Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 5 đến tiết 24

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 5 đến tiết 24

A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Kiến thức: + Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện.

+ Cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa của những bạn chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc tóm tắt cốt truyện một cách mạch lạc, xúc động.

- Thái độ: + Giáo dục HS biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn có hoàn cảnh gia đình bất hạnh.

+ Học tập đức tính vị tha, nhân hậu, tình cảm trong sáng và cao đẹp của anh em Thành, Thủy.

 

doc 56 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 5 đến tiết 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2:
Cuộc chia tay của những con búp bê( 2 tiết)
Bố cục trong văn bản
Mạch lạc trong văn bản
Ngày soạn: 15 tháng 8 năm 2010
Tiết 5: VĂN BẢN: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ	 	
(Khánh Hoài)
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Kiến thức:	+ Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện.
+ Cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa của những bạn chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc tóm tắt cốt truyện một cách mạch lạc, xúc động.
- Thái độ: + Giáo dục HS biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn có hoàn cảnh gia đình bất hạnh.
+ Học tập đức tính vị tha, nhân hậu, tình cảm trong sáng và cao đẹp của anh em Thành, Thủy.
B- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- Ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ
- Đọc văn bản “Mẹ tôi “Ét - môn - đô đê A - mi - xi em thấy người bố có thái độ như thế nào đối với En - ri - cô ? Vì sao?
- Qua bức thư em hiểu mẹ của En - ri - cô là người như thế nào? Bố đã khuyên En - ri - cô điều gì?
- Qua văn bản “Mẹ tôi” tác giả muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
D-Bài mới:
Dẫn vào bài: Trong cuộc sống bên cạnh những trẻ em được sống trong gia đình hạnh phúc, có cha mẹ yêu thương, chăm sóc, được học hành thì cũng có những em có hoàn cảnh bất hạnh phải chia lìa người thân khiến các em đau đớn, xót xa. Đó chính là hoàn cảnh của 2 em Thành, Thủy trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI 
*Hoạt động 1:HDHS tìm hiểu tg-tp
 + Gọi HS đọc chú thích 1/26 --> Tìm hiểu xuất xứ truyện
--> GV bổ sung thêm về quyền trẻ em
 - Cho HS tìm hiểu chú thích từ (2) --> (6)
*Hoạt động 2:HDHS đọc hiểu văn bản
- Chọn một số đoạn tiêu biểu gọi HS đọc-->GV đọc mẫu 1 đoạn
 - Gọi HS tóm tắt truyện (2 em)
*Hoạt động 3:HDHS phân tích văn bản
? Truyện viết về ai? Về việc gì? Ai là nhân vật chính?
 Thảo luận:
 a- Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc chọn ngôi kể này có tác dụng gì? 
+ Ngôi kể: thứ nhất, số ít à tác dụng: đảm bảo tính khách quan đánh giá của người kể, sâu sắc, có tính thuyết phục à tạo nên tính chân thực, cảm động của chuyện, diễn tả sâu sắc những đau khổ, tình cảm trong sáng của hai anh em.
b- Tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của truyện không?
 (Những con búp bê gợi cho em suy nghĩ gì? chúng đã mắc lỗi gì? Chúng có chia tay thật không?)
 - Vì sao chúng phải chia tay? Vậy tên truyện có liên quan gì đến nội dung chủ đề của truyện
--> GV tổng hợp ý kiến của các nhóm
 ? Lệnh chia đồ chơi của mẹ đã dẫn đến tâm trạng của Thành như thế nào?
- Nhìn mắt em, nghĩ đến tiếng khóc của em trong đêm và rất thương em
? Tìm những chi tiết trong truyện để thấy hai anh em Thành, Thủy rất mực gần gũi, yêu thương, chia sẻ và luôn quan tâm đến nhau?
 ? Qua đó em có nhận xét gì về tình cảm của 2 anh em ?
- Cảnh được mô tả đối lập với nỗi đau trong lòng Thành
à Đó là kỷ niệm đẹp về tình anh em và càng thương em hơn.
? Việc đưa vào đoạn văn miêu tả buổi sáng lúc 2 anh em đang buồn có ý nghĩa gì ?
? Ở đoạn này lệnh chia đồ chơi của mẹ lại vang lên gay gắt hơn, vậy tại sao 2 anh em không chịu chia đồ chơi ?
? Lệnh mẹ lại vang lên gay gắt ? Hai anh em đã chia đồ chơi như thế nào ?
? Lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia 2 con búp bê: Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra có gì mâu thuẫn? 
- Mâu thuẫn ở chỗ: Thủy vừa rất giận dữ không muốn chia rẽ 2 con búp bê, vừa lại thương anh và sợ đêm anh không có con vệ sỹ canh gác.
? Theo em có cách nào để giải quyết được mâu thuẫn ấy không?
- Cách giải quyết mâu thuẫn trên là bố mẹ Thủy đoàn tụ, không phải chia búp bê, không phải đau khổ
? Kết thúc truyện Thủy đã lựa chọn cách giải quyết nào? Chi tiết này gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm gì?
==>GV tổng hợp ý --> ghi bảng
Giáo viên tiểu kết: Mượn cuộc chia tay của những con búp bê, tác giả thể hiện tình thương xót về nỗi đau buồn của những trẻ thơ trước bi kịch gia đình: bố mẹ bỏ nhau, anh em mỗi người một ngả, đồng thời khẳng định những tình cảm tốt đẹp, trong sáng của tuổi thơ
- Đọc chú thích 1
- HS đọc văn bản 
-Xung phong trả lời 
- Trình bày ý kiến cá nhân
- Thảo luận nhóm --> trình bày
- HS thay nhau đọc và tóm tắt truyện 
- Nêu ý kiến cá nhân
- Thảo luận nhóm -->Cử đại diện trả lời
- HS thảo luận tổ 
-->Cử đại diện trình bày
- Trao đổi với nhau -->Trả lời
- Học sinh làm việc độc lập, trình bày trước lớp. Lớp góp ý cho hoàn chỉnh
- HS tìm chi tiết, phát biểu , bổ sung.
 - Thủy đem kim chỉ ra sân vận động vá áo cho anh
 - Chiều nào Thành cũng đi đón em
 - “Anh cho em tất ”
 - Em để lại hết cho anh 
 . lấy ai gác đêm cho anh
 - Đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ
- HS đặt mình vào địa vị của nhân vật, tự suy nghĩ và nêu cảm nhận của mình.
- Cả hai anh em không muốn chia đồ chơi vì mỗi em đều muốn dành lại toàn bộ kỷ niệm cho người mình thương yêu, đó cũng là thể hiện sự gắn bó của hai anh em Thành, Thủy không chia đồ chơi còn có ý nghĩa là không muốn xa nhau.
- HS thảo luận nhóm nhỏ,trả lời và bổ sung.
I/ Giới thiệu tác giả , tác phẩm :
 SGK/26
II-Đọc – hiểu văn bản
III-Phân tích :
 1) Tình cảm của 2 anh em Thành, Thủy:
==>Tình cảm trong sáng, cao đẹp, tấm lòng nhân hậu, vị tha của hai anh em.
+ Cuối cùng Thủy để con vệ sỹ cạnh con em nhỏ: gợi ý cho người đọc lòng thương cảm với Thủy, một em bé giàu lòng vị tha (thương anh, thương búp bê, thà mình chịu chia lìa chứ không để búp bê xa nhau, không để người anh thiếu vắng vệ sỹ.
C- Củng cố bài học
? Em hãy nêu lại cảm nhận của em về tình cảm anh em của Thành và Thủy?
? Kể lại một kỉ niệm của anh em trong gia đình em mà em ghi nhớ nhất?
D- Dặn dò về nhà:
- Tiếp tục tìm hiểu nội dung câu chuyện
- Tóm tắt lại nội dung câu chuyện
- Tiếp tục trả lời các câu hỏi trong SGK và trong vở bài tập.
Ngày soạn: 15 tháng 8 năm 2010
Tiết 6: VĂN BẢN: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ (tt)	 	
(Khánh Hoài)
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Kiến thức:	+ Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện.
+ Cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa của những bạn chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc tóm tắt cốt truyện một cách mạch lạc, xúc động.
- Thái độ: + Giáo dục HS biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn có hoàn cảnh gia đình bất hạnh.
+ Học tập đức tính vị tha, nhân hậu, tình cảm trong sáng và cao đẹp của anh em Thành, Thủy.
B- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- Ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ
? Nêu ý nghĩa của tên truyện? Em có cảm nhận gì về nhân vật em Thủy trong đoạn đầu của câu chuyện? 
? Em hãy kể lại tóm tắt nội dung câu chuyện? 
3- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI 
? Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng, và chi tiết nào khiến em cảm động nhất? Vì sao?
- Chi tiết gây cảm động: Cô giáo Tâm tặng Thủy cuốn vở, bút máy nắp vàng và khi nghe Thủy nói cô và cả lớp thốt lên “Trời ơi”, rồi sửng sốt, tái mặt, nước mắt giàn giụa, khóc một to hơn
? Các bạn của Thủy có thái độ như thế nào khi cô giáo thông báo về tình hình gia đình của Thủy và việc Thủy phải theo mẹ về quê ngoại.
- Ngạc nhiên, sau đó thông cảm với nỗi đau bất hạnh của bạn.
- Chi tiết bất ngờ, bàng hoàng nhất là chi tiết khi Thủy cho biết: Em sẽ không được đi học nữa, do nhà bà ngoại xa trờng học quá, nên mẹ bảo sắm cho em 1 thùng hoa quả để ra chợ ngồi bán.
- Giáo viên sơ kết về tình cảm của nhà trường, bạn bè học sinh đối với các em bé có cha mẹ ly hôn, không chỉ là nỗi đau của gia đình, mà là sự bất hạnh, mất cha, mất mẹ, của nhiều em bé hiện nay.
? Em hãy giải thích vì sao lúc dắt em ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại “kinh ngạc khi thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”
- Thành thấy kinh ngạc vì: cuộc sống của con người, thiên nhiên vẫn bình thường, yên ả, tươi đẹp trong khi Thành - Thủy phải chịu cảnh mất mát, đổ vỡ, phải chia tay với đứa em gái bé nhỏ, tâm hồn em như đang nổi dông bão à đây là 1 diễn biến tâm lý được tác giả mô tả rất chính xác, hợp với cảnh ngộ của Thành, càng làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái thất vọng, bơ vơ của nhân vật
? Cử chỉ Thủy để lại con búp bê Em nhỏ cho anh và những lời dặn búp bê có làm em xúc động không ? Tại sao? 
Hoạt động 4: HDHS tổng kết 
?Qua câu truyện này, tác giả muốn gửi gắm đến mọi người điều gì?
? Tại sao nói bố cục mạch lạc của câu chuyện là có tính sáng tạo và đã làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn
? Em thấy cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất này giống với cách kể chuyện nào trong các câu chuyện đã học.
? Truyện đã phản ánh nội dung gì?
Hoạt động 5: HDHS luyện tập 
1. Kể tóm tắt câu chuyện. Cách thể hiện bố cục, nhân vật, chi tiết của vản bản
2. Viết 1 đoạn văn ngắn (5 dòng) chia sẻ với nhân vật Thủy về tình cảm của mình
HS theo dõi chi tiết trả lời :
- Cô giáo tặng Thủy quyển vở và cây bút
 - Việc Thủy phải theo mẹ về quê ngoại và không được đi học nữa khiến mọi người bàng hoàng.
.
- HS cảm nhận và nêu ý kiến.
-Nó như nhắc khẽ: hãy lắng nghe, chú ý những gì diễn ra xung quanh ta, để san sẻ nỗi đau cùng đồng loại à không nên dửng dưng, vô tình
HS đọc ghi nhớ: sách giáo khoa.
III-Phân tích
2) Cuộc chia tay của Thủy ở lớp học
àHậu quả của sự ly dị của cha mẹ dẫn đến sự thất học, phải đi làm để kiếm sống, mất quyền cơ bản của trẻ em là được nuôi nấng, chăm sóc, học tập khi còn nhỏ.
- Tình anh em của Thành và Thủy hết sức sâu sắc và dù trong hoàn cảnh chia ly nào tình cảm ấy vẫn tồn tại mãi mãi như hình ảnh 2 con búp bê vẫn ở lại với nhau.
IV. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Cách kể bằng sự mô tả cảnh vật xung quanh và cách kể bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật .
2. Nội dung
- Tình cảm yêu thương sâu sắc của 2 anh em Thành - Thủy
- Nỗi đau khổ khi gia đình, bố mẹ chia tay
- Tấm lòng khát khao hạnh phúc trọn vẹn của những em bé
V. Luyện tập
C- Củng cố bài học 
? Câu chuyện đã để lại cho em ý nghĩa gì về hạnh phúc gia đình, về nhiệm vụ của cha mẹ đối với con cái ?
D- Dặn dò về nhà
- Tiếp tục tìm hiểu về ý nghĩa nhân đạo của văn bản ?
- Qua văn bản em rút ra được bài học gì cho bản thân trong việc vun đắp hạnh phúc gia đình và làm cha mẹ vui lòng.
- Soạn bài tiếp theo : Những câu hát về tình cảm gia đình.
Ngày soạn:15 tháng 8 năm 2010
Tiết 7: BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
A-Mục tiêu:
- Kiến thức:	
+ HS thấy tầm quan trọng của bố cục trong văn bản , trên cơ sở đó có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản .
+ Hiểu được thế nào là một bố cục rành mạch và hợp lý để bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng biết cách bố trí sắp xếp các phần các đoạn theo một trình tự hợp lý.
- Thái độ: Hiểu được tầm quan trọng của bố  ... tháng 9 năm 2010
Tiết: 22 - TỪ HÁN VIỆT (TT)
 A-Mục tiêu cần đạt 
- Kiến thức: Hiểu được sắc thái ý nghĩa của từ Hán Việt .
- Kĩ năng: Phân biệt được các sắc thái của từ Hán Việt .
- Thái độ: GD HS có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B- Tiến trình lên lớp
1- Ổn định tổ chức 
2-Kiểm tra bài cũ:
? Đơn vị để cấu tạo từ Hán Việt là gì? Các yếu tố Hán Việt có những đặc điểm gì? 
? Có mấy loại từ ghép Hán Việt – Nêu rõ từng loại-cho ví dụ?
3-Bài mới:
* Vào bài: GV đưa ra một số từ Hán Việt : phụ nữ, phu nhân, tử thi, từ trần-HS tìm những từ thuần Việt có nghĩa tương đương. Tại sao có lúc ta không dùng từ thuần Việt mà lại dùng những từ Hán Việt đó. Vậy giữa chúng có sự khác nhau về sắc thái, ý nghĩa như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG GHI
Hoạt động 1 :HDHS sử dụng từ Hán Việt 
- GV treo bảng phụ ghi các VD SGK/81, 82 (1a).
? Tại sao các câu văn dùng từ Hán Việt (in đậm) mà không dùng các từ thuần Việt có nghĩa tương tự?
+ Đọc VD 1b.
? Các từ Hán Việt (in đậm) tạo sắc thái gì cho đoạn trích? 
 à Qua các VD trên em hãy cho biết trong nhiều trường hợp người ta dùng từ Hán Việt để làm gì? 
 + Gọi HS đọc ghi nhớ: SGK/ 82
Hoạt động 2 :HDHS tìm hiểu mục II 
+ Đọc các bài tập SGK
 ? Theo em, trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nào có cách diễn đạt hay hơn?
? Khi nói và viết ta phải như thế nào ? 
Hoạt động 3: HD luyện tập 
? Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống ở các câu.
- GV cho HS xung phong lên bảng trình bày.
 à HS nhận xét à GV nhận xét, ghi điểm
? Vì sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí?
+ Đọc đoạn văn.
? Tìm những từ ngữ Hán Việt tạo sắc thái cổ xưa?
à GV chỉ định HS trình bày.
- Đọc VD
- Thảo luận nhóm à đại diện trả lời.
- Cá nhân trả lời
- Đọc
- Đọc.
- Cá nhân trình bày.
Đọc ghi nhớ/ SGK 
- Đọc bài tập .
- Trình bày cá nhân.
- Ý kiến cá nhân.
- HS lên bảng làm bài.
I/ Sử dụng từ Hán Việt :
 * Bài tập :
 - Từ Hán Việt : phụ nữ, từ trần, mai táng à Tạo sắc thái trang trọng.
 - Từ: tử thi à Tạo sắc thái tao nhã, lịch sự
- phong, tiểu tiệnàTránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
 - Từ: Kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ à Tạo sắc thái cổ
 * Ghi nhớ: SGK/ 82
II/ Không nên lạm dụng từ Hán Việt 
* Bài tập:
 - Chọn a2, b2.
* Ghi nhớ: SGK/ 83
III/ Luyện tập:
 1) Điền vào chỗ trống.
 a- 1: mẹ c- 1: sắp chết
 2: thân mẫu. 2: lâm chung.
 b- 1: phu nhân d- 1: dạy bảo
 2: vợ. 2: giáo huấn.
 2) Người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí vì nó tạo nên sắc thái trang trọng.
 3) Những từ Hán Việt tạo sắc thái cổ xưa:
 Giảng hòa, cầu thân, hòa hiếu, nhan sắc tuyệt trần.
C- Củng cố bài học :
? Trường hợp nào sau đây không nên dùng từ Hán Việt :
A-Thầy giáo dang giúp học sinh hồi tưởng lại kiến thức của bài trước 
B-Các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh vì tổ quốc 
C-Cô ấy đã dể lại kỉ vật trước lúc ra đi 
D-Chúng ta ai ai cũng cần phải có tinh thần ái quốc
D-Hướng dẫn tự học:
 1) Bài vừa học: 
- Học thuộc 2 ghi nhớ. 
 - Làm bài tập 4/84 
	 2) Bài sắp học: Đặc điểm của văn bản biểu cảm.
- Đọc các đoạn văn à Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm .
Ngày soạn: 4 tháng 9 năm 2010
Tiết: 23- ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM
A-Mục tiêu cần đạt 
- Kiến thức: + Hiểu được các đặc điểm cụ thể của bài văn biểu cảm .
+ Hiểu đặc điểm của phương thức biểu cảm là thường mượn cảnh vật, đồ vật, con người để bày tỏ tình cảm .
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng biểu cảm thông qua miêu tả.
- Thái độ: GD HS biết yêu cái đẹp, giàu tính nhân vật.
B- Tiến trình lên lớp
1- Ổn định tổ chức 
2-Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là văn biểu cảm ? Nêu một vài tác phẩm biểu cảm mà em đã học? 
? Nêu những cách biểu hiện của văn biểu cảm ? Chỉ ra nội dung biểu cảm trong bài “Bài ca Côn Sơn”?
3-Bài mới:
* Vào bài: Tiết trước ta đã tìm hiểu thế nào là văn biểu cảm , những cách biểu hiện của văn biểu cảm . Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về đặc điểm và cách làm bài băn biểu cảm , bố cục có mấy phần? 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG GHI
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm
? GV cho HS đọc bài văn “Tấm gương” àGV nhận xét - sửa sai
- Bài văn biểu đạt tình cảm gì? 
- Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả đã mượn hình ảnh gì để thổ lộ? 
- Mượn hình ảnh tấm gương để ca ngợi đức tính trung thực của con người. Đó là biện pháp nghệ thuật gì? Cách biểu lộ tình cảm như vậy là trực tiếp hay gián tiếp? (gián tiếp)
- Bố cục bài văn gồm mấy phần? Phần MB và KB có quan hệ với nhau như thế nào ?
- Phần TB nêu lên những ý gì? Những ý đó có liên quan tới chủ đề bài văn như thế nào ?
- Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng chân thực không? à điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn ?
 à Vậy theo em mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt mấy tình cảm ?
 + GV gọi HS đọc đoạn văn 2 SGK/86.
- Đoạn văn biểu đạt tình cảm gì? Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp?
- Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét của mình?
 (tiếng kêu, lời than, câu hỏi biểu cảm)
àTóm lại: Có mấy cách biểu đạt tình cảm ? Bố cục bài văn gồm có mấy phần? Tình cảm trong bài văn phải như thế nào 
Hoạt động 2: HDHS luyện tập
+ Đọc bài văn :
?Bài văn “Hoa học trò” thể hiện tình cảm gì? Để biểu đạt tình cảm ấy tác giả mượn hình ảnh nào?
? Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
- Bài văn gồm mấy đoạn? Nêu ý chính từng đoạn?
- Bài văn được viết theo trình tự nào?
Tình cảm trong bài văn được bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp?
- Đọc 
- Thảo luận nhóm à đại diện trình bày ý kiến.
- Cá nhân trả lời
- Đọc
- Ý kiến cá nhân.
- Đọc
- Thảo luận nhóm à Đại diện trình bày.
- Đọc ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu bài tập, thảo luận nhóm và trả lời.
I/ Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm :
 * Bài tập : văn bản “Tấm gương”
 - Bài văn ca ngợi đức tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh, dối trá.
 - Bố cục: 3 phần.
 + MB: Nêu phẩm chất của gương.
 + TB: Ích lợi của tấm gương.
 + KB: Khẳng định lại chủ đề.
àBố cục được biểu hiện theo mạch tình cảm. 
 * Bài tập 2: 
- Thể hiện tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ và thông cảm.
- Tình cảm của nhân vật được biểu hiện một cách trực tiếp.
* Ghi nhớ: SGK/ 86
II/ Luyện tập:
 1) Bài văn : Hoa học trò:
a- Bài văn biểu hiện nỗi buồn khi xa bạn vào lúc nghỉ hè.
- Hoa phượng: là người bạn để tác giả thể hiện tình cảm .
- Hoa phượng-Hoa học trò à Phượng là loài hoa gần gũi với học trò, với mùa hè.
b- Đoạn văn được viết theo mạch tình cảm của tác giả .
c- Tình cảm trong bài văn bộc lộ gián tiếp.
C- Củng cố
?Nêu những đặc điểm của văn biểu cảm ?
Hs nhắc lại kiến thức
 D-Hướng dẫn tự học:
 1) Bài vừa học: 
- Học thuộc ghi nhớ. 
 - Làm bài tập 3,4/87 
2) Bài sắp học: Chuẩn bị: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm .
- Trả lời các câu hỏi SGK/87, 88
Ngày soạn: 4 tháng 9 năm 2010
Tiết: 24- ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM 
A-Mục tiêu cần đạt: 
- Kiến thức: Nắm được kiểu đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm .
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết đề văn.
- Thái độ: GD HS biểu hiện tình cảm yêu quê hương, yêu con người.
B- Tiến trình lên lớp
1- Ôn định tổ chức 
2-Kiểm tra bài cũ:
? Hãy nêu những đặc điểm của văn biểu cảm .
3-Bài mới:
* Vào bài: Vừa qua chúng ta đã tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm . Vậy cách làm bài văn biểu cảm và cách đánh giá ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG GHI
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm :
+ GV gọi HS đọc các đề bài (bảng phụ)
- Đề văn biểu cảm thường chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm biểu hiện.
- Em hãy chỉ ra nội dung trong các đề bài trên là gì?
- Gạch dưới các từ quan trọng.
? Hãy trình bày lại các bước của quá trình tạo lập văn bản?(ghi điểm)
 + Gọi HS đọc đề bài 2.
? Đối tượng để nêu cảm nghĩ mà đề văn nêu ra đó là gì?
? Em thử hình dung và hiểu thế nào về đối tượng ấy?
 à Gợi ý: + Từ thuở ấu thơ có ai không nhìn thấy nụ cười của mẹ không ?
 + Có phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười không ? Đó là những khi nào?
 + Những khi mẹ nở nụ cười em thấy như thế nào ?
 + Làm thế nào để em luôn thấy nụ cười của mẹ?
àCho HS sắp xếp các ý tìm được thành dàn ý?
à GV nhận xét, thống nhất dàn ý à ghi bảng.
- GV phân công nhóm viết các phần: MB, TB, KB.
- Viết xong HS đọc lại, sửa sai.
+ Gọi HS đọc ghi nhớ: SGK/ 88
Hoạt động 2: HDHS luyện tập
+ Đọc bài văn :
- Bài văn biểu đạt tình cảm gì? Với đối tượng nào?
- Em hãy đặt nhan đề và đề bài cho bài văn trên?
- Hãy lập dàn ý cho bài văn trên.
- Bài văn có cách biểu đạt như thế nào ? Tìm những câu văn thể hiện rõ tình cảm của tác giả ?
- Đọc 
- HS gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- HS trả lời cá nhân
- Đọc
- Cá nhân trình bày.
- Thảo luận nhóm àđại diện trình bày
- Đọc 
- Đọc
- Ý kiến cá nhân.
Thảo luận nhóm à Đại diện trình bày.
HS đọc ghi nhớ
- Đọc bài tập và thảo luận, đại diện nhóm trình bày, HS bổ sung.
I/ Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm :
 1) Đề văn biểu cảm :
a- Cảm nghĩ về dòng sông (hoặc cánh đồng, vườn cây)
 b- Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.
 c- Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
 d- Vui buồn tuổi thơ.
 e- Loài cây em yêu.
 2) Các bước làm bài văn biểu cảm :
 * Đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
 a- Tìm hiểu đề, tìm ý:
 - Yêu cầu đề bài: Phát biểu cảm xúc và suy nghĩ về nụ cười của mẹ.
 - Đối tượng: Nụ cười của mẹ.
 b- Lập dàn ý:
 - MB: Nêu cảm xúc của em đối với nụ cười của mẹ.
 - TB: Nêu các biểu hiện, sắc thái nụ cười của mẹ.
 + Nụ cười vui, thương yêu.
 + Nụ cười khuyến khích.
 + Nụ cười an ủi.
 + Những khi vắng nụ cười của mẹ.
 - KB: Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.
 c- Viết bài:
 d- Đọc, sửa sai: 
 * Ghi nhớ: SGK/ 88
II/ Luyện tập:
 1) Đọc bài văn của Mai Văn Tạo:
 a- Bài văn thổ lộ tình cảm tha thiết đối với quê hương An Giang.
 b- Dàn bài:
 - MB: Giới thiệu tình yêu quê hương An Giang.
 - TB: Biểu hiện tình yêu mến quê hương.
 +Tình yêu quê từ tuổi thơ.
 +Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước.
 - KB: Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải, trưởng thành.
 c- Tình cảm trong bài được biểu đạt trực tiếp (qua câu văn)
C- Củng cố
? Em hãy nhắc lại các bước xác định yêu cầu của đề và cách triển khai đề thành bài văn biểu cảm
D-Hướng dẫn tự học:
 1) Bài vừa học: 
- Cần nắm vững các bước làm bài văn, học thuộc ghi nhớ.
 - Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài 2.
	 2) Bài sắp học: Soạn bài: Sau phút chia ly, Bánh trôi nước.
- Đọc kĩ từng bài thơ (phần tác giả , chú thích )
- Trả lời các câu hỏi SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 3 cot moi.doc