Thiết kế bài dạy Vật lý 7 tiết 12: Độ cao của âm

Thiết kế bài dạy Vật lý 7 tiết 12: Độ cao của âm

Tiết 12: ĐỘ CAO CỦA ÂM

A.Mục tiêu:

 1)Kiến thức:

-HS nắm sơ lượt về khái niệm tần số.

-Nêu được mối liên hệ giữa độ cao của âm với tần số của âm

 2)Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng sử dụng thuật ngữ “âm trầm, âm bổng”.

 3)Thái độ:

-Trung thực chính xác khi tiến hành thí nghiệm.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 887Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy Vật lý 7 tiết 12: Độ cao của âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết 12: ĐỘ CAO CỦA ÂM
A.Mục tiêu:
 1)Kiến thức:
-HS nắm sơ lượt về khái niệm tần số.
-Nêu được mối liên hệ giữa độ cao của âm với tần số của âm
 2)Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng sử dụng thuật ngữ “âm trầm, âm bổng”.
 3)Thái độ:
-Trung thực chính xác khi tiến hành thí nghiệm.
B.Chuẩn bị:
GV:
-Giá thí nghiệm.
-1 con lắc đơn có chiều dài 20cm.
-1 con lắc đơn có chiều dài 40cm.
Chuẩn bị cho các nhóm HS:
-1 đĩa quay có đục lỗ gắn vào động cơ điều chỉnh được tốc độ quay.
-1 tấm bìa mỏng.
-2 lá thép mỏng dài 20cm, 30cm va một hộp gỗ rỗng.
C.Tổ chức hoạt động dạy và học:
 1)Ổn định lớp:
-Kiểm diện HS (1p)
 2)Kiểm tra: (4p)
 -Dùng bài tập 10.1; 10.2; và 10.3 để kiểm tra HS
 3)Bài mới:
Thời
lượng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung chính
2p
13p
15p
5p
I.Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập:
-Thổi vào hai ống nghiệm cho HS nghe hai âm trầm bổng khác nhau.Khi nào phát ra âm trầm, khi nào phát ra âm bổng? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
II.Hoạt động 2: Hình thành khái niệm tần số.
-GV cho con lắc ngắn dao động trước yêu cầu HS đếm số dao động trong 10 giây.
-Cho con lắc dài dao động, cho HS đếm số dao động trong 10 giây. Sau đó ghi cả hai kết quả vào bảng như SGK.
-GV thông báo: Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu là Hz
-Cho cả hai con lắc cùng dao động để HS quan sát và cho biết con lắc nào có tần số dao động cao hơn va điền vào nhận xét ở SGK.
-Chuyển ý:Tần số dao động nhanh, chậm có quan hệ gì với âm thanh không?
III.Hoạt động 3: Nghiên cứu mối liên hệ giữa tần số và độ cao của âm.
+Thí nghiệm 1:
-Hướng dẫn HS làm thí nghiệm hình 11.2 SGK:Lần lượt bậc nhẹ đầu tự do của hai thước cho chúng dao động.
-Quan sát dao động và lắng nghe âm phát ra để trả lời câu C3.
+Thí nghiệm 2:
-Từng nhóm bố trí thí nghiệm như hình 11.3: chạm miếng bìa vào hàng lỗ đang quay trong hai trường hợp:
+Đĩa quay chậm.
+Đĩa quay nhanh.
-Lắng nghe âm phát ra và điền từ thích hợp trong khung vào chỗ trống câu C4.
-Yêu cầu HS hoàn thành câu kết luận.
IV.Hoạt động 4: Vận dụng
-C5: Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz, vật khác phát ra âm có tần số 70Hz. Hỏi vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào nào phát ra âm thấp hơn?
-C6: Khi dây đàn căng nhiều, căng ít thì âm phát ra sẽ cao thấp thế nào? Và tần số lớn, nhỏ ra sao?
-C7:Trong phần thí nghiệm đĩa quay, lần lượt chạm miếng bìa vào vành đĩa và vào hàng lỗ ở tâm đĩa. Trong trường hợp nào âm phát ra cao hơn?
-HS nghe phân biệt âm trầm , âm bổng.
-HS đếm số dao động rồi ghi vào bảng theo mẫu.
-Tìm số dao động trong một giây của hai con lắc.
-Nhận xét con lắc nào dao động nhanh hơn.
-HS làm thí nghiệm và nhận xét thanh thép nào khi dao động phát ra âm trầm, thanh nào khi dao động phát ra âm bổng.
-HS làm thí nghiệm theo hai bước: 
+Cùng tốc độ quay di chuyển miếng bìa vào trong
+Giữ miếng bìa ở hàng lỗ ngoài cùng, tăng tốc độ quay của đĩa.
-Điền từ thích hợp vào chỗ trống của câu kết luận.
-HS lần lượt trả lời các câu hỏi C5, C6 và C7 ở SGK.
-Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu là Hz
-Aâm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.
-Aâm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.
 4)Củng cố-Hướng dẫn học ở nhà: (5p)
-Yêu cầu HS trả lời BT 11.1 và 11.2 SGK
-Hãy so sánh tần số dao động của âm cao và âm thấp; của nốt nhạc “Đồ và rê”; của các nốt nhạc “đồ và đố”.
-Về nhà giải các bài tập còn lại trong SGK và đọc phần có thể em chưa biết?
D.Rút kinh nghiệm,bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docT.12.doc