểu được tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản.
 - Tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt
 2. Kỹ năng:
 - Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
 - Mở rộng vốn từ Hán Việt
 3. Thái độ:
 - Hiểu được tác dụng của từ Hán Việt và yêu cầu về sử dụng từ Hán Việt.
 - Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 II- Nâng cao, mở rộng:
 Giải thích nghĩa của một số từ Hán Việt.
B- CHUẨN BỊ:
 + Thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
 + Trò: Sách giáo khoa, đọc kĩ bài và trả lời câu hỏi sgk.
C- PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH:
- Đàm thoại, thảo luận
- Phân tích
- Động não.
D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I- Ổn định: (1’)
 II- Kiểm tra bài cũ: (4’)
 ? Thế nào là từ Hán Việt ? Cho ví dụ minh họa.
 III- Triển khai bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã được học về đơn vị cấu tạo từ Hán Việt và từ ghép Hán Việt. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách sử dụng từ Hán Việt.
 2. Triển khai
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1( 18’): Hướng dẫn HS cách sử dụng từ Hán Việt.
GV gọi HS đọc bài tập a sgk
? Theo em có thể thay các từ Hán Việt đó bằng các từ thuần Việt tương ứng được không? Có phù hợp không?
? Em thử giải nghĩa cac từ Hán Việt ở VD2 ?
 - Kinh đô: Nơi ở và làm việc của vua chúa.
 - Yết kiến: Xin gặp và nói chuyện
 - Trẫm: Cách xưng hô của nhà vua với những người dưới.
 - Bệ hạ, thần: Cách xưng hô của quan lại với vua.
? Qua phân tích ví dụ, các em cho biết người ta sử dụng từ Hán Việt trong các trường hợp nào ?
 HS trả lời, GV nhận xét, chốt ghi nhớ
 Gọi HS cho thêm ví dụ.
 VD: Anh chiến sĩ đã hy sinh trên chiến trường.
 Chuyển ý: Không phải lúc nào cũng sử dung từ Hán Việt được, mà chúng ta phải chú ý tới điều gì?
 GV gọi HS đọc ví dụ và trả lời câu hỏi Sgk
? Trong mỗi cặp câu, câu nào có cách diễn đạt hay hơn? Vì sao? 
 - Câu dưới diễn đạt hay hơn. 
? Khi nói hoặc viết cần chú ý điều gì?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ghi nhớ và gọi HS đọc ghi nhớ.
 Gọi hs cho thêm ví dụ về việc lạm dụng từ Hán Việt.
 VD: Tôi mai táng con chim ngoài vườn.
 Giáo dục kỹ năng sống: trong nói và viết cần sử dụng từ Hán Việt thích hợp, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Hoạt động 2 (12’): Hướng dẫn HS luyện tập.
GV yêu cầu HS đọc, làm bài tập 1
? Chọn những từ ngữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chổ trống?
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 2.
 ? Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí?
 HS trả lời: 
? Nhận xét về việc dùng các từ Hán Việt trong các câu? 
HS trả lời: không hợp lí
I- Sử dụng từ Hán Việt.
 1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm:
 a) Ví dụ:
* VD1: Phụ nữ, từ trần, mai táng, tử thi -> tạo sắc thái trang trọng, tao nhã, 
 * VD2: Kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần -> là những từ cổ -> tạo sắc thái cổ.
b) Ghi nhớ: (sgk)
2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt:
 a) Ví dụ:
 - Đề nghị
 - Nhi dồng
-> Thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng
=> Không nên dùng 2 từ Hán Việt trong 2 trường hợp trên.
 b) Ghi nhớ: (sgk)
II- Luyện tập.
 1. Bài tập 1:
 - Mẹ, thân mẫu
 - Phu nhân, vợ.
 - Sắp chết, lâm chung.
 - Giáo huấn, dạy bảo.
 2. Bài tập 2: 
 - Đặt tên theo từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng.
 3. Bài tập 4:
 - Bảo vệ -> giữ gìn
 - Mĩ lệ -> đẹp đẽ. 
 E- TỔNG KẾT- RÚT KINH NGHIỆM:
 I- Củng cố phần KT- KN(2’):
 ? Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để làm gì?
 ? Vì sao không nên lạm dụng từ Hán Việt?
 II- Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học (3’):
 - Học sinh nắm chắc nội dung bài học
 - Viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ Hán Việt.
 - Chuẩn bị bài Quan hệ từ (tr96), trả lời các câu hỏi:
 ? Thế nào là quan hệ từ?
 ? Cách sử dụng quan hệ từ
 Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi sgk.
 III- Đánh giá chung về buổi học:
 Học sinh về nhà chuẩn bị bài tốt!
 IV- Rút kinh nghiệm:
 .
 .............
 Ngày soạn: 03/10/2011 
 Ngày giảng: 04/10/2011
 Tiết 23: ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM
 A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 I- Chuẩn: 
 1. Kiến thức:
 - HS nắm được các đặc điểm cụ thể của văn bản biểu cảm, đánh giá và biết cách làm loại văn này.
 - Hiểu đặc điểm của phương thức biểu cảm là thường mượn cảnh vật, đồ vật, con người để bày tỏ tình cảm.
 2. Kỹ năng: 
 - Nhận biết đặc điểm chung của văn biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong các văn bản biểu cảm cụ thể.
 - Tạo lập văn bản có sử dụng các yếu tố biểu cảm. 
 3. Thái độ:
 - Thể hiện tình cảm đúng đắn đối với các đối tượng trong từng hoàn cảnh cụ thể.
 II- Nâng cao, mở rộng:
 B- CHUẨN BỊ :
 + Thầy: sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
 + Trò: Sách giáo khoa, đọc và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
 C- PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH
 - Thảo luận, phân tích
 - Động não.
 D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I- Ổn định: (1’)
 II- Kiểm tra bài cũ: (4’)
 ? Văn bản biểu cảm là gì? Các hình thức biểu cảm?
 III- Triển khai bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 Tiết trước, các em đã được tìm hiểu nhu cầu biểu cảm và văn bản biểu cảm. Hôm nay, thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm của văn biểu cảm.
 2. Triển khai
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 (22’): Hướng dẫn HS tìm hiểu các đặc điểm của văn bản biểu cảm. 
GV gọi HS đọc văn bản “Tấm gương”
 ? Bài văn tấm gương biểu đạt tình cảm gì?
 - Tình cảm trong văn bản: Ca ngợi tính chất ngay thẳng, trung thực của con người, ghét thói xu nịnh, dối trá.
 ? Để biểu đạt tình cảm đó tác giả đã làm gì?
 - Không miêu tả cụ thể mà mượn hình ảnh chiếc gương với những tính chất: trung thực, khách quan, ghét thói xu nịnh, dối trá để giúp con người thấy được sự thật. 
 ? Tác giả có miêu tả chi tiết, cụ thể về chiếc gương không?
 - Tác giả không miêu tả chi tiết, cụ thể về chiếc gương. Mà miêu tả để bộc lộ suy nghĩ và tình cảm của mình về một thái độ sống đúng đắn mà thôi.
 ? Bố cục bài văn gồm mấy phần?
 ? Ý nghĩa của từng phần?
 ? Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn? 
 GV gọi HS đọc ví dụ 2 và trả lời câu hỏi.
 ? Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì?
 - Tình cảm của đứa con xa mẹ.
 ? Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp?
 - Bộc lộ trực tiếp qua tiếng kêu, gọi, than vãn. 
 ? Qua tìm hiểu ví dụ, em hãy cho biết văn biểu cảm có những đặc điểm nào?
 HS trả lời
 GV nhận xét, chốt ghi nhớ. Gọi HS đọc lại.
 Hoạt động 2 ( 13’): Hướng dẫn HS luyện tập.
 GV gọi HS đọc bà văn hoa học trò và trả lới câu hỏi.
 ? Bài văn thể hiện tình cảm gì?
 ? Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong văn bản biểu cảm này?
 HS trả lời: 
 ? Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
 - Vì hoa phượng gắn với cuộc sống tuổi thơ, tuổi học trò, gắn với nhà trường.
 ? Hãy tìm mạch ý của bài văn?
 - Hs trả lời, gv nhận xét -> chốt
 ? Bài văn này biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?
 HS trả lời: Biểu cảm vừa trực tiếp vừa gián tiếp: thông qua hình ảnh hoa phượng hoa phượng để nói lên tình cảm con người, nói dến những cuộc chia li.
I- Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm:
 1. Ví dụ:
 a) Ví dụ 1: 
 - Tình cảm: Ca ngợi tính chất ngay thẳng, trung thực, ghét thói xu nịnh, dối trá.
 - Mượn hình ảnh tấm gương với những tính chất: trung thực, khách quan, ghét thói xu nịnh, dối trá -> giúp con người thấy được sự thật.
 => Chiếc gương để tự soi vào lương tâm mình.
 - Miêu tả để bộc lộ suy nghĩ và tình cảm về một thái độ sống đúng đắn.
 - Bố cục: 3 phần
 + Mở bài: Nêu thẳng phẩm chất của tấm gương.
 + Thân bài: Nêu lợi ích của tấm gương đối với người trung thực.
 + Kết bài: Khẳng định lại chủ đề 
 ( Phẩm chất của tấm gương).
 - Tình cảm rõ ràng, chân thực -> tăng tính thuyết phục.
 b) Ví dụ 2:
 - Tình cảm của đứa con xa mẹ: Đau khổ, cô dơn, mong muốn một sự đồng cảm, giúp đỡ.
 - Tình cảm bộc lộ trực tiếp: Tiếng kêu, gọi, than vãn.
 2. Ghi nhớ: (sgk)
 II- Luyện tập:
 1.
 - Bài văn thể hiện tình cảm chia li, nổi nhớ, nổi buồn khi hè về của tuổi học trò.
 - Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò như người bạn, như nhân chứng thời gian của tuổi học trò.
 - Gọi là hoa học trò vì nó gắn với tuổi thơ, gắn với học sinh, với nhà trường.
 2. Mạch ý:
 - Phượng nở, hè sắp về, sắp chia tay
 - Phượng ở lại một mình, thức làm vui cho sân trường.
 - phượng rơi, phượng chờ năm học mới.
 3. Bài văn biểu biểu cảm vừa trực tiếp vừa gián tiếp.
 E- TỔNG KẾT, RÚT KINH NGHIỆM:
 I- Củng cố phần KT- KN: (2’)
 ? Nêu những đặc điểm của văn biểu cảm?
 II- Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học: (3’)
 - Học thuộc các ghi nhớ, nắm được đặc điểm của văn biểu cảm.
 - Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về đêm Trung thu.
 - Chuẩn bị bài Đề văn biểu cảm và cách làm văn biểu cảm.
 + Đề văn biểu cảm bao gồm những phần nào?
 + Các bước làm bài văn biểu cảm?
 III- Đành giá chung về buổi học:
 HS chuẩn bị bài tốt, phát biểu khá sôi nổi.
 IV- Rút kinh nghiệm: 
 ...
 ...
 Ngày soạn: 04/10/2011 
 Ngày giảng: 05/10/2011
Tiết 24 : ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM 
 BÀI VĂN BIỂU CẢM
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 I- Chuẩn :
 1. Kiến thức : Giúp Hs nắm
 - Đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm.
 - Cách làm bài văn biểu cảm.
 2. Kỹ năng :
 - Nhận biết đề văn biểu cảm.
 - Bước đầu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm.
 3. Thái độ :
 - Đi theo trình tự các bước trong làm văn biểu cảm.
 II- Nâng cao, mở rộng :
B- CHUẨN BỊ :
 + Thầy : Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, bài văn mẫu.
 + Trò : Sách giáo khoa, đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK.
C- PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH :
 + Phương pháp : Phân tích, giải quyết vấn đề.
 + KTDH : Động não, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 + Ổn định lớp (1’) 
 + Kiểm tra bài cũ : (4’)
 ? Nêu các đặc điểm của bài văn biểu cảm ? 
 + Triển khai bài mới :
 Giới thiệu bài mới :
 Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu các đặc điểm của bài văn biểu. Để làm một bài văn thì trước hết chúng ta phải xác định yêu cầu của đề bài và các bước làm bài văn biểu cảm. Tiết hôm nay thầy trò chúng ta sẽ tìm hiểu Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm .
 Triển khai :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 :(20’) Hd hs tìm hiểu đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm
GV gọi hs đọc các đề bài.
? Từ ngữ nào trong mỗi đề cho ta biết đối tượng biểu cảm và tình cảm cần thể hiện trong bài làm ?
? Đề văn biểu cảm có cấu trúc như thế nào ?
- Đề văn BC bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần thể hiện trong bài làm.
? Đối tượng biểu cảm trong các đề như thế ... nh, ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng cao.
Nhgiã của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh...
VD: ếch ngồi đáy giếng: chỉ sự hiểu biết hạn hẹp, nông cạn.
-Thành ngữ có thể làm CN, VN trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,...
? Thế nào là điệp ngữ? Điệp ngữ có mấy dạng.
Điệp ngữ: là phép tu từ lặp đi lặp lại 1 từ, ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Điệp ngữ có nhiều dạng:
 + Điệp ngữ cách quãng
 + Điệp ngữ nối tiếp
 + Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
? Thế nào là chơi chữ? Tìm một số ví dụ về các lối chơi chữ.
Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
-Ví dụ:
 + Cóc chết để nhái mồ côi
Chẫu ngồi chẫu khóc chàng ơi là chàng
 + Có con mà chẳng có cha
Có lưỡi, không miệng, đố là vật chi ?
*Hoạt động 2: (18’) HD luyện tập
? Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt đã học.
Nhật (nhật kí): ngày
Quốc (quốc ca): nước
Tam (tam giác): ba
Tâm (yên tâm): lòng, dạ
Thảo (thảo nguyên): cỏ
Thiên (thiên niên kỉ): nghìn
Thiết (thiết giáp): thít lại
Thiếu (thiếu niên, thiếu thời): chưa đủ
Thôn (thôn dã, thôn nữ): thôn quê
Thư (thư viện): sách
Tiền (tiền đạo): trước
Tiểu (tiểu đội): nhỏ
Tiếu (tiếu lâm ): cười
Vấn (vấn đáp): hỏi
Hữu (hữu ích): có
Lực (nhân lực): sức
Mộc (thảo mộc): gỗ
Nguyệt (nguyệt thực): trăng
Bạch (bạch cầu): trắng
Bán (bức tượng bán thân): một nửa
? Tìm một số từ đồng nghĩa và một số từ trái nghĩa với mỗi từ: bé (về mặt kích thước, khối lượng), thắng, chăm chỉ.
? Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt sau:
-Bách chiến bách thắng: trăm trận trăm thắng.
-Bán tín bán nghi: nửa tin nửa ngờ.
-Kim chi ngọc diệp: cành vàng lá ngọc.
-Khẩu phật tâm xà: miệng nam mô bụng bồ dao găm.
? Hãy thay thế những từ in đậm trong các câu sau đây bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương.
-Đồng rộng mênh mông và vắng lặng: đồng không mông quạnh.
-Phải cố gắng đến cùng: còn nc còn tát.
-Làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái: con dại cái mang
-Nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì: giàu nứt đố đổ vách.
I- Lý thuyết:
 1. Từ phức (từ ghép, từ láy), đại từ:
 2. So sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ:
ý nghĩa và chức năng
D.từ, động từ, tính từ
Quan hệ từ
ý nghĩa
Chức năng
Biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất.
Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu.
Biểu thị ý nghĩa quan hệ
Liên kết các thành phần của cụm từ, của câu.
3. Từ đồng nghĩa:
 - Từ đồng nghĩa:
 - Các loại từ đồng nghĩa:
 + Từ đồng nghĩa hoàn toàn
 + Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
 4. Từ trái nghĩa:
 5. Từ đồng âm:
 6. Thành ngữ:
 7. Điệp ngữ:
 8. Chơi chữ:
II- Luyện tập:
 1. Bài tập 1:
Nhật (nhật kí): ngày
Quốc (quốc ca): nước
Tam (tam giác): ba
Tâm (yên tâm): lòng, dạ
Thảo (thảo nguyên): cỏ
Thiên (thiên niên kỉ): nghìn
Thiết (thiết giáp): thít lại
 2. Bài tập 2:
-Bé – to, nhỏ – to, nặng – nhẹ, dài – ngắn, lớn – bé, nhiều – ít.
-Thắng – thua, thắng – bại, hơn- thua
-Chăm chỉ – siêng năng - lười biếng.
 3. Bài tập 3:
-Bách chiến bách thắng: trăm trận trăm thắng.
-Bán tín bán nghi: nửa tin nửa ngờ.
-Kim chi ngọc diệp: cành vàng lá ngọc.
-Khẩu phật tâm xà: miệng nam mô bụng bồ dao găm.
 4. Bài tập 4:
- Đồng không mông quạnh.
- Còn nước còn tát.
- Con dại cái mang
- Giàu nứt đố đổ vách.
E- TỔNG KẾT-RÚT KINH NGHIỆM:
 + Củng cố phần KT-KN: Kết hợp trong giờ học.
 + Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học: (5’)
 Hệ thống và ôn lại các kiến thức về Tiếng Việt đã được học.
 Soạn bài mới: đọc thêm Sài Gòn tôi yêu.
 - Xuất xứ văn bản.
 - Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu.
 - Giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 + Đánh giá chung về buổi học:....................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 + Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ******************************
 Ngày soạn: 21/12/2011
 Ngày giảng: 12/2011
Tiết 70: Đọc thêm SÀI GÒN TÔI YÊU
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 I- Chuẩn:
 1. Kiến thức: Giúp Hs thấy được
 - Những nét đẹp riêng của thành phố Sài Gòn: thiên nhiên, khí hậu, cảnh quan và phông cách con người.
 - Nghệ thuật biểu cảm nồng nhiệt, chân thành của tác giả.
 2. Kỹ năng:
 - Đọc hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 - Biểu hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc qua những hiểu biết cụ thể.
 3. Thái độ:
 - Yêu mến nét đẹp của đất nước, con người Việt nam.
 II- Nâng cao, mở rộng:
B- CHUẨN BỊ:
 + Thầy: SGK, SGV, hệ thống câu hỏi.
 + Trò: SGK, đọc và trả lời các câu hỏi trong sách.
C- PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH:
 + Phương pháp: Phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
 + KTDH: Động não.
D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 + Ổn định: (1’)
 + Kiểm tra bài cũ: Không
 + Triển khai bài mới:
 Giới thiệu bài mới: (1’)
 Sài Gòn ngày xưa là hòn ngọc của Đông Nam Á, nay là thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng, là thành phố trẻ lớn nhất miền Nam, đã hiện lên một cách vừa khái quát, vừa cụ thể trong tình yêu của một người từng sống ở nơi đây hơn nửa thế kỉ như thế nào? Hôm nay, chúng ta sẽ đến thăm Sài Gòn qua những trang tuỳ bút của Minh Hương.
 Triển khai:
 Haọt động cảu thầy và trò
 Nội dung kiến thức
*Hoạt động 1: (8’) Tìm hiểu tác giả tác phẩm.
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Minh Hương và tác phẩm Sài Gòn tôi yêu.
* Hoạt động 2: (15’) HD đọc và chú thích.
- HD đọc: giọng hồ hởi, vui tươi, hăm hở, sôi động, chú ý các từ ngữ địa phương.
- GV đọc mẫu, gọi hs đọc tiếp và nhận xét.
*Hoạt động 3: (12’) HD tìm hiểu văn bản.
? Tác phẩm Sài Gòn tôi yêu được viết theo thể loại nào?
? Có thể chia tác phẩm thành bố cục mấy phần.
Bố cục: 3 phần
 - Từ đầu...họ hàng: Những ấn tượng bao quát về Sài Gòn.
 - Tiếp...hơn năm triệu: đặc điểm cư dân và phong cách người Sài Gòn.
 - Còn lại:Khẳng định tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn.
? Tác giả so sánh Sài Gòn với những ai và cái gì? Tác dụng của so sánh ấy.
- So sánh với thủ đô Hà Nội sắp 1000 năm tuổi, so với Huế, Hải Phòng...hay nhiều thành phố khác trên đất nước ta.
->Cách so sánh khá đa dạng và bất ngờ - Có tác dụng tô đậm cái trẻ trung của Sài Gòn.
=>Thể hiện tình cảm nồng nhiệt của tác giả đối với Sài Gòn.
? Thời tiêt Sài Gòn qua cảm nhận của tác giả như thế nào? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì.
- Sớm: nắng ngọt ngào
- Chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ
- Trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh.
->Miêu tả kết hợp với biểu cảm – Làm cho câu văn có hồn và gợi cảm xúc cho ng đọc.
=>Cảm nhận tinh tế về sự thay đổi nhanh chóng của thời tiết.
? Nhịp sống ở Sài Gòn như thế nào.
? Qau đó thể hiện tình cảm gì của tác giả.
->Sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc câu – Nhấn mạnh không khí ồn ào, sôi động của Sài Gòn.
=>Thể hiện một tình yêu chân thành da diết của tác giả đối với Sài Gòn.
? Cư dân Sài Gòn có những đặc điểm gì.
-Cởi mở, mến khách, dễ hoà hợp.
? Phong cách bản địa của người Sài Gòn như thế nào. 
- Trung thực, ngay thẳng và tốt bụng.
? Các cô gái Sài Gòn được tác giả miêu tả như thế nào. Qua đó thể hiện điều gì ở tác giả.
- Nét đẹp riêng: Nét đẹp trang phục, nét đẹp dáng vẻ, nét đẹp xã giao.
- Vẻ đẹp chung: Giản dị, khỏe mạnh,lễ độ, tự tin.
-> Các vẻ đẹp truyền thống là g.trị bền vững mang bản sắc riêng – Tác giả coi trọng giá trị truyền thống.
+ Đoạn văn trên khiến em liên tưởng tới bài văn nào, của ai,đã học ở lớp 6 ? (Liên tưởng tới hồi kí- tự truyện:Lao xao của Duy Khán)
- Đoạn văn đã đặt ra vấn đề gì ?
-“Thành phố hiếm hoi dần chim chóc. Thì có người.” Câu văn dự báo với chúng ta điều gì ? (Dự báo về những khó khăn và nguy cơ phá hoại môi sinh vì tốc độ công nghiệp hoá ngày càng tăng nhanh, khiến cho đất chật người đông, không khí ô nhiễm càng nặng nề).
? Tác giả thể hiện tình yêu Sài Gòn như thế nào.
- Tôi yêu Sài Gòn da diết 
- Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn và yêu...
->Sử dụng điệp từ – Nhấn mạnh Sài Gòn có những điểm đáng yêu.
=>Yêu quý Sài Gòn đến độ hết lòng, muốn được đóng góp sức mình cho Sài Gòn và mong mọi người hãy đến, hãy yêu Sài Gòn.
? Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản.
? Nêu ý nghĩa của văn bản.
I- Tìm hiểu tác giả, tác phẩm: 
 1. Tác giả: Minh Hương
 - Quê Quảng Nam đã vào sinh sống ở SG trước 1945.
 - Thường viết các thể loại: bút kí, tuỳ bút, tạp văn, phóng sự với những nhận xét tinh tế, dí dỏm và sâu sắc.
 2. Tác phẩm: Đây là bài tuỳ bút rút từ bài bút kí Nhớ... Sài Gòn, tập I của Minh Hương.
II- Đọc và tìm hiểu chú thích:
III- Tìm hiểu văn bản:
 1. Tìm hiểu chung:
 a) Thể loại:
 Tùy bút
 b) Bố cục:
 3 phần
 2. Phân tích:
 a) Những ấn tác giả chung bao quát về Sài Gòn:
* Thành phố 300 năm vẫn trẻ:
* Thời tiết và nhịp sống của Sài Gòn:
 b) Đặc điểm cư dân và phong cách người Sài Gòn:
*Đặc điểm cư dân Sài Gòn:
*Phong cách bản địa của ng SG:
*Phong cách các cô gái SG:
*Thành phố ít chim, đông người:
 c) Tình yêu với Sài Gòn:
 3. Tổng kết:
 a) Nghệ thuật:
 - Tạo bố cục văn bản theo mạch cảm xúc về thành phố Sài Gòn.
 - Sử dụng ngôn ngữ đậm đà màu sắc Nam Bộ.
 - Lối viết nhiệt tình, có lối hóm hỉnh, trẻ trung.
 b) Nội dung: (ghi nhớ)
 * Ý nghĩa: Văn bản là lời bày tỏ tình yêu tha thiết, bền chặt của tác giả đối với thành phố Sài Gòn.
E- TỔNG KẾT-RÚT KINH NGHIỆM:
 + Củng cố phần KT-KN: (5’) (tích hợp bảo vệ môi trường)
 ? Là một học sinh, em làm gì để bảo vệ môi trường sống của mình.
 + Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học: (3’)
 Nắm những nét chính về tác giả và xuất xứ của tác phẩm, thể loại tùy bút.
 Ý nghĩa của văn bản.
 Soạn bài: 
 + Đánh giá chung về buổi học:
.
 + Rút kinh nghiệm:..
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Phuc ki 1 chuan ktkn.doc