Giao an Tự chọn môn Vật lý 7 kỳ II

Giao an Tự chọn môn Vật lý 7 kỳ II

GIAO AN TỰ CHỌN MÔN VẬT LÝ 7

 CHỦ ĐỀ BÁM SÁT

CHỦ ĐỀ 1 : DÒNG ĐIỆN

CHỦ ĐỀ 2 : CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN

CHỦ ĐỀ 3 : HIẸU ĐIỆN THẾ,CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

MỤC TIÊU ;

SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT

 1- Mô tả một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.

 2- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (Chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện).

 

doc 22 trang Người đăng vultt Lượt xem 1042Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giao an Tự chọn môn Vật lý 7 kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIAO AN TỰ CHỌN MƠN VẬT LÝ 7
 CHỦ ĐỀ BÁM SÁT
CHỦ ĐỀ 1 : DỊNG ĐIỆN 
CHỦ ĐỀ 2 : CÁC TÁC DỤNG CỦA DỊNG ĐIỆN 
CHỦ ĐỀ 3 : HIẸU ĐIỆN THẾ,CƯỜNG ĐỘ DỊNG ĐIỆN
MỤC TIÊU ;
SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
	1- Mô tả một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
	2- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (Chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện).
HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
1- Biết chỉ có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
	2- Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
	3- Biết vật mang điện tích âm nhận thêm electron, và vật mang điện dương mất bớt electron
 DONG DIEN 
1- Mô tả một thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện (bóng đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt điện quay) và nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
	2- Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng (cực dương và cực âm của pin hay acquy).
	3- Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động, đèn sáng
1- Mô tả một thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện (bóng đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt điện quay) và nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
	2- Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng (cực dương và cực âm của pin hay acquy).
	3- Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động, đèn sáng.
CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
1- Nhận biết trên thực tế chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất
 không cho dòng điện đi qua.
	2- Kể tên một số vật dẫn điện (hoặc vật liệu dẫn điện) và chất cách điện (hoặc vật liệu cách 
điện) thường dùng.
	3- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN – CHIỀU DÒNG ĐIỆN
1- Vẽ đúng sơ đồ của một mạch điện thực (hoặc ảnh vẽ, hoặc ảnh chụp của mạch 
điện thật) 
loại đơn giản.
	2- Mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho.
	3- Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng 
như chỉ
 đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực.
TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG
CỦA DÒNG ĐIỆN
1- Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên và kể 5 
dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.
	2- Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại đèn.
TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ
CỦA DÒNG ĐIỆN
1- Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện.
	2- Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện.
	3- Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể con người.
CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
1- Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện của nó càng lớn và tác dụng
 của dòng điện càng mạnh.
	2- Nêu được đơn vị của cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A.
	3- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện (lựa chọn ampe kế thích hợp và mắc
 ampe kế đúng
HIỆU ĐIỆN THẾ
1- Biết được hai cực của nguồn điện có sự nhiễm điện khác nhau và giữa chúng có một hiệu điện thế.
	2- Nêu được đơn vị của hiệu điện thế là vôn (V).
	3- Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của pin hay acquy và xác định rằng hiệu điện thế này (đối với pin còn mới) có giá trị bằng số von ghi trên vỏ pin.
BÀI TẬP VẬN DỤNG TRONG SÁCH GIÁO KHOA VÀ SÁCH BÀI TẬP.
BÀI 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT.
Giải thích hiện tượng sấm sét?
C1: Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, hanh, khi chải đầu bằng lược nhựa nhiều sợi tóc bị lược nhựa kéo hút thẳng ra?
C2: Khi thổi vào mặt bàn thì bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh mà bụi lại bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí?
C3: Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?
17.1: Có các vật sau: bút chì vỏ gỗ, bút bi vỏ nhựa, lưỡi kéo cắt giấy, chiếc thìa kim loại, lược nhựa, mảnh giấy. Dùng mảnh vải khô lần lượt cọ xát chúng rồi đưa lại gần các vụn giấy. Cho biết vật nào bị nhiễm điện? Vì sao?
17.3: Đục một lỗ nhỏ ở đáy vỏ chai nhựa để tạo một tia nước nhỏ. Đưa đầu một thước nhựa lại gần tia nước trong 2 trường hợp: khi chưa cọ xát thước và sau khi đã cọ xát thước.
a.	Mô tả hiện tượng xảy ra đối với tia nước trong 2 trường hợp trên.
b.	Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?
17.4: Vào những ngày thời tiết hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng tối ta còn thấy các chớp sáng li ti. Giải thích hiện tượng trên?
BÀI 18: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH.
C1: Đặt thanh nhựa lên trục quay sau khi đã được cọ xát bằng mảnh vải khô. Đưa mảnh vải này lại đầu thanh nhựa thì thấy chúng hút nhau. Biết rằng mảnh vải cũng bị nhiễm điện, hỏi nó nhiễm điện gì?
C2: Trước khi cọ xát, trong mỗi vật có các điện tích hay không? Chúng tồn tại ở các loại hạt nào?
C3: Tại sao trước khi cọ xát, vật không hút được các vụn giấy nhỏ?
	C4: Sau khi cọ xát thước nhựa vào mảnh vải, vật nào nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron?
	18.2: 
18.3: Sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện và lược nhựa nhiễm điện âm.
a.	Hỏi sau khi chải tóc bị nhiễm điện gì? Các electron dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc hay ngược lại?
b.	Vì sao có những lần sau khi chải tóc ta thấy có một vài sợi tóc dựng đứng lên?
18.4: Thí nghiệm cho thấy lược nhựa hút mảnh nilon. Hải cho rằng cả 2 vật trên đều bị nhiễm điện (khác loại), Sơn cho rằng chỉ 1 trong 2 vật trên bị nhiễm điện. Làm cách nào để biết Hải đúng hay Sơn đúng?
BÀI 19: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN.
C3: Kể tên các nguồn điện mà em biết.
C4: Viết 3 câu với các cụm từ sau: đèn điện, quạt điện, dòng điện, điện tích.
C5: Kể tên 5 dụng cụ điện sử dụng nguồn điện là pin mà em biết.
C6: Nguyên tắc hoạt động của đinamô xe đạp.
BÀI 20: CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN – DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI.
C1: Trong các vật sau đây, vật nào là vật dẫn điện, vật nào là vật cách điện: đoạn dây thép, đoạn dây đồng, vỏ nhựa dây điện, đoạn ruột bút chì, miếng sứ, đoạn dây sắt, vỏ gỗ bút chì.
Vật dẫn điện.	Vật cách điện.
C2: Kể tên 3 vật liệu dẫn điện, 3 vật liệu cách điện.
Vật liệu dẫn điện.	Vật liệu cách điện.
C3: Hãy nêu một số trường hợp chứng tỏ không khí ở điều kiện bình thường là vật cách điện.
C5: Sau khi electron tự do thoát khỏi nguyên tử kim loại, phần còn lại của nguyên tử mang điện gì? Vì sao?
	C6: Các electron tự do trong kim loại bị cực nào của nguồn điện đẩy, bị cực nào của nguồn điện hút? Vì sao? Vẽ mũi tên cho mỗi electron để chỉ chiều dịch chuyển có hướng của chúng.
20.1: Quả cầu A bị nhiễm điện, 2 lá nhôm mỏng gắn với nó xoè ra.
a.	Tại sao 2 lá nhôm này xoè ra?
b.	Nếu nối 2 quả cầu bằng một thanh nhựa thì có hiện tượng gì xảy ra?
c.	Nếu nối 2 quả cầu bằng một thanh nhôm có tay cầm bằng nhựa thì có hiện tượng gì xảy ra?
20.3: Dưới gầm các ôtô chở xăng bao giờ cũng có một sợi dây xích bằng sắt. Một đầu được nối với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Cho biết sợi dây xích này được dùng như thế để làm gì? Tại sao?
20.4: Mô tả cách sử dụng một đèn pin để xác định xem các vật sau là vật dẫn điện hay vật cách điện: giấy bạc, giấy trang kim.
BÀI 21: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN – CHIỀU DÒNG ĐIỆN.
C1: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm có nguồn điện, công tắc, bóng đèn.
C2: Vẽ một sơ đồ khác bằng cách thay đổi vị trí các ký hiệu.
C4: So sánh chiều qui ước của dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại.
C5: Xác định chiều dòng điện trong các sơ đồ sau:
 C6: Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin và xác định chiều dòng điện khi công tắc đóng.
1.2: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm và dùng mũi tên để chỉ chiều dòng điện:
a.	Nguồn điện, đèn, công tắc mở.
b.	2 nguồn nối tiếp, đèn, công tắc đóng.
21.3: Quan sát đinamô trong xe đạp ta thấy chỉ có một dây dẫn nối từ đinamô tới bóng đèn.
a.	Vì sao đèn vẫn sáng khi đinamô hoạt động?
b.	Vẽ sơ đồ mạch điện.
BÀI 22: TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN.
C1: Kể tên một số thiết bị điện được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua.
C2: 
a.	Khi đèn sáng, bóng đèn có nóng lên không? Làm sao ta biết?
b.	Bộ phận nào của đèn bị đốt nóng mạnh nhất và phát sáng? 
c.	Khi đèn sáng bình thường, dây tóc có nhiệt độ khoảng 2500oC. Hãy giải thích vì sao dây tóc bóng đèn thường được làm bằng Vônfram?
C3: Khi có dòng điện chạy qua một dây sắt thì có hiện tượng gì xảy ra? Điều đó chứng tỏ dòng điện đã gây ra tác dụng gì đối với dây sắt?
C4: Giải thích công dụng của cầu chì (biết rằng nhiệt độ nóng chảy của chì là 327oC)?
C5: Nhận xét về 2 đầu dây bên  ... ệu điện thế khác không?
a) Giữa A và B.	c) Giữa D và E.
b) Giữa E và C.	d) Giữa A và D.
58.	Trường hợp nào sau đây có hiệu điện thế khác 0?
a) Giữa 2 cực của một pin còn mới chưa mắc vào mạch.	c) Giữa 2 cực của pin trong mạch.
b) Giữa 2 đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch.	d) Giữa 2 đầu bóng đèn đang sáng.
59.	Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi:
a) Mạch điện có dây dẫn ngắn.	c) Mạch điện không có cầu chì.
b) Mạch điện dùng pin hay ắc qui để thắp sáng đèn.	d) Mạch điện bị nối tắt giữa 2 cực (dòng điện chỉ đi qua dây dẫn).
60.	Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, sơ đồ nào có Ampe kế mắc đúng để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn khi công tắc đóng?
61.	Một bóng đèn thắp sáng bình thường với cường độ 0,45A. Cần sử dụng loại cầu chì nào sau đây để lắp vào mạch điện?
a) Loại cầu chì 3A.	c) Loại cầu chì 0,5A.
b) Loại cầu chì 1A.	d) Loại cầu chì 0,2A.
62.	Lõi dây bị hở cần khắc phục. Cách nào sau đây là an toàn điện nhất?
a) Dùng băng dính cách điện quấn chặt và kín chỗ hở.	c) Dùng bút thử điện kiểm tra rồi dùng băng giấy quấn chặt và kín.
b) Dùng băng vải quấn chặt và kín chỗ dây hở.	d) Đứng trên ghế nhựa, dùng bút thử điện kiểm tra. Nếu không có điện mới dùng băng dính quấn chặt và kín.
63.	Để đo số vôn trên vỏ của một pin còn mới thì làm cách nào?
a) Mắc 2 chốt bất kỳ của Vôn kế vào 2 cực của pin.	c) Chỉ cần mắc 1 trong 2 chốt của Vôn kế vào một cực của pin.
b) Mắc chốt (+) của Vôn kế vào cực (+) của pin, chốt (-) với cực (-) để hở.	d) Dùng pin thắp sáng bóng đèn rồi mắc chốt (+) của Vôn kế vào cực (+) của pin, chốt (-) với cực (-). 
64.	Bóng đèn pin sáng bình thường với dòng điện có cường độ 0,4A. Dùng Ampe kế nào sau đây là phù hợp để đo cường độ dòng điện chạy qua đèn?
a) Ampe kế có GHĐ là 50mA.	c) Ampe kế có GHĐ là 1A.
b) Ampe kế có GHĐ là 500mA.	d) Ampe kế có GHĐ là 4A.
65.	Ở tiệm điện, một khách mua một số dụng cụ điện gồm: 1 pin, 1 ắc qui, 1 ổ cắm điện, 1 bóng đèn, 1 quạt điện. Giữa 2 đầu dụng cụ nào có hiệu điện thế?
a) Pin, ắc qui.	c) Bóng đèn, quạt điện.
b) Pin, ổ cắm.	d) Tất cả các thiết bị trên.
66.	Hiệu điện thế được đo bằng dụng cụ nào sau đây?
a) Ampe kế.	c) Nhiệt kế.
b) Vôn kế.	d) Lực kế.
BÀI TẬP ĐIỀN KHUYẾT:
1.	Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng  các vật khác và  bóng đèn bút thử điện.
2.	Các vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác và làm sáng bóng đèn bút thử điện được gọi là vật .
3.	Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì nhiễm điện , khi đặt gần nhau thì chúng .
4.	Có  loại điện tích, đó là điện tích  và điện tích . Các vật mang điện tích  thì đẩy nhau,  thì hút nhau.
5.	Hai vật hút nhau thì  bị nhiễm điện, hoặc  bị nhiễm điện (trái dấu).
6.	Thanh nhựa được cọ xát với  nhiễm điện , thanh thuỷ tinh cọ xát với  nhiễm điện .
7.	Thanh nhựa cọ xát với mảnh vải làm cả 2 cùng bị nhiễm điện. Khi đó mảnh vải  các electron.
8.	Nguyên tử gồm  mang điện tích dương và  mang điện tích âm. Ơû trạng thái trung hoà về diện, tổng các điện tích âm của  có  bằng điện tích dương của .
9.	2 quả cầu sau khi bị cọ xát đẩy nhau chứng tỏ chúng bị nhiễm điện .
10.	 có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
11.	Điện tích của mảnh phim nhựa sau khi bị cọ xát tương tự như  trong bình. Dòng các điện tích dịch chuyển tương tự như  .
12.	Bóng đèn bút thử điện sáng lên khi các điện tích  qua nó.
13.	Dòng điện là dòng  dịch chuyển .
14.	Các dụng cụ điện hoạt động khi .
15.	Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện  cho các dụng cụ điện hoạt động.
16.	Mỗi nguồn điện đều có .  (nguồn điện một chiều) có 2 cực cố định là  và .
17.	Dòng điện chạy trong  gồm  được nối với  bằng dây dẫn.
18.	 là chất cho dòng điện đi qua, còn  là chất không cho dòng điện đi qua.
19.	 được gọi là vật liệu dẫn điện khi nó được dùng làm các .
20.	Các điện tích có thể dịch chuyển qua  và không thể dịch chuyển qua .
21.	Các vật liệu dẫn điện thường là . vì trong chúng có các  . Trong mạch điện các  này dây dẫn bị cực âm của nguồn điện , cực dương của nguồn điện  tạo thành . Như vậy dòng điện trong kim loại chính là dòng  .
22.	Các  trong kim loại  tạo thành dòng điện chạy qua nó.
23.	Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí là .
24.	Khi có dòng điện đi qua, các vật dẫn bị . Khi nóng tới  thì vật dẫn .
25.	Dòng điện chạy qua  trong bóng đèn bút thử điện làm nó .
26.	Đèn điốt phát quang (LED) chỉ cho dòng điện đi qua   (từ  qua ). Khi đó đèn .
27.	Thanh nhựa cọ xát với  thì nhiễm điện .
28.	Cuộn dây quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là một  . Khi đó ta nói dòng điện có  vì nó làm cho cuộn dây quấn quanh lõi sắt có , nghĩa là có khả năng hút các vật bằng sắt, thép hoặc làm quay kim nam châm.
29.	Hoạt động của chuông điện dựa trên tác dụng từ của dòng điện.
30.	Dòng điện có  khi đi qua dung dịch muối kim loại vì nó có khả năng làm cho  tách ra khỏi dung dịch và bám vào thỏi than nối với  của nguồn điện.
31.	Đèn bút thử điện và đèn LED hoạt động dựa trên tác dụng  của dòng điện, còn đèn dây tóc hoạt động dựa trên tác dụng  của dòng điện.
32.	Dòng điện chạy qua cơ thể người, động vật có tác dụng  với các biểu hiện như  .
33.	Với 1 bóng đèn nhất định, khi đèn càng  thì số chỉ Ampe kế càng .
34.	Dòng điện ,  càng lớn (số chỉ  càng lớn), tác dụng gây ra .
35.	Khi có sự chênh lệch mức nước giữa 2 điểm thì sẽ có  chảy từ A xuống B. Tương tự như vậy, khi có  giữa 2 đầu bóng đèn thì có  chạy qua bóng đèn.
36.	Hai điểm có sự nhiễm điện  thì giữa hai điểm đó sẽ có một . Nếu nối hai điểm này bằng một vật dẫn thì sẽ có  vật dẫn đó.
37.	Đơn vị đo cường độ dòng điện là , kí hiệu là .
38.	Ampe kế được dùng để đo .
39.	Mắc Ampe kế  vào đoạn mạch sao cho chốt (+) của Ampe kế hướng về phía cực  của nguồn điện.
40.	Không được mắc Ampe kế  vì như vậy sẽ gây ra hiện tượng  có thể làm hư Ampe kế và nguồn điện.
41.	Đơn vị đo hiệu điện thế là , kí hiệu là .
42.	Vôn kế dùng để đo  giữa 2 điểm.
43.	Mắc Vôn kế  vào 2 điểm của mạch để đo hiệu điện thế giữa 2 điểm đó sao cho chốt (+) hướng về phía cực  của nguồn điện.
44.	Cơ thể người là một vật , vì vậy dòng điện có thể   cơ thể khi mạch điện chạm vào  trên cơ thể.
45.	Hiệu điện thế từ  trở lên gây nguy hiểm cho con người.
BÀI TẬP ĐÚNG/ SAI:
1.	Nguyên tử là các hạt nhỏ nhất cấu tạo nên các vật.
2.	Các electron và hạt nhân có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
3.	Có thể làm nhiễm điện mọi vật bằng cách cọ xát.
4.	Nguồn điện trong mạch điện là bộ phận làm cho các điện tích dịch chuyển có hướng.
5.	Thuỷ tinh là vật liệu cách điện.
6.	Có thể làm cho tất cả các vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.
7.	Mạch kín, nguồn điện và đèn hoạt động tốt. Khi công tắc đóng thì đèn sáng.
8.	Electron tự do thoát khỏi nguyên tử mang điện âm nên bị hút về phía cực dương của nguồn điện, phần còn lại của nguyên tử mang điện dương nên bị hút về phía cực âm của nguồn điện.
9.	Thuỷ tinh là vật liệu cách điện.
10.	Có thể làm cho tất cả các vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.
11.	Mạch kín, nguồn điện và đèn hoạt động tốt. Khi công tắc đóng thì đèn sáng.
12.	Electron tự do thoát khỏi nguyên tử mang điện âm nên bị hút về phía cực dương của nguồn điện, phần còn lại của nguyên tử mang điện dương nên bị hút về phía cực âm của nguồn điện.
BÀI TẬP TỰ LUẬN: 
1.	Vì sao lõi của dây điện thường được làm bằng đồng, nhôm nhưng vỏ dây điện lại được làm bằng nhựa? Các chất này được gọi là gì?
2.	Tại sao có những bộ phận dẫn điện trong mạch điện được làm bằng chất có nhiệt độ nóng chảy cao (dây tóc bóng đèn), nhưng lại có những bộ phận được làm bằng chất có nhiệt độ nóng chảy thấp (cầu chì)? Chúng hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện?
3.	Cho mạch điện gồm: 2 nguồn mắc nối tiếp, đèn điốt phát quang, công tắc và dây dẫn. Vẽ sơ đồ mạch điện dùng mũi tên xác định chiều dòng điện trong mạch trong các trường hợp công tắc đóng và công tắc ngắt.
4.	Nhựa, cao su, thuỷ tinh, sứ được dùng làm các bộ phận cách điện. Chúng được gọi là gì? Tại sao nhựa được sử dụng phổ biến nhất?
5.	Tại sao sau khi cọ xát một số vật bị nhiễm điện? Hai vật chà xát với nhau thì chúng nhiễm điện như thế nào?
6.	Đặt câu với các từ: cọ xát, nhiễm điện.
7.	Có những loại điện tích nào? Các điện tích loại nào thì đẩy nhau, loại nào thì hút nhau?
8.	Đặt câu với các cụm từ: vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm, nhận thêm electron, mất bớt electron.
9.	Các vật hay vật liệu nào sau đây là dẫn điện ở điều kiện bình thường: mảnh tôn, đoạn dây nhựa, mảnh polietilen (nilon), không khí, đoạn dây đồng, mảnh sứ.
10.	Kể tên 5 tác dụng chính của dòng điện.
11.	Đặt câu với các từ: hai cực của nguồn điện, hiệu điện thế.
12.	Nêu các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.
13.	Cọ xát mảnh nilon bằng một miếng len, cho rằng mảnh nilon nhiễm điện âm. Khi đó vật nào trong 2 vật này nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron?
14.	Một mạch điện gồm pin, bóng đèn pin, dây nối và công tắc. Đóng công tắc nhưng đèn không sáng. Nêu 2 trong số những chỗ có thể hở mạch và cho biết cách khắc phục.
15.	Hãy cho biết:
-	Công dụng của nguồn điện.
-	Yù nghĩa số vôn ghi trên nguồn điện.
22. Giải thích vì sao bất cứ dụng cụ điện nào cũng gồm các bộ phận dẫn điện và các bộ phận cách điện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN tu chon ly 7 hkiII.doc