Bài giảng lớp 7 môn Đại số - Tiết 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp

Bài giảng lớp 7 môn Đại số - Tiết 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp

MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức.

 - Học sinh được làm quen với khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống.

 - Học sinh nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.

 2. Kĩ năng.

 - Học sinh biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng các kí hiệu thuộc hay không thuộc.

 3. Thái độ.

 - Rèn luyện cho học sinh tính tư duy linh hoạt khi dùng các cách khác nhau để viết một tập hợp .

 

doc 26 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng lớp 7 môn Đại số - Tiết 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chương I: Ôn Tập Và Bổ Túc Về Số Tự Nhiên
Tiết 1 
Tập Hợp. Phần Tử Của Tập Hợp
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức.
 - Học sinh được làm quen với khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống.
 - Học sinh nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
 2. Kĩ năng.
 - Học sinh biết viết một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng các kí hiệu thuộc hay không thuộc.
 3. Thái độ.
 - Rèn luyện cho học sinh tính tư duy linh hoạt khi dùng các cách khác nhau để viết một tập hợp .
II. Chuẩn bị.
 1. Gv: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo.
 2. Hs: SGK, vở ghi.
III. Tiến trình bài giảng.
 1- ổn định tổ chức.(1P)
 2- Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
 3- Các hoạt động trên lớp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tập hợp (10p).
GV: Cho Hs quan sát 
H1 – SGK rồi giới thiệu: Tập hợp các đồ vật (sách, bút) đặt trên bàn.
- Gv: Nêu thêm các VD về tập hợp.
VD: Tập hợp học sinh lớp 6A
 Tập hợp bàn ghế của một lớp học.
? Em hãy lấy một ví dụ về tập hợp.
- Gọi hs khác bổ sung.
- Gv: Tập hợp là toàn bộ các thành phần thuộc tập hợp ấy.
Hs quan sát hình 1
Hs chú ý nghe giảng
Một hs lấy VD
Hs khác bổ sung
HS nghe giảng
Theo dõi ghi bài
1. Các ví dụ.
VD: 
Tập hợp các cây xanh trong sân trường.
Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 6.
{0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5}
Hoạt động 2: Cách viết, các kí hiệu (25p)
Gv: Giới thiệu cách viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 6
A={0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5} hoặc A={1 ; 3 ; 2 ; 0 ; 5 ; 4}
Gv giới thiệu: Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5 là các phần tử của tập hợp A.
GV: Các phần tử của tập hợp được đặt trong hai dấu ngoặc {}, cách nhau bởi dấu (;) “Nếu các phần tử là số”, cách nhau bởi dấu (,) “Nếu các phần tử là chữ”. Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tuỳ ý.
Gv: Gọi 1 Hs lên viết tập B các chữ cái a, b, c.
? Số 2 có là phần tử của tập hợp A không ?
? Số 6 có phải là phần tử của tập hợp A không ?
Gv: Giới thiệu các kí hiệu và 
Gv: Ta có 2A, đọc là 2 thuộc A hoặc 2 là phần tử của A.
6 A đọc là 6 không thuộc A hoặc 6 không là phần tử của A
GV: Cho HS làm bt (Bảng phụ)
Cho A = {0 ; 1 ; 2 ; 3}
 B = {a, b ,c}
Dùng kí hiệu ẻ, ẽ để điền vào ô vuông sao cho đúng.
GV: Chốt lại cách đặt tên, các kí hiệu, cách viết tập hợp.
Gọi HS đọc chú ý (SGK)
GV: Giới thiệu cách viết tập hợp A bằng cách khác (chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó).
Tính chất đặc trưng cho các phần tử x của tập hợp A là:
 x là số tự nhiên (xẻN)
 x nhỏ hơn 5 (x<5)
Gọi HS đọc phần in đậm trong SGK
Gv: Giới thiệu cách minh họa tập hợp A bằng sơ đồ Ven.
Y/c HS làm bài ? 1 và ? 2 (SGK)
Gọi đại diện HS nêu kết quả.
Y/c HS khác nhận xét.
GV: chốt , đáp án bài.
Hs nghe giảng
hs theo dõi 
Hs chú ý nghe giảng
1 Hs lên bảng viết
 Hs trả lời
Một hs trả lời 
Hs chú ý nghe giảng
HS làm bài
3 HS lên bảng
HS chú ý nghe giảng
Hs đọc chú ý
HS chú ý
HS đọc thông tin trong SGK
Hs chú ý
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nêu kết quả
-Nhận xét, bổ xung
-Chú ý ghi bài.
2. Cách viết, các kí hiệu.
 Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ nhơn 6.
Ta viết: 
A = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5}
Hoặc A={1 ; 3 ; 2 ; 0 ; 5 ; 4}
Các số 1, 2, 3, 4, 5 là các phần tử của A. 
Gọi B là tập hợp các chữ cái a, b, c. 
 B = {a, b, c}
Hoặc B = {c, a, b}
Số 2 là phần tử của tập hợp A
Kí hiệu: 2ẻA
Số 6 không là phần tử của tập hợp A
Kí hiệu: 6∉A
Bài tập.
Cho A = {0 ; 1 ; 2 ; 3}
 B = {a, b, c}
a
ẽ
A
5
ẽ
A
2
ẻ
A
c
ẻ
B
3
ẽ
B
d
ẽ
B
Chú ý: SGK
Tập hợp A còn có thể viết
A = {xẻN / x<5}
Trong đó N là tập hợp các số tự nhiên
Ta có thể minh hoạ tập hợp A và tập B như sau:
. 1 . 3 . 2
. 0 . 4
A
. a . c
 . b
B
* ? 1
D = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6}
D = {xẻN / x<7}
2 ẻ D ; 10 ẽ D
* ? 2
E = {N, H, A, T, R, G}
 4. Củng cố, luyện tập (8P)
 - Có mấy cách viết các phần tử của tập hợp? Nêu và viết các kí hiệu thuộc, không thuôc.
 - Hướng dẫn học sinh làm baì tập:
 Bài tập 1 
 Đáp án: - cách 1: A = {9, 10, 11, 12, 13} ; cách 2: A = {xẻ N/ 8< x < 14 }. 
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1P).
 - Về nhà học thuộc bài.
 - Làm bài tập 2, 3,5 ( Tr 6 – SGK).Đọc trước bài 2.
Lớp 6A: Tiết(TKB):Ngày dạy.Sĩ số.Vắng
Lớp 6B: Tiết(TKB):Ngày dạy.Sĩ số.Vắng
Lớp 6C: Tiết(TKB):Ngày dạy.Sĩ số.Vắng
 Tiết 2. 
Tập Hợp các số tự nhiên
I. Mục tiêu. 
 1. Kiến thức: 
 - Học sinh biết được tập hợp các số tự nhiên, nắm được các qui ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên, biết biểu diễn một số tự nhiên trên tia số, nắm được điểm biểu diễn số nhỏ hơn ở bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn tên tia số.
 2. Kĩ năng:
 - Học sinh phân biệt được các tập N, N*, biết sử dụng các kí hiệu ≤ và, ≥ biết viết số tự nhiên liền sau, số tự nhiên liên trước của một số tự nhiên.
 3. Thái độ: 
 - Rèn luyện cho Học sinh tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu.
II. Chuẩn bị.
 1. GV: Phấn màu, thước thẳng, giáo án, SGK.
 2. HS: Vở ghi, SGK.
III. tiến trình bài giảng.
 1. ổn định tổ chức.(1p).
 2. Kiểm tra bài cũ.(5p)
 +H/s 1: cho ví dụ về tập hợp, nêu chú ý trong SGK về cách viết tập hợp.
 +H/s 2: Nêu cách viết một tập hợp.
 Bài tập : Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 3 nhỏ hơn 10. 
 3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tập hợp N và N*(10p)
Gv: Hãy lấy ví dụ về một số số tự nhiên ?
 Gv: Giới thiệu tập N các số tự nhiên.
 N={0 ; 1 ; 2 ; 3 ;}
Y/c 1 Hs lên bảng viết tập hợp N.
? Cho biết các phần tử của N ?
Gv giới thiệu: Các số tự nhiên được biểu diễn trên tia số.
Gv: Đưa ra mô hình tia số, y/c h/s mô tả lại tia số.
Gv: Y/c cả lớp vẽ tia số và biểu diễn một vài số tự nhiên trên tia số.
Gv: mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm trên tia số.
Gv: Điểm biểu diễn số tự nhiên a trên tia số là điểm gì ?
GV:giới thiệu tập hợp số tự nhiên khác không được kí hiệu là N*
 N*={1 ; 2 ; 3 ;.}
Gọi 1 Hs lên bảng viết tập hợp N*
Gv: Đưa ra bài tập: 
Hãy điền vào ô vuông những kí hiệu ẻ, ẽ thích hợp.
12  N ; 5  N* ; 5  N 
 0  N* ; 0  N
H/s trả lời
Các số: 0, 1, 2, 3..... là các số tự nhiên
1 Hs lên bảng viết
Các số 0, 1, 2, 3 ...
là các phần tử của tập hợp N
Hs mô tả tia số
H/s làm theo y/c
Hs chú ý nghe giảng 
H/s trả lời
H/s chú ý
Thực hiện lam bài
1. Tập hợp N và tập hợp N*
Các số: 0, 1, 2, 3..... là các số tự nhiên.
Tập hợp các số tự nhiên kí hiệu là N
N={0 ; 1 ; 2 ; 3 ; }
Các số tự nhiên được biểu diễn trên một tia số 
 1
Điểm biểu diễn số tự nhiên 1 trên tia số gọi là điểm 1 .....
Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là N*
N* = {1 ; 2 ; 3 ; }
12 N ; 5  N* 
 0  N* ; 0 N
 5 N 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên(20p)
Gv: cho hs quan sát tia số và trả lời câu hỏi.
So sánh hai số: Số 2 và số 4 ?
Nhận xét vị trí điểm 2 và điểm 4 trên tia số ?
Gv: giới thiệu tổng quát.
 Với a, b N, a < b hoặc 
b > a trên tia số nằm ngang điểm a nằm bên trái điểm b
Gv giới thiệu kí hiệu Ê ; ³ 
*/a Ê b nghĩa là a< b hoặc 
 a = b
*/ b ³ a nghĩa là b > a hoặc 
 b = a
Cho Hs làm VD1.
 Viết tập hợp
 A={x N/ 6 x8}bằng cách liệt kê các phần tử.
Gọi 1 Hs lên bảng chữa
Gv: Cho hs tìm số liên sau của số 5, số 5 có mấy số liền sau ?
GV: nêu vấn đề.
? Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
Gv: Trong các số tự nhiên, số nào là nhỏ nhất ? có số tự nhiên lớn nhất hay không? vì sao?
? Tập hợp N có thể có bao nhiêu phần tử ?
GV: đưa vấn đề.
GV: Cho HS vận dụng thực hiện 
Yêu cầu HS trả lời
GV: Nhận xét, đáp án.
2 Hs trả lời .
1hs nhận xét
Hs nghe và ghi bài.
Hs nghe và ghi bài.
Hs cả lớp cùng làm bài.
1 Hs lên bảng làm bài.
Hs nghe giảng
1 Hs trả lời: 
Hs nghe và ghi bài.
Hs: Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
Thực hiện câu trả lời.
Hs ghi bài.
Thực hiện làm bài theo yêu cầu.
Trả lời theo yêu cầu.
- Chú ý, ghi bài.
2. Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên.
Với a, b N, a< b hoặc 
b > a trên tia số nằm ngang. Điểm a nằm bên trái điểm b.
Nếu a nhỏ hơn hoặc bằng b ta viết là:
a Ê b hoặc có thể viết b ³ a
*/ VD1:
Giải.
A= {6 ; 7 ; 8}
Mỗi số tự nhiên chỉ có một số liền sau duy nhất
Vd: số liền sau của 3 là 4
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
- Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất.
- Không có số tự nhiên lớn nhất.
- Tập hợp N có vô số phần tử
 (Tr 7 - SGK)
a, 28, 29, 30
b, 99, 100, 101
 4. Củng cố , luyện tập(8p).
 - Hệ thống lại lí thuyết: Tập hợp N, N*, thứ tự trong tập hợp số Tự nhiên.
 - Vận dụng: Bài tập 8 (Tr 8 – SGK).
 Đáp án: A = { 0, 1, 2, 3, 4, 5} ; A = {x N/ x 5}.
 Biểu diễn trên tia số:
 0 1 2 3 4 5 
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1p).
 - Về nhà học bài, và lam các bài tập trong SGK.
Ngày soạn: 22 / 8 / 11
Ngày giảng: / 8 / 11 ( 6A4)
 / 8 / 11 ( 6A2,3)
Tiết 3. Ghi số tự nhiên
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
 - Học sinh biết thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân. 
2. Kĩ năng: 
- Học sinh biết đọc và viết các số La Mã không quá 30.
3. Thái độ: 
- Học sinh thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán.
II. Chuẩn bị.
1. GV: Bảng các số la mã từ 1 đến 30, Giáo án, SGK.
2. HS: SGK, vở ghi.
III. tiến trình bài giảng.
1. ổn định tổ chức (1p).
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Nội dung bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu số và chữ số (12p)
Gv: gọi 1 hs lấy ví dụ 1 số tự nhiên bất kỳ.
Y/c chỉ rõ số tự nhiên đó có mấy chữ số? là những số nào?
Gv: Đưa ra bảng Sgk giới thiệu 10 chữ số dùng để ghi số tự nhiên.
Gv: Với 10 chữ số tự nhiên trên ta ghi được mọi số tự nhiên.
? Mỗi số tự nhiên có thể có bao nhiêu chữ số.
Y/c Hs lấy Vd.
Gv nêu chú ý sgk phần a.
Gv lấy Vd (sgk) số 3895
? hãy cho biết các chữ số của số 3895?
- chữ số hàng chục?
- chữ số hàng trăm? 
 Gv giới thiệu số hàng trăm, hàng chục.
1 Hs lấy VD và chỉ rõ các chữ số. 
Hs quan sát bảng phụ
Hs trả lời
Hs lấy Vd
Hs theo dõi sgk.
Hs ghi vở.
Hs: 3, 8, 9, 5
Hs: 9
Hs: 8
1. Số và chữ số.
VD: Số tự nhiên 216
Có 3 chữ số là những chữ số 2, 1, 6.
Mỗi số tự nhiên có thể có một, hai, ba chữ số.
VD: số5 có một chữ số
 Số 11 có hai chữ số.
 Số 212 có ba chữ số.
 Số 5145 có bốn chữ số.
* Chú ý:
a) Sgk.
 VD: 15 712 314.
b) Sgk.
 VD: 
Số đã cho
Số trăm
Chữ sô hàng trăm
Số chục
Chữ số hàng chục
Các chữ số
3895
38
8
389
9
3, 8, 9, 5
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hệ thập phân(15p).
Giới thiệu cách ghi trong hệ thập phân
Trong hệ thập phân mỗi chữ số ở những vị trí khác nhau thì có những giá trị khác nhau.
Gv đưa ra Vd Sgk.
Gv: Giới thiệu kí hiệu ab 
Gv: Đưa ra các số ab ; abc 
y/ ...  phép nhân số tự nhiên
1 Tính chất giao hoán: a.b = b.a
2 Tính chất kết hợp: (a.b).c=a.(b.c)
3.Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
 a.( b +c) = a.b + a.c
4. Nhân với số 1: a.1 = 1.a = a
Hoạt động 2: Luyện tập( 30P)
- Hướng dẫn hs phân tích số thành tích các thừa số
Gv ta cố thể tách thừa số nào?
Gv giọi 3 hs lên bảng làm bài 37sgk.
Bài 45 (sbt)
? Nêu cách nhóm số hang để tính nhanh.
- Gv cùng Hs thực hiện.
GV: cho HS lam bài 40 sgk
Hướng dẫn:
- Tìm tổng số ngày trong 2 tuần ta tìm 
 - lấy 2. = từ đó tìm được 
 GV: gọi HS nêu đáp án
 GV: Đáp án
- hs thực hiện theo sự hướng dẫn.
Tìm được các tích bằng nhau.
- Tách thừa số 19 = 20-1
3hs lên bảng làm bài
Hs làm dưới lớp 
Chú ý làm bài
- Hs nêu được
A= ( 26 + 33) + ( 27 + 32) + ( 28 + 31 ) + ( 29 + 30 )
Trả lời
- Chú ý, ghi vở
II. Luyện tập
Bài 35: Tìm các tích bằng nhau mà không cần tính kết quả của mỗi tích.
15. 2 . 3 .2= 3.5 . 2. 6 = 15 . 3 . 4
4. 4 . 9 =8.18 = 8 . 2 . 9
15 . 3 . 4 = 5.3.12
bài 37 sgk.
áp dụng tính chất của phép nhân ta có:
19.16 = (20-1).16 = 320-16 
= 304
46 . 99 = 46 . ( 100-1)
= 4600 – 46 = 4554
35 . 98 = 35 . (100-2) = 
3500 – 70 = 3430
Bài 45 (sbt) Tính nhanh
A = 26 + 27 + 28 + 29 + 30 + 31 + 32 + 33
A= ( 26 + 33) + ( 27 + 32) +
 ( 28 + 31 ) + ( 29 + 30 )
A = 59 + 59 + 59 + 59
A= 236
Bài 40;
ab là tổng số ngày trong hai tuần lễ là 14 vậy = 14
cd gấp đôi ab là 28.
 Năm abcd = năm 1428
Hoạt động 2: Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi.(7 phút)
Gv để nhân hai thừa số ta có thể sử dụng máy tính bỏ túi tương tự như với phép cộng,chỉ thay dấu cộng bằng dấu nhân.giọi hs lên bảng làm bài 38 sgk
3hs lên bảng làm bài.
Hs theo dõi gv hướng dẫn sử dụng máy tính;
3 hs lên bảng làm bài.
bài tập 38 (Tr 20 – sgk);
375 . 376 = 141000
624 . 625 = 390000
13 . 81 . 215 = 226395
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà( 1P).
 - Về nhà học bài, xem lại bài tập đã chữa, đọc trước bài6. tr 20 – sgk.
Ngày soạn: 8/ 9 / 11
Ngày giảng: / 9 / 11( 6A2,3)
 / 9 / 11( 6A4)
 Tiết 9: phép trừ và phép chia
I Mục tiêu:
1 Kiến Thức: Biết phép trừ, phép chia số tự nhiên.
2 Kĩ năng: Làm được phép chia hết phép chia có dư trong trường hợp số không vượt ba chữ số
 3 Thái độ: Rèn luyện hs kiến thức về phép trừ, phép chia để tìm số chưa biết, trong phép tính trừ, phép chia. Rèn tính chính xác trong phát biểu và giải toán.
II Chuẩn bị.
 1. GV: SGK, Giáo án, thước thẳng.
 2. HS: SGK, Cbị bài cũ, đọc bài mới, thước kẻ.
III Tiến trình bài giảng:
 1. ổn định:1P
 2. Kiểm tra bài cũ: không
 3. Nội dung bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội Dung
Hoạt động 1: Phép trừ hai số tự nhiên.(11P)
Gv đưa ra câu hỏi,hãy xem có số tự nhiên x nào mà;
a)2 + x = 5 hay không.
b) 6 + x = 5 hay không.
GV ở câu a ta có phép trừ :
5 – 2 = x
Gv chốt lại ;
Gv giới thiệu cách xác định hiệu bằng tia số.
Gv thực hiện như sgk (H14,15,16)
GV: yêu cầu HS thực hiên ? 1
Hs theo dõi trả lời.
1 hs trả lời.
Hs nghe.
Hs ghi bài.
Hs thực hiện vẽ vào vở.
1hs đứng tại chỗ trả lời.
Hs ghi vở.
1.Phép trừ hai số tự nhiên:
Người ta dùng dấu “-” để chỉ phép trừ.
 a - b = c 
(số bị trừ)- ( số trừ) = (hiệu)
- T/Q; sgk(21)
Hình 14 cho thấy 5 - 2 = 3 hình 15 cho thấy 7 – 3 = 4, H16 cho thấy không có hiệu 5 - 6 trong phạm vi số tự nhiên.
O 1 2 3 4 5 6 7 
? 1 Tr 21 -sgk
Hoạt động 2 : Phép chia hết và phép chia có dư.(27P).
Gv hãy nhận xét xem số tự nhiên nào mà:
a) 3.x= 12 hay không?
b) 5.x = 12 hay không?
 Nhận xét ở câu a ta có phép chia 12 : 3 = 4
Gv khái quát Nội Dung.
Cho hs làm ?2 sgk (21)
Gv gới thiệu phép chia
 12:3 = 4
 14 : 3 = 4 dư 2
? Nhận xét số dư của hai phép chia.
Gv gới thiệu phép chia hết phép chia có dư
Gv chốt lại;
Gv hỏi, 4 số, số bị chia, số chia, thương,số dư có quan hệ gì với nhau?
- số chia cần điều kiện gì?
- số dư cần điều kịên gì? 
Gv cho hs làm ?3 sgk (22). 
- GV: chốt đáp án
Hs suy nghĩ trả lời:
 1hs nhận xét.
Hs chú ý nghe.
Hs Nội Dung.
Hs : một phép chia số dư bằng 0, phép chia số dư khác 0.
Hs theo dõi.
Hs ghi vở.
- khác 0
- Số dư nhỏ hơn số chia.
Cả lớp làm bài
2. Phép chia hết và phép chia có dư.
có x.3 =12 suy ra x = 4 vì 3.4=12.
Tuy nhiên với hai số tự nhiên 12 và5 không có số tự nhiên x nào thỏa mãn x.5 = 12
- T/Q: sgk (21)
?2 sgk.
a) o : a = o (aạo)
b) a : a = 1 (aạo)
c) a : 1 = a
- phép chia 12 : 3 = 4 là phép chia hết 
- phép chia 14 : 3 là phép chai có dư.
- T/Q: sgk.
* Ta có a= b.q+r ( o Ê r <b)
Nếu r = o thì a = b. q; phép chia hết 
Nếu r ạ o thì phép chia có dư.
- Quan hệ giữa các số là :
 số bị chia = số chia . thương + số dư (số chia ạ o)
?3 sgk
 4. Củng cố, (3P).
 - Nêu cách tìm số bị trừ, số bị chia, nêu diều kiện để thực hiện phép trừ trong N, điều kiện để thực hiện phép chia hết và thực hiện phép chia có dư.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(3P) 
 Hướng dẫn bài tập 44 sgk
 b) tìm x biết 7x - 8 = 713
 7x = 713 + 8
 7 x =721
 x= 721 : 7 =103
 - Về nhà học bài, làm bài tập 41, 44, 45, (Tr 22,23 – SGK)
 - Xem trước phần Luyện tập 1.
Ngày soạn: 11/ 9 / 11
Ngày giảng:..../ 9 / 11( 6 A2,3)
 ..../ 9 / 11 (6 A4)
Tiết 10: Luyện Tập 1
I Mục Tiêu;
 1 Kiến thức; HS nắm được mối quan hệ giữa các số trong phép trừ,điều kiện để phép trừ thực hiện được.
 2 Kĩ năng; HS biết vận dụng kiến thức về phép trừ để tính nhẩm, giải một vài bài toán thực tế.
 3 Thái độ: Rèn tính cẩn thận, tính chính xác, trình bày rõ ràng mạch lạc.
II Chuẩn bị:
 1. GV: SGK,SGV, Giáo án, thước thẳng.
 2. HS: SGK, Chuẩn bị bài cũ, đọc bài mới, thước kẻ.
III Tiến trình bài giảng:
 1 ổn định: 1P
 2. Kiểm tra bài cũ: 7P
 Cho 2 số tự nhiên avà b. Khi nào ta có phép trừ: a – b = x , nêu điều kiện để thực hiên được phép trừ a cho b.
 áp dụng: Tính 
 425 - 275 ; 91 - 56; 652 - 46 – 46 - 46
 Đáp án: 150 ; 35 ; 514
 3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội Dung
Hoạt động 1: Ôn tập lai lí thuyết bài (5P)
GV: cho HS tự ôn tập lại kiến thức đã học.
- Ôn tập theo yêu cầu
I. Lý thuyết
1 Tổng quát
 a- b = x
2. Điều kiện để thự hiện phép trừ a cho b trong N là:
 a b
Hoạt động 2: Luyện tập(28P).
-Muốn thực hiện tìm x ta làm như thế nào?
- Hướng dẫn Hs tìm x.
Gv giọi 2 hs lên bảng thực hiện tương tự.
yc hs thực hiện nhẩm lại kết quả
GV: chốt, đáp án
? Muốn tìm quãng đường từ Huế đến Nha Trang làm Như thê nào.
Tương tự yêu cầu HS thực hiện
Gv yc hs tự đọc bài tập,49 sgk giải bài bằng cách tính nhẩm;
Gv giọi 2 hs lên bảng giải bài;
Gv Nhận xét, đáp án.
Gv ; Cho HS làm bài tập 50
Gv hướng dẫn hs sử dụng máy tính .
Yc hs đứngtại chỗ tính nhanh kết quả?
GV: Đưa kết quả để HS so sánh
-Hs: Tìm số bị trừ x-35, ròi tìm số bị trừ x.
2 hs lên bảng thực hiện giải bài.
- HS Sửa sai, ghi vở
Hs cả lớp cùng đọc bài, làm bài vào vở bài tập.
- Lấy quãng đường HN- NHA TRANG trừ HN – Huế.
Hs cả lớp làm bài vào vở;
Hs dứng tại chỗ tìm kq bằng máy tính.
So sánh, sửa sai, ghi vở
II. Luyện tập
 1Tìm x
Bài 47 (Tr 24 – sgk)
a) ( x - 35) - 120 = 0
 x- 35 = 120
 x = 120 + 35 
 x = 155
b) 124 + (118 – x ) = 217
 118 – x = 217 - 124
 118 – x = 93
 x = 25
 c) 156 - ( x + 61) = 82
 x + 61 = 156 - 82
 x + 61 = 74
 x = 74 - 61
 x = 13 
Bài 41(sgk)
Quãng đường : Huế nha trang
1278 – 658 = 620 km.
Quãng đường Nha trang thành phố HCM:
1710 – 1278 = 432 km 
2 Tính nhẩm:
Bài 49 (Tr 24 – sgk)
321 - 96 = (321 + 4) - (96 + 4) = 325 - 100 = 225
1354 – 997 = (1354 + 3) - (997+3) = 1357 - 1000 = 357
3.Sử dụng máy tính bỏ túi 
Bài 50 (Tr 24 – sgk)
Giải:
a) 425 – 257 = 168
b) 91 – 56 = 35
c) 82 - 56 = 26
d) 73 – 56 = 17
e) 652 – 46 - 46 - 46 = 514
 4. Củng cố, luyện tập(3P).
 - Nhắc lại điều kiện để thực hiện phép trừ a cho b trong N
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1P).
 - Về nhà học bài, xem lại bài tập đã chữa, Xem trước bài tập phần Luyện tập 2
Ngày soạn: 14/ 9 / 11
Ngày giảng: 15 / 9 / 11( 6 A2,3)
 ..../ 9 / 11 ( 6 A4)
Tiết 11: Luyện tập 2
I Mục Tiêu:
 1 Kiến thức: Hs nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư.
 2 Kĩ năng: - Hs làm được phép chia, biết tính nhẩm.
 3 Thái độ: Hs có ý thức vận dụng kiến thức vào giải bài tập.
II Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Giáo án, SGK , máy tính bỏ túi.
 2. Học sinh: Vở viết, SGK, máy tính bỏ túi
II Tiến trình bài giảng:
 1 ổn định: 1P
 2 Kiểm tra bài cũ: Không
 3. Nội dung bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội Dung
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết ( 5P).
GV: Cho Hs tự giác ôn tập lí thuyết toàn bài
- Thực hiện ôn tập theo yêu cầu.
I. Lý thuyết
Tổng quát:
a = b.q +r , (o r <b)
- Nếu r = 0 thì ta có phép chia hết.
- Nếu r 0 thì ta có phép chia có dư.
*/ Số chia bao giờ cũng khác 0.
Hoạt đông 2: Luyện tập (35P).
? Nêu cách tìm số tự nhiên x.
? Tương tự nêu cách tính số bị chia 6x. 
? Hãy tìm x
? Với giá trị nào của x để 0 : x = 0
? Nhận xét kết quả tích hai thừa số.
? Nêu cách tìm x.
- Yêu cầu tìm hiểu và tóm tắt bài.
? Muốn biết tâm mua nhiều nhất được bao nhiêu quyển sách vở, nếu tâm chỉ mua một loại ta tính nhu thế nào.
GV em hãy thực hiện lời giải đó.
GV: Chốt, đáp án 
GV hướng dẫn hs cách sử dụng máy tính bỏ túi;
HS hoạt động cá nhân tính; 1683 : 11 ;
1530 : 34 ; 3348 : 12.
GV: cho hs cả lớp thực hiện việcgiải bài 55 sgk
GV gọi một vài hs cho biết kết quả.
GV sửa sai, đáp án.
Hs: x là số chia bằng số bị chia, chia thương.
- Hs nêu được:
6x = 613+ 5
 x = 103
- Hs ; ta tìm được mọi giá trị của x thỏa mãn.
- Tích bằng 0
- Học sinh đọc bài.
- Hs : Lấy số tiền tam có chia giá tiền 1 quyển vở.
HS cả lớp cùng làm bài.
hs nhận xét .
hs nghe và ghi bài.
Đọc bài theo yêu cầu
2hs trả lời
HS lấy máy ra thực hiện theo gv hướng dẫn.
2 HS nêu kết quả.
Chú ý, ghi bài.
Bài 62( sbt) Tìm số tự nhiên x biết:
a) 2436 : x = 12 
 x = 2436 : 12
 x = 203 
b) 6. x – 5 = 613
 6x = 613+ 5
 6x = 618
 x = 103
c) 0 : x = 0
 Mọi số tự nhiên x khác 0 đều thỏa mãn.
d) 12. ( x-1) = 0
 x – 1 = 0
 x = 1
Bài 53: (sgk)
Tâm mua được nhiều nhất số quyển vở loại 1 là:
 21000 : 2000 = 10 quyển( có dư 1000)
Tâm mua được nhiều nhất số vở loại 2:
21000 : 1500 = 14 quyển
Sử dụng máy tính bỏ túi
Vận dụng :thực hiện phép chia;
1683 : 11 = 153
1530 :34 = 45
3348 :12 = 279
Bài 55 (Tr25 –sgk).
Đáp án:
Vận tốc của ô tô
288 : 6 = 48(km/h)
Chiều dài miếng đất hình chữ nhật;
1530 : 34 = 45( m).
 4. Củng cố, luyện tập ( 3P).
 - Nhắc lại toàn bộ kiến thức về phép trừ và phép chia.
 - Đọc “ có thể em chưa biết”.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà ( 1P).
 - Về nhà học bài, xem lại toàn bộ bài tập đã chữa.
 - Đọc trước bài luỹ thừa với số mũ tự nhiên, nhân hai luỹ thừa cùng cơ số. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an so hoc 6.doc