* Dạy học vi mô là gì?
Dạy học vi mô thực chất là dạy học trong đó, sự phức tạp của lớp học bình thường đã được làm đơn giản hoá đi để tập trung huấn luyện giáo sinh/giáo viên hoàn thành những bài tập đặc biệt về kĩ năng, đồng thời cho phép tăng cường giám sát thực hành và sự đóng góp những ý kiến phản hồi được kịp thời.
Thực hành dạy học vi mô theo nhóm bộ môn (Theo KHBH đã xây dựng ở Bài 1) 2 Hoàn thiện thiết kế KHBH qua trải nghiệm và góp ý 3 Một số dấu hiệu cơ bản để đánh giá các biểu hiện cơ bản của dạy học tích cực 1 Bài 2: THỰC HÀNH DẠY HỌC TÍCH CỰC Một số dấu hiệu cơ bản để đánh giá các biểu hiện cơ bản của dạy học tích cực 1 1/ Bài dạy có vận dụng các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học linh hoạt theo hướng đổi mới PPDH. 2/ Tổ chức các hoạt động học tập phù hợp, đa dạng tập trung vào trọng tâm của bài học, đạt được các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng ( theo chuẩn). 3/ Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học hợp lí, có hiệu quả, đảm bảo tính sư phạm. 4/ Quan tâm tới tất cả học sinh trong lớp học, chú ý tới dạy học phân hoá (có hỗ trợ riêng cho học sinh gặp khó khăn trong học tập) 5/ Chú ý đến cách dạy học sinh cách học, tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác 6/ Phân bố thời gian cho các hoạt động hợp lí, đảm bảo thời lượng theo qui định. 7/ Xử lí tình huống sư phạm có tác dụng giáo dục, khuyến khích, động viên học sinh phát huy khả năng học tập (tôn trọng câu trả lời của học sinh, khuyến khích sự tham gia của HS, có thái độ gần gũi, thân thiện với HS) 8/ Tổ chức hoạt động đánh giá linh hoạt, phù hợp, kết hợp đánh giá của thày với trò và giữa trò với trò 9/ Học sinh được khuyến khích liên hệ những kiến thức đã biết để phát hiện kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng, vận dụngvào thực tiễn một cách sáng tạo, linh hoạt. 10/ Học sinh hứng thú học tập (chủ động, tích cực, tự hình thành những năng lực, phẩm chất cần thiết) Một số dấu hiệu cơ bản để đánh giá các biểu hiện cơ bản của dạy học tích cực 1 Thực hành dạy học vi mô (Theo KHBH đã xây dựng ở Bài 1) 2 * Dạy học vi mô là gì? Dạy học vi mô thực chất là dạy học trong đó, sự phức tạp của lớp học bình thường đã được làm đơn giản hoá đi để tập trung huấn luyện giáo sinh/giáo viên hoàn thành những bài tập đặc biệt về kĩ năng, đồng thời cho phép tăng cường giám sát thực hành và sự đóng góp những ý kiến phản hồi được kịp thời. GiỚI THIỆU VỀ DẠY HỌC VI MÔ * Nguyên tắc của dạy học vi mô. +/ Phân tích hành động sư phạm thành các năng lực riêng biệt. Toàn bộ sự chú ý của người dạy và người học đều tập trung vào một mục tiêu xác định: sự làm chủ năng lực cần rèn luyện. +/ Trong dạy học vi mô, mỗi sinh viên (hoặc học viên) sẽ tham gia (đóng vai học sinh, giáo viên hoặc người quan sát) vào dạy một bài học ngắn (từ 10 đến 15 phút) với số lượng học sinh hạn chế (từ 6 đến 8 người). +/ Mọi việc đều được tiến hành trong thực tế thông qua quan sát và thực hành và tập trung vào việc thực hiện một vài kĩ năng sư phạm nhằm đến (ví dụ, cảm nhận nội dung bài học, làm chủ diễn đạt nói trong giờ dạy, sử dụng ngôn ngữ không lời, kiểm tra việc hiểu của học sinh bằng các đưa ra hệ thống câu hỏi, kích thích và tạo ra qui tắc khi phản hồi tích cực, cụ thể hoá một trích đoạn bài học, sử dụng phương tiện hỗ trợ nghe nhìn (bảng, pojetster), hướng dẫn xây dựng ý tưởng của chủ đề dự án, hướng dẫn cách tổ chức dạy học theo góc,) +/ Các cách ứng xử của người học có liên quan đến năng lực cần rèn luyện được đánh giá ngay tức thì và khách quan. +/ Có sự trợ giúp của phương tiện kĩ thuật: camera, video, TV, Quay băng video các trích đoạn giờ dạy để cho phép phân tích việc tự quan sát, tự đánh giá của những bài tập. * Quy trình thực hiện của dạy học vi mô. Dạy học vi mô có thể thực hiện qua các giai đoạn (các bước sau) Bước Hoạt động của học viên Hoạt động của giảng viên 1. Chuẩn bị: Xem một trích đoạn dạy minh họa - Nghe phân tích các kĩ năng cần rèn luyện và xem băng (hoặc đĩa hình) minh hoạ việc sử dụng kĩ năng đó. Giới thiệu phần lí thuyết về các kĩ năng được lựa chọn và hướng dẫn cách quan sát một trích đoạn dạy minh hoạ cho việc sử dụng các kĩ năng đó. 2. Thực hành: Dạy học trong lớp học “mini” có phản hồi - Thực tập dạy một trích đoạn bài học (trong 5 đến 10 hoặc 15 phút) cho 7 đến 10 hoặc 15 học sinh (quá trình dạy học này được ghi hình và tiếng) - Xem lại và nghe phân tích của giáo viên và sinh viên khác về hoạt động dạy học trên băng/đĩa hình của chính mình. - Tổ chức tốt việc dạy tập lần 1 - Tổ chức góp ý, phản hồi cho thực hành lần 1 - Phân tích về hoạt động dạy học trên băng/đĩa hình của sinh viên . 3. Dạy lại lần 2 có phản hồi - Soạn lại trích đoạn theo góp ý phản hồi. - Thực hành lại kĩ năng đã được góp ý trong lần dạy đầu tiên (Có thể sẽ phải dạy lại lần 3 hay lần 4 nếu cần). - Tổ chức tốt việc dạy tập lần 2 như lần 1 - Tổ chức góp ý, phản hồi cho thực hành lần 2 Thực hành dạy học vi mô (Theo KHBH đã xây dựng ở Bài 1) 2 DẠY LẦN 1: Mời đại diện một số nhóm lên thực hành dạy học theo KHBH đã xây dựng và được góp ý ở bài 1. LƯU Ý: - Nhóm thực hành được phép chọn số lượng Học viên trong lớp tập huấn làm học sinh. - Những học viên còn lại của lớp tập huấn có nhiệm vụ dự giờ, theo dõi tiến trình thực hiện KHBH (Có thể sử dụng sổ nhật ký theo dõi). Sau khi kết thúc bài dạy tiến hành phản hồi, góp ý. Thực hành dạy học vi mô (Theo KHBH đã xây dựng ở Bài 1) 2 DẠY LẦN 2: Mời nhóm dạy lần 1 lên thực hành dạy lần 2 (Với KHBH dạy ở lần 1 nhưng đã được bổ sung hoàn thiện theo ý kiến đóng góp, phản hồi) Những học viên còn lại của lớp tập huấn tiếp tục quan sát. Sau khi kết thúc bài dạy tiến hành phản hồi, góp ý. Hoàn thiện thiết kế KHBH qua trải nghiệm và góp ý 3 Dựa trên một số dấu hiệu cơ bản để đánh giá các biểu hiện cơ bản của dạy học tích cực . Học viên của lớp tập huấn tiến hành phản hồi, góp ý.
Tài liệu đính kèm: