Giáo án Vật lý 7 bài 27, 28

Giáo án Vật lý 7 bài 27, 28

Tiết 31. Bài 27. Thực hành:

ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ

ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH MẮC NỐI TIẾP.

I.Mục tiêu:

1. HS có ký năng lắp mạch điện mắc nối tiếp và đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế của từng bóng và cả đoạn mạch.

2. HS phát biểu được tính chất của đoạn mạch mắc nối tiếp.

II.Chuẩn bị:

*GV: Hình 27.1a, hình 27.1b, lắp sẵn 1 bảng điện theo hình 27.1a.

*HS: + 6 bộ TN, mỗi bộ gồm: 1 nguồn 4 pin, 2 bóng đèn như nhau đã lắp sẵn vào đế, 1 công tắc, 7 đoạn dây nối, 1 ampe kế,1 vôn kế.

 + Mỗi học sinh một mẫu báo cáo thực hành (Chép sẵn vào vở).

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 1058Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 bài 27, 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...../...../2010 Ngày giảng:....../...../2010
Tiết 31. Bài 27. Thực hành: 
đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế 
đối với đoạn mạch mắc nối tiếp.
I.Mục tiêu:
HS có ký năng lắp mạch điện mắc nối tiếp và đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế của từng bóng và cả đoạn mạch. 
HS phát biểu được tính chất của đoạn mạch mắc nối tiếp.
II.Chuẩn bị:
*GV: Hình 27.1a, hình 27.1b, lắp sẵn 1 bảng điện theo hình 27.1a.
*HS: + 6 bộ TN, mỗi bộ gồm: 1 nguồn 4 pin, 2 bóng đèn như nhau đã lắp sẵn vào đế, 1 công tắc, 7 đoạn dây nối, 1 ampe kế,1 vôn kế.
 + Mỗi học sinh một mẫu báo cáo thực hành (Chép sẵn vào vở).
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
GV
HS
HĐ1:Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề:
*KTBC:
Dụng cụ đo và đơn vị đo cđdđ? 
Dụng cụ đo và đơn vị đo hđt? 
Khi đo cđdđ và hđt cần chú ý những điều gì?
- Kiểm tra việc chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành của học sinh.
*Đặt vấn đề:
 Các bóng đèn trong giàn đèn nháy được mắc với nhau như thế nào? Mạch điện đó có những tính chất gì? Cđdđ và hiệu điện thế qua từng bóng có gì khác nhau hay giống nhau? 
HĐ2: Mắc nối tiếp 2 bóng đèn.
- HD HS quan sát hình 27.1 và mạch điện GV đã lắp. 
H: Ampe kế và công tắc được mắc như thế nào với các bộ phận khác của mạch điện (Hai bóng đèn và nguồn điện)?
- HD HS lắp mạch điện như hình 27.1
Biểu điểm:
1. Nêu được dụng cụ đo (1điểm)
 + Nêu được cách mắc (1điểm)
 + Nêu được đơn vị đo (2điểm)
2. Nêu được dụng cụ đo (1điểm)
 + Nêu được cách mắc (1điểm)
 + Nêu được đơn vị đo (2điểm)
3. (2điểm).
I. Mắc nối tiếp 2 bóng đèn.
+ Sơ đồ mạch điện.
 + -
 1 2 3 
C1: Trong mạch điện trên ampe kế và công tắc được mắc nối tiếp với các bộ phận khác của mạch điện.
GV
HS
HĐ3: Đo cđdđ đối với đoạn mạch mắc nối tiếp.
- Kiểm tra mạch điện của các nhóm.
- HD HS quan sát số chỉ của am pe kế và ghi vào báo cáo.
(Lưu ý: mắc mạch điện với khoá mở, sau khi lắp xong cần kiểm tra trước khi đóng điện)
- HD HS chuyển am pe kế đến các vị trí 2,3 và tiến hành đọc và ghi kết quả vào báo cáo. 
H: Qua thí nghiệm trên có thể rút ra nhận xét gì?
HĐ4: Đo hđt đối với đoạn mạch mắc nối tiếp.
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ mạch điện.
- HD HS đo hđt giữa hai điểm 1 và 2, đọc và ghi kết quả vào báo cáo. 
- HD HS chuyển vôn kế đo hđt giữa hai điểm 2 và 3, 1 và 3, đọc và ghi kết quả vào báo cáo. 
H: Từ kết quả thí nghiệm em có nhận xét gì?
HĐ4:Vận dụng và ghi nhớ..
H: Tìm các ví dụ thực tế về đoạn mạch mắc nối tiếp? Sử dụng mạch điện mắc nối tiếp có ích lợi gì?
HĐ5: Nhận xét giờ thực hành.
- Kết quả thực hành.
- Kỹ năng thực hành.
- ý thức kỷ luật khi thực hành của học sinh.
*BTVN: + Học thuộc các nhận xét trong báo cáo thực hành.
 +Trả lời 27.1 -> 27.4 (SBT)
II. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc nối tiếp.
*TN1: I1 = 
 I2 = 
 I3 =
NX: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, dòng điện có cường độ như nhau tại các vị trí khác nhau của mạch: I1 =I2 =I3 
III. Đo hiệu điện thế đối với
 đoạn mạch mắc nối tiếp.
 + Sơ đồ mạch điện.
 + -
 1 2 3 
 + Kết quả thí nghiệm:
 U12 = 
 U23 = 
 U13 =
 + NX: Trong đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn: U13 = U12 = U23 .
Ngày soạn:...../...../2010 Ngày giảng:....../...../2010
Tiết 32. Bài 28. Thực hành: 
đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế 
đối với đoạn mạch mắc song song.
I.Mục tiêu:
1. HS có ký năng lắp mạch điện mắc song song và đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế của từng bóng và cả đoạn mạch. 
2. HS phát biểu được tính chất của đoạn mạch mắc song song.
II.Chuẩn bị:
*GV: Bảng phụ ghi phần I của báo cáo thực hành..
*HS: + 6 bộ TN, mỗi bộ gồm: 1 nguồn 2 pin, 2 bóng đèn như nhau đã lắp sẵn vào đế, 1 công tắc, 10 đoạn dây nối, 1 ampe kế, 1 vôn kế.
 + Mỗi học sinh một mẫu báo cáo thực hành (Chép sẵn vào vở).
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
GV
HS
HĐ1:Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề:
*KTBC:
1. Nêu tính chất của mạch điện gồm hai đèn mắc nối tiếp.
2. Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong bảng phụ.
HS2: Mắc mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp và 1 am pe kế. Nếu tháo 1 bóng đèn thì đèn cò lại có sáng không?
 - Kiểm tra việc chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành của học sinh.
*Đặt vấn đề:
 Có cách mắc nào khác để khắc phục tình trạng trên? Mạch điện đó có những tính chất gì giống hay khác tính chất của mạch điện mắc nối tiếp? 
HĐ2: Mắc song song 2 bóng đèn.
- HD HS vẽ sơ đồ mạch điện vào vở và trên bảng. 
- HS lên bảng xác định:
 + Hai điểm nào là 2 điểm nối chung
 của các bóng đèn?
Biểu điểm:
 Câu 1. Phát biểu đúng (3điểm)
 Viết đúng công thức (2điểm)
 Câu 2. (5điểm)
 Điền đúng mỗi từ được 1 điểm
HS2: Mắc đúng (8điểm)
 Trả lời đúng (2điểm)
I. Mắc song song 2 bóng đèn.
a) Sơ đồ mạch điện.
 + -
 1 2
 M N 
 3 4
C1: Trong mạch điện trên: 
+ Hai điểm M và N là 2 điểm nối chung của các bóng đèn.
+ Mạch1: qua đèn 1, mạch2: qua đèn 2.
+ Mạch chính: từ cực (+) đến điểm M và từ điểm N cực đến (-) 
GV
HS
 + Trong mạch điện có 2 mạch rẽ nào?
 + Đâu là mạch chính?
- HD HS lắp mạch điện như hình 28.1a
H: Nếu tháo 1 bóng đèn thì đèn cò lại có sáng không?
HĐ3: Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc song song.
- HD HS vẽ sơ đồ mạch điện và láp mạch điện theo hình 28.1b.
- Kiểm tra mạch điện của các nhóm.
H: Vôn kế được mắc như thế nào so với đèn 1 và đèn 2?
- HD HS quan sát số chỉ của vôn kế và ghi kết quả vào báo cáo.
- HD HS làm tương tự để đo U34 và UMN
H:Qua thí nghiệm trên em có nhậnxét gì?
HĐ4: Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song.
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ và mắc mạch điện theo hình 28.2. 
H: Số chỉ của (A) là cđdđ qua mạch nào?
- HD HS làm tương tự để đo I2 và I, sau đó ghi kết quả vào báo cáo. 
H: Nêu nhận xét của em qua thí nghiệm?
HĐ5:Vận dụng và ghi nhớ..
H: Tìm các ví dụ thực tế về đoạn mạch mắc song song? Sử dụng mạch điện mắc song song có ích lợi gì?
HĐ6: Nhận xét giờ thực hành.
- Kết quả thực hành.
- Kỹ năng thực hành.
- ý thức kỷ luật khi thực hành của học sinh.
*BTVN: + Học thuộc các nhận xét trong báo cáo thực hành.
 +Trả lời 28.1 -> 28.5 (SBT)
C2: Trong mạch điện trên: 
+ Đóng công tắc: 2 đèn sáng như nhau.
+ Tháo 1 bóng đèn, đóng công tắc thì bóng đèn còn lại vẫn sáng và độ sáng tăng lên.
II. Đo hiệu điện thế đối với
 đoạn mạch mắc song song. 
+ Sơ đồ mạch điện.
 + -
+ Kết quả thí nghiệm:
 U12 = U34 = UMN =
+ NX: Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là như nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung: UMN = U12 + U34.
III. Đo cường độ dòng điện đối với
 đoạn mạch mắc song song.
 + Sơ đồ mạch điện.
 + - K
 Đ1
 Đ2 
 + Kết quả thí nghiệm:
 I1 = I2 = I3 =
 + NX: Trong đoạn mạch gồm hai đèn mắc song song, cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ: I = I1 + I2.
ơ

Tài liệu đính kèm:

  • docB27,28.doc