Bài dạy Vật lý khối 7 tiết 21: Dòng điện – nguồn điện

Bài dạy Vật lý khối 7 tiết 21: Dòng điện – nguồn điện

TIẾT 21: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Mô tả TN tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện và nêu được bản chất dòng điện.

- Nêu được tác dụng chung của nguồn điện và nhận biết được nguồn điện thường dùng.

2. Kĩ năng:

- Mắc và kiểm tra đảm bảo một đoạn mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc và yêu thích khoa học bộ môn.

II – CHẨN BỊ:

Chẩn bị cho cả lớp: 1 bút thử điện, 1 mảnh phim nhựa, 1 mảnh kim loại, 1 đôi pin.

Chuẩn bị cho mỗi nhóm : 1 khoa, 1 bóng đèn, 1 giá lắp pin dây nối và bảng lắp.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1064Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dạy Vật lý khối 7 tiết 21: Dòng điện – nguồn điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 21: dòng điện – nguồn điện
I - mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Mô tả TN tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện và nêu được bản chất dòng điện.
- Nêu được tác dụng chung của nguồn điện và nhận biết được nguồn điện thường dùng.
2. Kĩ năng:
- Mắc và kiểm tra đảm bảo một đoạn mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc và yêu thích khoa học bộ môn.
Ii – chẩn bị:
Chẩn bị cho cả lớp: 1 bút thử điện, 1 mảnh phim nhựa, 1 mảnh kim loại, 1 đôi pin.
Chuẩn bị cho mỗi nhóm : 1 khoa, 1 bóng đèn, 1 giá lắp pin dây nối và bảng lắp.
Iii - Các hoạt động dạy học.
Trợ giúp của thầy
tg
Hoạt động của trò
Hoạt động1:Kiểm tra bài cũ.
* Có mấy loại điện tích? Là những điện tích nào? Chúng đặt gần nhau chúng tương tác với nhau như tyhế nào?
* Em hãy trình bày sơ lược cấu tạo nguyên tử? Một vật nhiễm điện âm khi nào, nhiễm điện dương khi nào?
Hoạt động2: Tình huống học tập.
Có điện thật tiện lợi nó giúp con người tạo ra nhiều thứ hơn, nó còn phục vụ cho cuộc sống của con người tốt đẹp hơn. Các thiết bị điện chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua. Vậy dòng điện là gì?
Hoạt động3: Tìm hiểu dòng điện là gì? 
Gv yêu cầu học sinh quan sát H.19.1-a,b 
Gv nêu câu hỏi:
1. Điện tích trong mảnh phim nhựa như yếu tố gì trong bình A?
2. mảnh tôn như ống thoat nước không?
3. Điện tích trên mảnh phim nhựa giảm bớt tương tự nước trong bình nào giảm đi?
Gv yêu cầu các nhóm thảo luận câu C2. 
Gv yêu cầu dựa vào kết quả thảo luận câu C2 hoàn thành nhận xét , 
Gv thông báo kết luận về dòng điện.
Gv để nhận biết có dòng điện hay không ta căn cứ vào đâu?
Hoạt động4: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng.
1. Em hãy kể tên các nguồn điện thường dùng mà em biết? 
2. Các nguồn điện trên có tác dụng như thế nào?
3. Nguồn điện có mấy cực? Kí hiệu như thế nào?
Gv mời học sinh trả lời câu C3.
Gv mời học sinh lên chỉ cực dương cực âm của nguồn điện.
Hoạt động5: Mắc mạch điện gồm pin, đèn, công tắc.
Gv giới thiệu dụng cụ.
Gv phát dụng cụ 
Gv yêu cầu các nhóm lắp mạch điện theo H.19.3
Gv thu lại kết quả của các nhóm và tạo ra tình huống làm đèn không sáng.
Gv tại sao đèn không sáng? 
Gv khẳng định lại và nhấn mạnh cho học sinh.
Hoạt động 6: Vận dụng 
Gv yêu cầu học sinh làm việc cá nhân câu C4 rồi mời đứng tại chỗ đọc kết quả của mình. 
Gv mời học sinh trả lời câu C5.
Gv mời học sinh khá giỏi trả lời câu C6.
5/
3/
10/
7/
10/
5/
Hai học sinh lên bảng trả lời 
HS1 lên trả lời
HS2 lên trả lời
Hs khác nhận xét bổ xung.
Hs lắng nghe. 
Hs suy nghĩ trả lời
I- dòng điện
Hs quan sát
Hs lần lượt trả lời các câu hỏi.
Các nhóm thảo luận trả lời câu C2
Các nhóm treo kết quả thảo luận.
Hs hoàn thành nhận xét
Nhận xét : Bóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích chuyển động qua nó.
Hs lắng nghe và có thể ghi chép
*Dòng điện là dòng các điện tích chuyển động có hướng.
Hs dự đoán.
II- nguồn điện
1. Các nguồn điện thường dùng
Hs lần lượt trả lời các câu hỏi.
* Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.
Hs lên trả lời câu C3.
Hs lên chỉ các cực của nguồn điện.
2. Mạch điện có nguồn điện.
Hs quan sát lắng nghe.
Nhóm trưởng nhận dụng cụ.
Các nhóm lắp mạch điện theo H.19.3
Các nhóm nộp kết quả của nhóm mình.
Các nhóm tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục . 
Hs lắng nghe
III- vận dụng
Hs làm việc cá nhân trả lời câu C4, và thông báo kết quả của mình.
Hs trả lời câu C5
Hs kha giỏi trả lời câu C6.
IV – củng cố – Dăn dò(5/) 
1. Củng cố: 
- Gv mời học sinh đọc “ ghi nhớ” 
- Dòng điện là gì? Làm thế nào để nhận biết dòng điện? 
- Nguồn điện có tác dụng gì? Đặc điểm chung của các nguồn điện là gì?
2. Dăn dò: 
- VN học bài và làm bài tập trong vở bài tập.
- VN đọc trước bài 20

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet21- Bai19.doc