Kế hoạch giảng dạy chủ đề tự chọn môn: Vật lý _ khối: 7

Kế hoạch giảng dạy chủ đề tự chọn môn: Vật lý _ khối: 7

Sự truyền thẳng ánh sáng &

Định luật phản xạ ánh sáng - Nhận biết được rằng ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

- Nêu được một số thí dụ về nguồn sáng và vật sáng

- Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng

- Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì

- Nêu được thí dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.

- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.

- Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy chủ đề tự chọn môn: Vật lý _ khối: 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH
	TỔ BỘ MÔN: L-H-Si-CN-TD
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN
MÔN: Vật Lý _ KHỐI: 7
STT
Tên chủ đề
Chuẩn kiến thức cần đạt
1
Sự truyền thẳng ánh sáng &
Định luật phản xạ ánh sáng
Nhận biết được rằng ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
Nêu được một số thí dụ về nguồn sáng và vật sáng
Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng
Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì
Nêu được thí dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.
Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
2
Gương phẳng – Gương cầu lồi – Gương cầu lõm
Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: đó là ảnh ảo, có cùng kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau.
Dựng ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và tạo bởi gương cầu lồi.
Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng và ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia tới phản xạ tập trung vào một điểm hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
3
Âm học 
Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
Nêu được nguồn âm là một vật dao động.
Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được thí dụ.
Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được thí dụ.
Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ôn nhiễm tiếng ồn.
4
Hiện tượng nhiễm điện – Dòng điện, nguồn điện – Chất dẫn điện, chất cách điện
Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát .
Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện.
Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
Mô tả được thí nghiệm dùng pin hai acquy tao ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay . . .
Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và acquy.
Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.
Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua.
Kể tên một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.
Nệu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.
5
Chiều dòng điện, sơ đồ mạch điện – Các tác dụng của dòng điện – Cường độ dòng điện – Hiệu điện thế.
Nêu được quy ước về chiều dòng điện.
Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hóa, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này, nêu được thí dụ cụ thể.
Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe (A).
Nêu được giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế.
Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế là Vôn (V).
Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bòng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.
Nêu được các dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức.
6
Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song – An toàn khi sử dụng điện
Nêu được mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp và song song.
Nêu được mối quan hệ giữa các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song.
Nêu được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người.
	Thài Bình, ngày 25 tháng 8 năm 2008
	GIÁO VIÊN BỘ MÔN

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach day Tu chon Vat ly 7 ca nam[1].doc