Kiểm tra 1 tiết Lí lớp 7

Kiểm tra 1 tiết Lí lớp 7

Đề bài:

Câu 1. Dòng điện là gì? Nêu qui ước chiều của dòng điện? (1,5 điểm)

Câu 2. Chất dẫn điện là gì? chất cách điện là gì? lấy ví dụ minh họa? (2 điểm)

Câu 3. Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi? (1 điểm)

Câu 4. Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện (pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc và vẽ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng? (1,5 điểm)

Câu 5. Kể các tác dụng của dòng điện? Nêu biểu hiện về tác dụng nhiệt của dòng điện. Cho 1 ví dụ. (2 điểm)

Câu 6. Có các loại điện tích nào? Các điện tích tương tác với nhau như thế nào? Lấy ví dụ minh họa?

( 2 điểm)

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 778Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết Lí lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA 1 TIẾT LÍ 7
Tiết 27
ND: /3/2012
Từ tiết 20 đến tiết 26
Kiểm tra tự luận 100%
a/ Trọng số nội dung kiểm tra theo phân phối chương trình.
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Số tiết thực
Trọng số
LT
VD
LT (%)
VD (%)
1. Hiện tượng nhiễm điện
2,5
2
1,4
1,1
17,5
13,75
2. Dòng điện, nguồn điện. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện
3,5
3
2,1
1,4
26,25
17,5
3. Các tác dụng của dòng điện
2
2
1,4
0,6
17,5
7,5
Tổng
8
7
4,9
3,1
61,25
38,75
b/ Tính số câu hỏi cho các chủ đề:
Cấp độ
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)
Điểm số
Cấp độ 1,2
(Lí thuyết)
1. Hiện tượng nhiễm điện
17,5
1,05 ≈ 1
2
2. Dòng điện, nguồn điện. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện
26,25
1,58 ≈ 2
3,5
3. Các tác dụng của dòng điện
17,5
1,05 ≈ 1
2
Cấp độ 3,4
(Vận dụng)
1. Hiện tượng nhiễm điện
13,75
0,83 ≈ 1
1
2. Dòng điện, nguồn điện. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện
17,5
1,05 ≈1
1,5
3. Các tác dụng của dòng điện
7,5
0,45 ≈ 0
Tổng
100
6
10 (đ)
	c. Ma trận đề:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
1. Hiện tượng nhiễm điện
(2 tiết)
1.Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện.
2. Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
3. Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
4. Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện.
5. Vận dụng giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
Số câu hỏi
1(C3.5)
1 (C5 . 3)
2
Số điểm
2
1
3
2. 
Dòng điện. Nguồnđiện. 
Sơ đồ mạchđiện. Chiều dòng điện (3 tiết)
6. Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay,...
7. Nêu được dòng điện là dòng các hạt điện tích dịch chuyển có hướng.
8. Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể tên các nguồn điện thông dụng là pin, acquy. 
9. Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.
10. Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua và vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua.
11. Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.
12. Nêu được quy ước về chiều dòng điện.
13. Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.
14. Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối.
15. Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước. Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.
16. Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện. Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện
Số câu hỏi
1,5 (C7,12. 1) (1,5 điểm)
 (C10.2a,b)(1 đ)
0,5 (C13.2c)
1 (C15,16.4)
3
Số điểm
2,5
1
1,5
5
3. Các tác dụng của dòng điện
(2 tiết)
17. Biết dòng điện có tác dụng nhiệt, từ, quang, hóa học, sinh lí
18 Nêu được dòng điện có tác dụng nhiệt và biểu hiện của tác dụng này.
19. Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng nhiệt của dòng điện.
20. Nêu được tác dụng quang của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này.
21. Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng quang của dòng điện.
22. Nêu được tác dụng từ của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này.
23. Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng từ của dòng điện.
24. Nêu được tác dụng hóa học của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này.
25.Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng hóa học của dòng điện.
26. Nêu được biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện.
27. Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng sinh lí của dòng điện.
Số câu hỏi
0,5 (C17.5a)
0,5 (C18,19.5b,c)
1
Số điểm
1
1
2
TS câu hỏi
2
2
2
6
TS điểm
3,5
4
2,5
10
Đề bài:
Câu 1. Dòng điện là gì? Nêu qui ước chiều của dòng điện? (1,5 điểm)
Câu 2. Chất dẫn điện là gì? chất cách điện là gì? lấy ví dụ minh họa? (2 điểm)
Câu 3. Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi? (1 điểm)
Câu 4. Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện (pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc và vẽ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng? (1,5 điểm)
Câu 5. Kể các tác dụng của dòng điện? Nêu biểu hiện về tác dụng nhiệt của dòng điện. Cho 1 ví dụ. (2 điểm)
Câu 6. Có các loại điện tích nào? Các điện tích tương tác với nhau như thế nào? Lấy ví dụ minh họa?
( 2 điểm)
Đáp án – Biểu điểm:
Đáp án
Điểm
Câu 1: - Dòng điện là dòng các hạt điện tích dịch chuyển có hướng.
- Dòng điện có chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu 2: - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện, ví dụ; đồng, nhôm, sắt...
 - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện, ví dụ: sứ, cao su...
Câu 3:Trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi, vì khi quay cánh quạt sẽ cọ xát với không khí nên nó bị nhiễm điện và hút được các hạt bụi.
Câu 4: 
+
K
I
Câu 5.- Dòng điện có các tác dụng là: Nhiệt, quang, từ, hóa học, sinh lí
- Biểu hiện tác dụng nhiệt: dòng điện chạy qua vật dẫn làm vật dẫn nóng lên.
Ví dụ: Dòng điện chạy qua bàn là điện làm bàn là nóng lên.
Câu 6.- Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+). Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các điện tích khác loại thì hút nhau.
Ví dụ: 
 + Hai mảnh ni lông, sau khi cọ sát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau
 + Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ sát bằng vải khô đặt gần nhau thì hút nhau.
0,5 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
Vẽ hình 1đ
Vẽ mũi tên 0,5đ
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM TRA 1 TIET.doc