Giáo trình Bồi dưỡng hè

Giáo trình Bồi dưỡng hè

CHUYÊN ĐỀ I

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ DẠY HỌC THEO CHUẨN

KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

( 4 tiết )

I. CHUẨN KIẾN THỨC CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG.

 1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học

- Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu

về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi

đơn vị kiến thức (Mỗi bài, chủ đề, chủ điểm).

- Chuẩn kiến thức, kỹ năng của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu

về kiến thức, kỹ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được.

- Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng thể hiện mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng.

 

doc 10 trang Người đăng vultt Lượt xem 1046Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Bồi dưỡng hè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo trình 
bồi dưỡng hè 2010
 Thời gian: Từ 06-08 đến hết 09-08-2010
 Giảng viên: Bùi Thế Cường
 Đơn vị công tác: Trường THCS Mường Than
chuyên đề I
lý thuyết chung về dạy học theo chuẩn 
kiến thức, kỹ năng
( 4 tiết )
I. Chuẩn kiến thức của chương trình giáo dục phổ thông.
 1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu 
về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi 
đơn vị kiến thức (Mỗi bài, chủ đề, chủ điểm).
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu 
về kiến thức, kỹ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được.
- Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng thể hiện mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng. 
 2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình cấp học
 Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu 
về kiến thức, kỹ năng của các môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau 
từng giai đoạn học tập trong cấp học.
II. Các mức độ của kiến thức, kỹ năng
Về kiến thức:
 Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình, SGK.
Về kỹ năng:
 Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành; có kỹ năng tính toán, vẽ hình, vẽ đồ thị.
Các mức độ cần đạt được về kiến thức:
Nhận biết: là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây ( HS phát biểu đúng một định nghĩa, định luật nhưng chưa giải thích và vận dụng được chúng ).
Thông hiểu: là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng; giải thích, chứng minh được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng (diễn tả ngôn ngữ cá nhân các khái niệm, định lí, định luật từ lời sang công thức, kí hiệu, số liệu và ngược lại).
Vận dụng ở mức cơ bản: là khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh mới.
Vận dụng ở mức nâng cao: là khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin.
III. Yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng
Yêu cầu chung:
 Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng để xác định mục tiêu bài học. Chú trọng dạy học nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn vào SGK; mức độ khai thác sâu kiến thức, kỹ năng trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
 Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng để sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của HS. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng thú và thái độ tự tin trong học tập cho HS.
 Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng để dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh.
 Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng để dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.
Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng để dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học; quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
 Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng để dạy học chú trọng đến việc động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập; đa dạng hóa nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá.
Câu hỏi thảo luận: ( 20 phút )
 Làm thế nào để có thể dạy học Vật Lý theo đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng ?
Để dạy học Vật Lý đúng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng cần:
1. Khảo sỏt HS đầu năm để phõn loại HS. Chia lớp theo từng đối tượng HS.
2. Xõy dựng kế hoạch dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của bộ mụn:
 2.1 Căn cứ vào mục tiờu dạy học mụn Vật lớ (Kiến thức, kỹ năng, thỏi độ quy định trong chương trỡnh) xõy dựng kế hoạch chi tiết cho bộ mụn từng khối lớp.
 2.2 Đối với từng chương, từng phần cần phải lượng hoỏ được kiến thức theo đỳng yờu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng. 
 2.3 Đối với mỗi bài học cụ thể cần xõy dựng chi tiết kế hoạch bài học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yờu cầu về thỏi độ trong chương trỡnh
Xỏc định mục tiờu bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yờu cầu về thỏi độ trong chương trỡnh.
- Nghiờn cứu SGK và cỏc tài liệu cú liờn quan để:
+ Hiểu chớnh xỏc, đầy đủ những nội dung của bài học: cỏc định nghĩa, khỏi niệm, định luật, thuyết vật lý.
+ Xỏc định những kiến thức, kỹ năng, thỏi độ cơ bản cần hỡnh thành và phỏt triển ở HS.
+ Xỏc định trỡnh tự logic của bài học. 
Xỏc định khả năng đỏp ứng cỏc nhiệm vụ nhận thức của HS:
+ Xỏc định những kiến thức, kỹ năng đó cú và cần cú.
+ Dự kiến những khú khăn, những tỡnh huống cú thể nảy sinh và cỏc phương ỏn giải quyết.
Lựa chọn PPDH; phương tiện; TBTN; hỡnh thức tổ chức dạy học và cỏch thức đỏnh giỏ thớch hợp nhằm giỳp HS học tập tớch cực, chủ động, sỏng tạo, phỏt triển năng lực tự học từ chuẩn kiến thức, kỹ năng đó đạt được.
 Việc tổ chức cỏc hoạt động dạy học phải phự hợp, đỳng trọng tõm nhằm giải quyết được đỳng yờu cầu mà chuẩn kiến thức, kỹ năng đó đề ra
- Sau mỗi bài học GV cần phải kết luận về: những kiến thức, kĩ năng, thỏi độ HS cần cú sau hoạt động; những tỡnh huống thực tiễn cú thể vận dụng kiến thức, kĩ năng, thỏi độ đó học để giải quyết; những sai sút thường gặp; những hậu quả cú thể xảy ra nếu khụng cú cỏch giải quyết phự hợp. 
 2.4 Mỗi GV phải luụn cú ý thức nghiờn cứu nội dung chương trỡnh SGK một cỏch 
 nghiờm tỳc, sõu sắc, cần cự, sỏng tạo để tỡm tũi được những tinh hoa kiến thức trong 
 mỗi chương phần mà chuẩn kiến thức, kĩ năng và yờu cầu về thỏi độ đó đề ra.
Yờu cầu đối với giỏo viờn:
2.1 Bỏm sỏt chuẩn kiến thức, kỹ năng để thiết kế bài giảng, với mục tiờu là đạt được cỏc yờu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, đảm bảo khụng quỏ tải và khụng quỏ lệ thuộc hoàn toàn vào SGK; mức độ khai thỏc sõu kiến thức, kỹ năng trong SGK phải phự hợp với khả năng tiếp thu của HS.
2.2 Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện cỏc hoạt động học tập với cỏc hỡnh thức đa dạng, phong phỳ, cú sức hấp dẫn phự hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trỡnh độ học sinh; với đặc điểm của lớp, trường và địa phương.
2.3 Động viờn khuyến khớch, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cỏch tớch cực, chủ động, sỏng tạo vào quỏ rỡnh khỏm phỏ, phỏt hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức; tạo niềm vui, hứng khởi và thỏi độ tự tin trong học tập cho học sinh; giỳp học sinh phỏt triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thõn.
2.4 Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện cỏc dạng cõu hỏi, bài tập phỏt triển tư duy và rốn luyện kỹ năng, hướng dẫn học sinh sử dụng cỏc thiết bị dạy học; tổ chức cú hiệu quả cỏc giờ thực hành.
2.5 Sử dụng cỏc phương phỏp và hỡnh thức tổ chức dạy học một cỏch hợp lý, hiệu quả, linh hoạt phự hợp với đặc trưng của cấp học, mụn học; nội dung, tớnh chất của bài học; đặc điểm và trỡnh độ của học sinh; thời lượng dạy học và cỏc điều kiện dạy học cụ thể của lớp, trường, địa phương.
IV. Một số điểm cần chú ý khi thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng
1. Bỏm sỏt vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trỡnh chuẩn, khụng yờu cầu bắt buộc những nội dung về chuẩn kiến thức, kỹ năng khỏc liờn quan cú trong cỏc tài liệu tham khảo.
2. Về phương phỏp dạy học và kiểm tra đỏnh giỏ, yờu cầu giỏo viờn phải hiểu được quy trỡnh chuẩn bị một bài soạn lờn lớp.
Quy trình chuẩn bị soạn một bài lên lớp
 * Bước 1: Xỏc định rừ mục tiờu bài dạy
\ Căn cứ vào cỏc văn bản và tài liệu để xỏc định nội dung của chuẩn kiến thức, kỹ năng.
\ Căn cứ vào đối tượng học sinh và đặc điểm vựng miền để yờu cầu về mức độ của chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt.
 * Bước 2: Xỏc định rừ sự thể hiện phương phỏp tổ chức cỏc hoạt động học tập của học sinh ( Lấy HS làm trung tõm để tổ chức cỏc hoạt động học tập tớch cực trờn lớp). Cỏc căn cứ để xỏc định phương phỏp:
\ Căn cứ vào trỡnh độ chuyờn mụn nghiệp vụ của GV.
\ Căn cứ vào cơ sở vật chất của nhà trường, vào thiết bị dạy học. 
 * Bước 3: Soạn bài theo cỏc hoạt động của HS. Trong mỗi hoạt động khi soạn cần thể hiện rừ:
\ Mục tiờu của hoạt động
\ Thời lượng tổ chức thực hiện hoạt động.
\ Phương phỏp kiểm tra đỏnh giỏ kết quả học tập.
\ Trang thiết bị dạy học cần thiết cho hoạt động.
\ Những hoạt động học của HS và cỏc hoạt động điều khiển của GV.
\ Những cõu hỏi kiểm tra đỏnh giỏ kết quả học tập của HS.
\ Những nội dung thụng tin để tham khảo. 
V. Yêu cầu dạy học theo đối tượng vùng miền
1. Nắm chắc chuẩn kiến thức, kỹ năng.
2. Khảo sỏt, tỡm hiểu để đỏnh giỏ thực chất trỡnh độ của HS, xem HS đang thiếu kiến thức, kỹ năng gỡ theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. 
3. Xõy dựng kế hoạch giảng dạy của bộ mụn theo từng lớp phự hợp với đối tượng HS; đối với những lớp cú HS yếu kộm cần cần xỏc định rừ lộ trỡnh, thời gian để HS đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng.
Trong mỗi giỏo ỏn cần thể hiện rừ mục tiờu bài dạy, phương phỏp dạy học theo từng đối tượng học sinh. 
--------------------------------------------
Chuyên đề II
Phương pháp dạy học chuẩn kiến thức, kỹ năng 
theo đối tượng vùng miền
(12 tiết)
I. Phương pháp soạn giảng
 1. Mẫu giáo án
 Soạn: Giảng:
Tiết: tên bài
Mục tiêu
Về kiến thức:
Về kỹ năng:
Về thái độ:
} Thể hiện rõ cho từng đối tượng HS
 II. Chuẩn bị
Chuẩn bị của GV:
Đồ dùng – Thiết bị dạy học
Dự kiến ghi bảng: Bắt buộc phải có
Dự kiến nội dung ứng dụng công nghệ thông tin
Học sinh:
Tổ chức các hoạt động dạy - học
HĐ của HS
Trợ giúp của GV
* Hoạt động 1 : Nội dung hoạt động ( Thời gian )
- HSK:
- HSTBY :
- GV : 
* Hoạt động 2 : Nội dung hoạt động ( Thời gian )
- HSK:
- HSTBY :
- GV : 
Bài học kinh nghiệm :
 - Ghi chép những điều chỉnh trong giáo án sau mỗi giờ lên lớp.
* Lưu ý:
Phần nội dung ghi bảng cần đầy đủ, chính xác. Chỉ ghi những kiến thức chính của bài học, những thông tin hay những câu trả lời (C1,C2) dẫn đến kiến thức chính không ghi vào nội dung chính.
Câu hỏi của GV đặt ra cần tránh những câu hỏi dẫn đến HS nói leo, nói đế.
Phần củng cố, hướng dẫn về nhà là một hoạt động nằm trong khung các hoạt động dạy- học.
Mẫu giáo án áp dụng chung cho cả các bài thực hành, các tiết bài tập và tổng kết chương. 
Giáo án với tiết Kiểm tra : + Phần I : Mục tiêu
 + Phần II : Đề kiểm tra 
	+ Phần III : Đáp án - Biểu điểm
2. Phương pháp dạy học :
a, Đối với bài kiến thức mới :
- Sử dụng phương pháp dạy học tích cực bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng áp dụng cho từng đối tượng vùng miền một cách thích hợp.
b, Đối với tiết bài tập :
- Phần 1 : Hệ thống kiến thức, công thức liên quan đến các bài tập bằng các câu hỏi kiểm tra bài cũ ( Nội dung này được lưu trên bảng trong cả tiết dạy).
- Phần 2 : Hướng dẫn giải các bài tập :
 GV có thể chọn 1 bài tập bao hàm các mảng kiến thức có liên quan để thay thế cho các bài tập dạng đơn lẻ để hướng dẫn học sinh. Có thể sử dụng các bài tập không nằm trong SGK nhưng phải đảm bảo mục tiêu bài học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
VD : Với tiết bài tập vận dụng Định luật Ôm ( SGK Vật Lý 9). Trong SGK đưa ra hệ thống gồm 3 bài tập :
+ Bài 1 : Định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp
+ Bài 2 : Định luật Ôm cho đoạn mạch song song
+ Bài 3 : Định luật Ôm với đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc tổng hợp ( Cả nối tiếp và song song).
GV có thể thay thế bằng một bài tập dạng giống như bài tập 3 nhưng cần chia nhỏ các ý trong bài để vẫn đảm bảo HS nắm bắt được việc vận dụng các công thức của đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song.
Phần 3 : Rút ra phương pháp chung để giải cho các dạng bài tập.
Lưu ý : + Bài giải cần trình bày chi tiết, cụ thể và chính xác.
 + Với HS khá giỏi cần yêu cầu tìm cách giải khác sau mỗi bài tập.
c, Đối với tiết tổng kết chương :
- Các câu hỏi dạng trắc nghiệm GV yêu cầu HS tự trả lời ở nhà để tổng hợp kiến thức. Trong phần đầu bài giảng, GV giải đáp những thắc mắc của HS liên quan đến những câu hỏi đó.
- GV sử dụng các câu hỏi dạng tự luận làm nội dung chính trong bài để hệ thống hóa kiến thức cho HS.
Thực hành soạn giảng
 Chia 4 nhóm: Hai nhóm thiết kế giáo án với đối tượng HS khá giỏi. Hai nhóm thiết kế giáo án cho đối tượng HS trung bình yếu. 
Soạn giảng bài nội dung kiến thức mới
Bài 33: dòng điện xoay chiều ( Vật Lý 9)
Mục tiêu bài học với đối tượng HS khá giỏi:
\ Kiến thức:
Làm được thí nghiệm chứng tỏ sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín.
Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi.
Bố trí và làm được thí nghiệm tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo hai cách: Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín hoặc cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
Rút ra kết luận về điều kiện chung để xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
\ Kỹ năng:
Rèn kỹ năng làm thí nghiệm, tổng hợp các thông tin để rút ra kiến thức mới.
Kỹ năng lập luận tư duy, logic.
\ Thái độ: có thái độ trung thực, nghiêm túc, tinh thần hợp tác nhóm.
Mục tiêu bài học với đối tượng HS trung bình, yếu:
\ Kiến thức:
Quan sát thí nghiệm để nắm bắt được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín.
Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi.
Quan sát thí nghiệm tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều để rút ra kết luận về điều kiện chung để xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
\ Kỹ năng:
 - Quan sát, tư duy, thu thập thông tin về kiến thức mới.
\ Thái độ: có thái độ trung thực, nghiêm túc, tinh thần tự giác.
Soạn giảng tiết bài tập
 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm ( Vật lý 9)
Mục tiêu bài học với đối tượng HS khá giỏi:
\ Kiến thức:
 Vận dụng được kiến thức đã học để giải được theo nhiều cách các bài tập về đoạn mạch tổng hợp ( kết hợp mắc nối tiếp với mắc song song) gồm nhiều nhất 3 điện trở.
Rút ra các bước giải bài tập dạng mạch điện để áp dụng cho các bài tập cùng dạng.
\ Kỹ năng:
Rèn kỹ năng vẽ sơ đồ mạch điện, phân tích, tính toán. 
Kỹ năng lập luận tư duy, logic.
\ Thái độ: nghiêm túc, trung thực, tinh thần tự lực.
Mục tiêu bài học với đối tượng HS trung bình, yếu:
\ Kiến thức:
 Vận dụng được kiến thức đã học để giải được các bài tập về đoạn mạch mắc nối tiếp, mắc song song, đoạn mạch tổng hợp gồm nhiều nhất 3 điện trở theo các bước giải bàn tập về mạch điện.
\ Kỹ năng:
Rèn kỹ năng vẽ sơ đồ mạch điện, phân tích, tính toán. 
Kỹ năng lập luận tư duy, logic.
\ Thái độ: nghiêm túc, trung thực, tinh thần tự giác.
--------------------------------------------
Chuyên đề III
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu-kém
( 08 tiết)
 Học viên thảo luận phương pháp phụ đạo học sinh yếu và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả.
I. Công tác phụ đạo HS yếu-kém:
 - Khảo sát chất lượng học sinh đầu năm:
+ Phân loại đối tượng học sinh
+ Nắm bắt được kiến thức còn hổng ở học sinh
+ Nắm bắt các kỹ năng còn yếu.
 - Lập kế hoạch phụ đạo:
+ Lấp hổng kiến thức cho HS.
+ Phụ đạo cho học sinh để đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng.
II. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:
1. Nội dung:
a. Kiến thức lớp 8
 * Chuyên đề 1 - Cơ học
- Chuyển động cơ học
- Lực - Khối lượng
- áp suất
 * Chuyên đề 2 - Nhiệt học
- Công thức tính nhiệt lượng
- Phương trình cân bằng nhiệt
b. Kiến thức lớp 9
 * Chuyên đề 1 - Điện học
- Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện, vật liệu làm dây dẫn.
- Định luật Ôm trong đoạn mạch tổng hợp ( Mắc song song và nối tiếp )
+ Đoạn mạch có biến trở
+ Đoạn mạch có chứa nhiều khóa K đóng mở.
- Định luật Jun - Lenxơ.
 * Chuyên đề 2 - Điện từ học
- Từ trường
- Hiện tượng cảm ứng điện từ
- Dòng điện xoay chiều
 * Chuyên đề 3 - Quang học
- Thấu kính hội tụ
- Thấu kính phân kì
- Mắt
- Máy ảnh
 * Chuyên đề 4 - Năng lượng
 - Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
2. Phương pháp:
 Bồi dưỡng theo chuyên đề
- Hệ thống hóa kiến thức, chú trọng kiến thức nâng cao liên quan đến chuyên đề bồi dưỡng.
- Phân loại các dạng bài tập:
+ Phương pháp giải chung.
+ Bài tập ví dụ
+ Bài tập cho HS tự giải.
----------------------------------------------------
Chuyên đề Iv
thảo luận, ra đề kiểm tra môn vật lý 9
( 08 tiết)
Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận, ra đề ,đáp án, biểu điểm cho các đề kiểm tra môn Vật Lý 9. 
Mỗi nhóm:
 - Ra một đề kiểm tra học kì I: Theo hình thức kiểm tra tự luận (thời gian 45 phút)
 - Ra một đề kiểm tra học kì II: Theo hình thức kiểm tra tự luận (thời gian 45 phút)
 - Ra một đề thi chọn học sinh giỏi: Theo hình thức kiểm tra tự luận (thời gian 150 phút)
* Lưu ý: 
- Với các đề kiểm tra học kì cần chú ý bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương 
trình môn học.
- Mỗi đề thi chọn HS giỏi gồm 4 hoặc 5 câu trong đó bắt buộc phải có 4 chuyên đề cơ 
bản: 
Cơ - Nhiệt - Điện - Quang 
 ( Có thể thêm chuyên đề Điện từ học hoặc Sự bảo toàn năng lượng cho câu thứ 5 )

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach boi duong hI 2010 2011 lai chau.doc