Bài giảng Dạy học tích cực - Bài: Một số kỹ thuật dạy học tích cực

Bài giảng Dạy học tích cực - Bài: Một số kỹ thuật dạy học tích cực

4. Kỹ thuật “bể cá”

* Khái niệm:

Kỹ thuật bể cá là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm học sinh ngồi trước lớp hoặc giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những học sinh khác trong lớp theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những học sinh thảo luận.

* Cách thực hiện:

Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. Học sinh tham gia nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là kĩ thuật “nóibể cá”, vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận tương tự như xem những con cá bơi trong một chậu cá cảnh. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau.

 

ppt 9 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Dạy học tích cực - Bài: Một số kỹ thuật dạy học tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Kỹ thuật khăn trải bàn 
* Khái niệm: 
	Là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS cũng như phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS. 
MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC 
 * Cách tiến hành: 
- Chia HS thành các nhóm và phát giấy A0 cho các nhóm. 
- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh. Chia phần xung quanh thành các phần theo số thành viên của nhóm (Ví dụ nhóm 4 người). Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh. 
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và viết vào phần mang số của mình. 
- Khi hết thời gian làm việc cá nhân, các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luận, thống nhất câu trả lời. 
- ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào phần chính giữa. 
 Kỹ thuật khăn trải bàn 
 2. Kỹ thuật các mảnh ghép 
* Khái niệm: 
Là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp , kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân học sinh trong quá trình hợp tác 
* Cách tiến hành: 
	 Vòng 1 : “Nhóm chuyên gia” 
 Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3 - 6 người). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. 
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. 
- Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2. 
	 Vòng 2 : “Nhóm mảnh ghép” 
- Hình thành nhóm mới khoảng từ 3 - 6 người ( bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 người từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3...), gọi là “nhóm mảnh ghép”. 
- Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. 
- Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết. 
- Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả. 
 3. Kĩ thuật thảo luận viết (Brainwriting) 
* Khái niệm: 
Thảo luận viết hay động não viết là một hình thức biến đổi của động não. Trong thảo luận viết thì những ý tưởng không được trình bày miệng mà được từng thành viên tham gia trình bày ý kiến bằng cách viết trên giấy về một chủ đề. 
* Cách tiến hành: 
- Đặt trên bàn 1-2 tờ giấy để ghi các ý tưởng, đề xuất của các thành viên. 
- Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình trên các tờ giấy đó 
- Có thể tham khảo các ý kiến khác đã ghi trên giấy của các thành viên khác để tiếp tục phát triển ý nghĩ. 
- Sau khi thu thập xong ý tưởng thì đánh giá các ý tưởng trong nhóm. 
4. Kỹ thuật “ bể cá ”  
* Khái niệm: 
Kỹ thuật bể cá là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm học sinh ngồi trước lớp hoặc giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những học sinh khác trong lớp theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những học sinh thảo luận. 
* Cách thực hiện : 
Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. Học sinh tham gia nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là kĩ thuật “nóibể cá”, vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận tương tự như xem những con cá bơi trong một chậu cá cảnh. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau. 
5. Kỹ thuật “ ổ bi ”  
* Khái niệm: 
Kỹ thuật “ổ bi” là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó học sinh chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể nói chuyện với lần lượt các học sinh ở nhóm khác. 
* Cách thực hiện: 
- Khi thảo luận, mỗi học sinh ở vòng trong sẽ trao đổi với học sinh đối diện ở vòng ngoài, đây là dạng đặc biệt của kĩ thuật luyện tập đối tác. 
- Sau một ít phút thì học sinh vòng ngoài ngồi yên, học sinh vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới. 
6. Kĩ thuật phản hồi tích cực 
* Khái niệm: 
Thông tin phản hồi (Feedback) trong quá trình dạy học là cách giáo viên và học sinh cùng nhận xét, đánh giá, đưa ra ý kiến đối với những yếu tố cụ thể có ảnh hưởng tới quá trình học tập nhằm mục đích là điều chỉnh, hợp lí hoá quá trình dạy và học. 
* Cách tiến hành : 
- Diễn đạt ý kiến của bạn một cách đơn giản và có trình tự (Không nói quá nhiều). 
- Cố gắng hiểu đ­ược những suy tư, tình cảm (Không vội vã). 
- Tìm hiểu các vấn đề cũng như nguyên nhân của chúng. 
- Giải thích những quan điểm không đồng nhất. 
- Chấp nhận cách thức đánh giá của ng ư ­ời khác. 
- Chỉ tập trung vào những vấn đề có thể giải quyết được trong thời điểm thực tế. 
- Coi cuộc trao đổi là cơ hội để tiếp tục cải tiến. 
- Chỉ ra các khả năng để lựa chọn. 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC 
Công nghệ thông tin hoàn toàn có thể trợ giúp cho quá trình dạy học bởi những lý do dưới đây: 
Thứ nhất , việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ khiến máy tính trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học, cụ thể là: 
- Khả năng biểu diễn thông tin; Khả năng giải quyết trong một khối thống nhất các quá trình thông tin, giao lưu và điều khiển trong dạy học; Tính lặp lại trong dạy học; Khả năng mô hình hoá các đối tượng ; Khả năng lưu trữ và khai thác thông tin: 
Thứ hai , ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có thể hỗ trợ cho nhiều hình thức dạy học khác nhau như dạy học giáp mặt (face to face); dạy học từ xa (distance learning); phòng đào tạo trực tuyến (online training lab); học dựa trên công nghệ web (web based training); học điện tử (e-learning)...đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của các thành phần khác nhau trong xã hội. 
Thứ ba , ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học dẫn đến việc giao cho máy tính thực hiện một số chức năng của người thầy giáo ở những khâu khác nhau của quá trình dạy học. Nhờ đó, có thể xây dựng những chương trình dạy học mà ở đó máy thay thế một số công việc của người giáo viên... Cách dạy này đã thể hiện nhiều ưu điểm về mặt sư phạm như khuyến khích sự làm việc độc lập của học sinh, đảm bảo mối liên hệ ngược và cá biệt hoá quá trình học tập. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_day_hoc_tich_cuc_bai_mot_so_ky_thuat_day_hoc_tich.ppt