1. Kiến thức:
- Học sinh nắm vững các quy tắc nhân,chia số hữu tỷ.
- Học sinh nắm được khái niệm tỉ số của hai số hữu tỷ x và y trên cơ sở khái niệm về tỉ số đã biết ở lớp 6.
2. Kỹ năng:
- HS có kỹ năng làm các phép tính nhân, chia số hữu tỉ nhanh và đúng.
3. Tư duy - thái độ:
- Bồi dưỡng tính cẩn thận, trung thực, chính xác trong khi làm tính.
Ngày soạn : 2/09/2011 Tuần: 2 Tiết 3:Đ3. Nhân, chia các số hữu tỉ Mục tiêu. Kiến thức : Học sinh nắm vững các quy tắc nhân,chia số hữu tỷ. Học sinh nắm được khái niệm tỉ số của hai số hữu tỷ x và y trên cơ sở khái niệm về tỉ số đã biết ở lớp 6. Kỹ năng : HS có kỹ năng làm các phép tính nhân, chia số hữu tỉ nhanh và đúng. Tư duy - thái độ : Bồi dưỡng tính cẩn thận, trung thực, chính xác trong khi làm tính. Phương tiện dạy học. Các phương tiện cần sử dụng trong dạy học: Giáo viên: Bảng phụ ghi đề bài tập. Thước thẳng, phấn màu. Học sinh: Ôn tập các kiến thức: Ôn tập qui tắc nhân, chia phân số, tính chất cơ bản của phép nhân phân số, định nghĩa tỉ số của hai số (lớp 6). Bảng nhóm (hoặc giấy nháp) Nội dung các phiếu học tập - bảng phụ: Công thức nhân, chia số hữu tỉ, các tính chất của phép nhân số hữu tỉ, định nghĩa tỉ số của hai số, bài tập. Hai bảng ghi BT 14 trang 12 SGK để tổ chức “trò chơi”. ´ 4 = : ´ : -8 : = = = = ´ = ´ 4 = : ´ : -8 : = = = = ´ = Tiến trình dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ - Đặt vấn đề vào bài mới (7’) -Câu 1: +Muốn cộng hoặc trừ hai số hữu tỉ x, y ta làm thế nào? Viết công thức tổng quát. +Chữa BT 8d trang 10 SGK. -Sau khi HS chữa BT GV hướng dẫn HS giải theo cách bỏ ngoặc đằng trước có dấu “-“ -Câu 2: +Phát biểu quy tắc “chuyển vế”. Viết công thức. +Chữa BT 9d trang 10 SGK. -Cho nhận xét các bài làm và sửa chữa cần thiết. -Cho điểm HS kể cả những HS có ý kiến hay. -ĐVĐ: Trên cơ sở của phép nhân, chia hai phân số ta có thể xây dựng được phép nhân, chia hai số hữu tỉ như thế nào? -Ghi đầu bài. -HS 1: +Trả lời : Ta viết x, y dưới dạng hai phân số có cùng mẫu số dương rồi áp dụng quy tắc cộng, trừ phân số. +Chữa BT 8d trang 10 SGK. HS 2: +Phát biểu và viết công thức như SGK. +Chữa BT 9d trang 10 SGK - Ghi đầu bài. (với a, b, m ẻ Z; m > 0) +Chữa BT 8d tr 10 SGK: Tính + Chữa BT 9d trang 10 SGK: Tìm x : d) HĐ 2 :Nhân hai số hữu tỉ (10’) -Ta biết mọi số hữu tỉ đều viết được dưới dạng phân số với a, b ẻ Z, b ạ 0. -Hỏi: Vậy để nhân, chia hai số hữu tỉ ta có thể làm như thế nào? -Vậy với hai số hữu tỉ x, y ta nhân như thế nào? -Hãy phát biểu quy tắc nhân phân số. -Ghi dạng tổng quát. -Yêu cầu tự làm ví dụ 1 -Gọi 1 HS lên bảng làm. -Yêu cầu nhắc lại các tính chất của phép nhân phân số. -Phép nhân số hữu tỉ cũng có các tính chất như vậy. -Treo bảng phụ viết các tính chất của phép nhân số hữu tỉ -Yêu cầu HS làm BT 11 trang 12 SGK phần a, b, c vào vở BT -Lắng nghe đặt vấn đề của GV. -Trả lời: Để nhân, chia hai số hữu tỉ có thể viết chúng dưới dạng phân số rồi áp dụng qui tắc nhân, chia phân số. -HS trả lời. -Phát biểu qui tắc nhân phân số. -Ghi dạng tổng quát theo GV. -HS tự làm VD 1 vào vở. -1 HS lên bảng làm. -Phát biểu các tính chất của phép nhân phân số. -HS cả lớp làm vào vở BT -3 HS lên bảng làm 1.Nhân hai số hữu tỉ: a)Qui tắc: Với x, y ẻ Q viết (với a, b, c, d ẻ Z; b, d ạ 0) b)Ví dụ: c)Các tính chất: Với x, y, z ẻ Q, ta có : x.y = y.x (x.y).z = x.(y.z) x.1 = 1.x = x x. = 1 (với x ạ 0) x.(y + z) = xy + xz BT 11/12 SGK: Tính Kết quả: HĐ 3 :Chia hai số hữu tỉ (10’) -Với x = ; y = (y ạ 0) -áp dụng qui tắc chia phân số, hãy viết công thức chia x cho y. -Yêu cầu HS làm VD -Yêu cầu làm ..?. . -1 HS lên bảng viết công thức chia x cho y. -1 HS nêu cách làm GV ghi lại. -2 HS lên bảng làm. 2.Chia hai số hữu tỉ: a)Quy tắc: -Với x = ; y = (y ạ 0) b)VD: ..?. ..Kết quả : HĐ 4 :Giới thiệu về tỉ số của hai số hữu tỉ x, y (3’). -Yêu cầu đọc phần “chú ý” -Ghi lên bảng. -Yêu cầu HS lấy VD về tỉ số của hai số hữu tỉ. -Gợi mở kiến thức: Về tỉ số của 2 số hữu tỉ chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp ở những bài sau thông qua các kiến thức về tỉ lệ thức. -1 HS đọc phần “chú ý”, cả lớp theo dõi. -Ghi chép theo GV. -HS lên bảng viết ví dụ. 3.Chú ý: Với x, y ẻ Q; y ạ 0 Tỉ số của x và y ký hiệu là hay x : y Ví dụ: HĐ 5: Luyện tập củng cố (12’) -Hỏi: + Để nhân, chia hai số hữu tỉ ta làm thế nào? + Thế nào là tỉ số của hai số hữu tỉ ? -Yêu cầu làm BT 13a, c trang 12 SGK. -Yêu cầu làm BT 12 trang 12 SGK.(Viết số hữu tỉ dưới dạng được yêu cầu) -Tổ chức “trò chơi”BT 14/12 SGK. Luật chơi: 2 đội mỗi đội 5 HS, chuyền nhau 1 viên phấn, mỗi người làm 1 phép tính trong bảng. Đội nào đúng và nhanh là đội thắng -HS trả lời. -Hai HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. -HS làm BT 12 trang 12 SGK. BT 13/12 a,c SGK: BT 12 trang 12 SGK. Viết số hữu tỉ dưới dạng sau: BT 14/12 SGK: Điền số thích hợp. Hai đội làm riêng trên 2 bảng phụ (Bảng phụ bài 14) Hướng dẫn công việc ở nhà (2 ph) Học bài theo SGK kết hợp với vở ghi. Cần học thuộc quy tắc và công thức tổng quát nhân chia số hữu tỉ, ôn tập giá trị tuyệt đối của số nguyên, qui tắc cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. BTVN: bài 15, 16 trang 13 SGK; bài 10, 11, 14, 15 trang 4,5 SBT. Đọc trước nội dung bài tiết sau. Lưu ý khi sử dụng giáo án : Đối với các đối tượng học sinh khá - giỏi thì có thể thực hiện trọn giáo án trên, với các đối tượng học sinh trung bình , yếu - kém thì có thể giảm bớt nội dung luyện tập củng cố (để lại bài 12 cho HS về nhà làm) Các rút kinh nghiệm sau khi dạy xong tiết này: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn : 2/09/2011 Tuần : 2 Tiết 4:Đ4. Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. Mục tiêu. Kiến thức : HS hiểu khái niệm giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ và xác định được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Học sinh biết cách vận dụng các quy tắc về dấu và về giá trị tuyệt đối trong thực hiện các phép toán đối với số nguyên trong thực hành tính toán với số thập phân . Kỹ năng : HS có kỹ năng làm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân . Tiếp tục rèn kĩ năng vận dụng tính chất các phép toán về số hữu tỉ để tính toán hợp lý. Tư duy - thái độ : Bồi dưỡng tính cẩn thận, trung thực, chính xác trong khi làm tính. Có ý thức vận dụng tính chất các phép toán về số hữu tỉ để tính toán hợp lý. Phương tiện dạy học. Các phương tiện cần sử dụng trong dạy học: Giáo viên: Bảng phụ (hoặc đèn chiếu, giấy trong) ghi bài tập, giải thích cách cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. Hình vẽ trục số để ôn lại giá trị tuyệt đối của số nguyên a. Thước thẳng, phấn màu. Học sinh: Ôn tập giá trị tuyệt đối của một số nguyên, cách viết phân số thập phân dưới dạng số thập phân và ngược lại (lớp 6) ,qui tắc cộng, trừ, nhân, chia số thập phân (lớp 5). Bảng nhóm (giấy nháp) Nội dung các phiếu học tập - bảng phụ: Bảng phụ ghi tóm tắt nội dung cách thực hiện cộng, trừ, nhân, chia số thập phân . Bảng phụ ghi nội dung đề bài tập 19 trang 15 SGK. Tiến trình dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ - Đặt vấn đề vào bài mới (7’) -Câu 1: +Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì? +Tìm: |15|; |-3|; |0|. +Tìm x biết: |x| = 2. -Câu 2: +Vẽ trục số, biểu diễn trên trục số các số hữu tỉ: 3,5 ; ; -2. -Cho nhận xét các bài làm và sửa chữa cần thiết. -ĐVĐ: Trên cơ sở giá trị tuyệt đối của số nguyên ta cũng xây dựng được khái niệm giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ đó là một trong nội dung bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu. -Ghi đầu bài. -HS 1: +Phát biểu: Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số. + Tính và tìm x. HS 2: Biểu diễn trên trục số các số hữu tỉ: 3,5 ; ; -2. -Ghi đầu bài. +Tìm: |15| = 15; |-3| = 3; |0| = 0. +|x| = 2 ị x = ± 2 + Biểu diễn các số hữu tỉ 3,5 ; ; -2. trên trục số | | | | | | | | | -2 0 1 2 3 3,5 HĐ 2 : Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ (12’). -Nêu định nghĩa như SGK. -Yêu cầu HS nhắc lại. -Dựa vào định nghĩa hãy tìm: -Yêu cầu làm ?1 phần b. -Gọi HS điền vào chỗ trống. -Hỏi: Vậy với điều kiện nào của số hữu tỉ x thì ? -GV ghi tổng quát -Yêu cầu đọc ví dụ SGK. -Yêu cầu làm ?2 SGK. -Yêu cầu làm Bài 1/11 vở BT in. -Yêu cầu đọc kết quả. -HS nhắc lại định nghĩa giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ x. -HS tự tìm giá trị tuyệt đối theo yêu cầu của GV. -Tự làm ? 1 -Đại diện HS trình bày lời giải. -Trả lời: Với điều kiện x là số hữu tỉ âm. -Ghi vở theo GV. -Đọc ví dụ SGK. -2 HS lên bảng làm ?2 .HS khác làm vào vở. -Tự làm Bài 1/11 vở BT in. -2 HS đọc kết quả. 1.Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ: - Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ x là khoảng cách từ điểm x tới điểm 0 trên trục số. -Tìm: -; ; ; . ?1 : b)Nếu x > 0 thì Nếu x = 0 thì Nếu x < 0 thì ?2: Đáp số; a) ; b) ; c) ; d) 0. Bài 1/11 vở BT in: HĐ 3 :Cộng, trừ, nhân, chia hai số thập phân (15’) -Hướng dẫn làm theo qui tắc viết dưới dạng phân số thập phân có mẫu số là luỹ thừa của 10. -Hướng dẫn cách làm thực hành cộng, trừ, nhân như đối với số nguyên. -Các câu còn lại yêu cầu HS tự làm vào vở. -Hướng dẫn chia hai số hữu tỉ x và y như SGK. -Yêu cầu đọc ví dụ SGK. -Yêu cầu làm ?3 SGK -Yêu cầu làm bài 2/12 vở BT. -Yêu cầu đại diện HS đọc kết quả. -Làm theo GV. -Tự làm các ví dụ còn lại vào vở. -Lắng nghe GV hướng dẫn. -Đọc các ví dụ SGK. -2 HS lên bảng làm ?3 , các HS còn lại làm vào vở. -HS tự làm vào vở BT -Đại diện HS đọc kết quả. 2.Cộng. trừ, nhân, chia số thập phân: a)Quy tắc cộng, trừ, nhân: -Viết dưới dạng phân số thập phân VD: (-1,13)+(-0,264) -Thực hành: (-1,13) + (-0,264) = -(1,13 + 0,264) = -1,394 b)Qui tắc chia: -Chia hai giá trị tuyệt đối. -Đặt dấu “+” nếu cùng dấu. -Đặt dấu “-” nếu khác dấu. ?3 Tính a)-3,116 + 0,263 = - (3,116 – 0,263) = -2,853 b)(-3,7) . (-2,16) = 3,7 . 2,16 = 7,992 Bài 2/12 vở BT in: Đáp số: a) -4,476 b)-1,38 c)7,268 d)-2,14 HĐ 4: Luyện tập củng cố (8’) -Yêu cầu HS nêu công thức xác định giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. -Yêu cầu làm bài 3 vở BT in trang 12. ( Bài 19/15 SGK) Giải thích cách làm. Chọn cách làm hay. -Yêu cầu làm Bài 4 ( 20/15 SGK). - Tổ chức nhận xét Lưu ý cách thực hiện. -Trả lời: -HS làm BT3 vở BT in trang 12. (Bài 19/15 SGK) Giải thích cách làm. Chọn cách làm hay. -HS làm Bài 4 (Bài 20/15 SGK). -Hs nhận xét bổ sung -Chú ý theo dõi. -Bài 3(Bài 19/15 SGK): làm vào vở BT a)Giải thích: Bạn Hùng cộng các số âm với nhau được (-4,5) rồi cộng tiếp với 41,5 được kết quả là 37. Bạn Liên nhóm từng cặp các số hạng có tổng là số nguyên được (-3) và 40 rồi cộng hai số này được 37. b)Cả hai cách đều áp dụng t/c giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính hợp lý. Nhưng làm theo cách của bạn Liên nhanh hơn. -Bài 4 (20/15 SGK): làm vào vở BT Tính nhanh a)= (6,3+2,4)+[(-3,7)+(-0,3)] = 8,7+(-4) = 4,7 b)= [(-4,9)+4,9]+[5,5+(-5,5)] = 0+0 = 0 c)= 3,7 d)2,8.[(-6,5)+(-3,5)] = 2,8.(-10) = -28 Hướng dẫn công việc ở nhà (2 ph) Học bài theo SGK kết hợp với vở ghi. Cần học thuộc định nghĩa và công thức xác định giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ, ôn so sánh hai số hữu tỉ. BTVN: 21, 22, 24 trang 15, 16 SGK; bài 24, 25, 27 trang 7, 8 SBT. Tiết sau luyện tập, mang máy tính bỏ túi. Lưu ý khi sử dụng giáo án : Đối với các đối tượng học sinh khá - giỏi thì có thể thực hiện trọn giáo án trên, với các đối tượng học sinh trung bình , yếu - kém thì có thể giảm bớt nội dung để đảm bảo tiến trình tiết dạy, các nội dung củng cố phức tạp khác có thể triển khai ở nội dung ôn tập buổi 2. Các rút kinh nghiệm sau khi dạy xong tiết này: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Kí duyệt
Tài liệu đính kèm: