Bài giảng Dạy học tích cực - Bài: Một số phương pháp dạy học tích cực

Bài giảng Dạy học tích cực - Bài: Một số phương pháp dạy học tích cực

* Khái niệm:

PPDH theo góc là một phương pháp dạy học, theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhằm tạo ra một môi trường học tập có tính kích thích HS tích cực thực hành, khám phá và trải nghiệm thông qua các hoạt động, đảm bảo cho HS được học sâu và thoải mái

 

ppt 5 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Dạy học tích cực - Bài: Một số phương pháp dạy học tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC 
* Khái niệm 
Học theo hợp đồng là một phương pháp tổ chức môi trường học tập, trong đó HS được giao một hợp đồng trọn gói bao gồm các nhiệm vụ khác nhau (nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn) trong một khoảng thời gian nhất định cũng như được quyền chủ động xác định thời gian và thứ tự thực hiện các nhiệm vụ . 
* Cách tiến hành . 
- Giáo viên giới thiệu hợp đồng . 
- Tổ chức kí hợp đồng nhiệm vụ học tập . 
- Tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện hợp đồng . 
- Tổ chức nghiệm thu hợp đồng . 
- Đánh giá và nghiệm thu hợp đồng . 
1. PPDH theo hợp đồng 
2. Phương pháp dạy học theo góc . 
* Khái niệm: 
PPDH theo góc là một phương pháp dạy học, theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhằm tạo ra một môi trường học tập có tính kích thích HS tích cực thực hành, khám phá và trải nghiệm thông qua các hoạt động, đảm bảo cho HS được học sâu và thoải mái 
3. Phương pháp trường hợp (case study) 
* Khái niệm : 
PP trường hợp (PP nghiên cứu trường hợp, PP tình huống) là một PPDH, trong đó học sinh tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề mà tình huống đó đặt ra, hình thức làm việc chủ yếu là làm việc nhóm. PP trường hợp là PP điển hình của dạy học giải quyết vấn đề . 
* Cách tiến hành: 
Các giai đoạn 
Mục đích 
1. Nhận biết trường hợp : Làm quen với trường hợp. 
Nắm được vấn đề và tình huống cần quyết định. Tự nhận biết các mối quan hệ về chuyên môn. 
2. Thu thập thông tin: Thu thập thông tin về trường hợp từ các tài liệu sẵn có và tự tìm. 
Học cách tự lực thu thập thông tin, hệ thống hoá và đánh giá thông tin. 
3. Nghiên cứu, tìm các phương án giải quyết : Tìm các phương án giải quyết và thảo luận. 
Phát triển tư duy sáng tạo, tư duy theo nhiều hướng, làm việc trong nhóm, hiểu các ý kiến khác nhau, biết trình bày ý kiến trong nhóm. 
4. Quyết định: Quyết định trong nhóm về phương án giải quyết. 
Đối chiếu và đánh giá các phương án giải quyết trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá đã được lập luận. 
5. Bảo vệ: Các nhóm lập luận và bảo vệ quyết định của nhóm. 
Bảo vệ các quyết định với những luận cứ rõ ràng, trình bay các quan điểm một cách rõ ràng, phát hiện các điểm yếu trong các lập luận. 
6. So sánh: So sánh các phương án giải quyết của nhóm với các quyết định trong thực tế. 
Cân nhắc mối quan hệ theo các phương án giải quyết khác nhau; Việc quyết định luôn liên quan đến các tình huống, điều kiện, thời gian cụ thể. 
4. PPDH theo dự án 
* Kh ái niệm : 
Dạy h ọc theo dự án là một phương pháp dạy học , trong đó học sinh tự đưa ra sáng kiến và thực hiện xây dựng phiếu hỏi, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu và đưa ra nhận định, kết luận về các vấn đề cụ thể. 
* Cách tiến hành 
- Chọn chủ đề và xây dựng kế hoạch : Lựa chọn chủ đề, xây dựng các tiểu chủ đề, xác định kế hoạch thực hiện 
- Thực hiện dự án: 
	Thu thập thông tin; Thực hiện điều tra; Thảo luận với các thành viên khác; Tham vấn giáo viên hướng dẫn. 
-  Tổng hợp kết quả : 
Thu thập kết quả và công bố sản phẩm 
- Đánh giá dự án: 	 
Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn... Trong nhiều dự án các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành. Sản phẩm của dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất, 
Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo. 
Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_day_hoc_tich_cuc_bai_mot_so_phuong_phap_day_hoc_ti.ppt