Bài giảng lớp 7 môn Đại số - Tuần 25 - Tiết 51: Khái niệm biểu thức đại số

Bài giảng lớp 7 môn Đại số - Tuần 25 - Tiết 51: Khái niệm biểu thức đại số

MỤC TIÊU

 - HS hiểu được thế nào là biểu thức đại số

 - HS biết tự tìm hiểu một số biểu thức đại số

 - Thấy được sự đa dạng của toán học từ đó có ý thức tìm tòi học hỏi

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Giới thiệu chương

Trong chương “Biểu thức đại số” ta sẽ nghiên cứu các nội dung sau:

- Khái niệm về biểu thức đại số

- Giá trị của biểu thức đại số.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng lớp 7 môn Đại số - Tuần 25 - Tiết 51: Khái niệm biểu thức đại số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV
Biểu thức đại số
Tuần 25	 Ngày soạn:10.02.11
Tiết 51	 Ngày dạy:19.02.11
Khái niệm biểu thức đại số
i. mục tiêu
 - HS hiểu được thế nào là biểu thức đại số
 - HS biết tự tìm hiểu một số biểu thức đại số
 - Thấy được sự đa dạng của toán học từ đó có ý thức tìm tòi học hỏi
ii. tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Giới thiệu chương
Trong chương “Biểu thức đại số” ta sẽ nghiên cứu các nội dung sau:
- Khái niệm về biểu thức đại số
- Giá trị của biểu thức đại số.
- Đơn thức.
- Các phép toán cộng trừ đơn, đa thức, nhân đơn thức.
- Cuối cùng là nghiệm của đa thức.
Nội dung bài hôm nay là “Khái niệm về biểu thức đại số”
Hoạt động 2: 1. Nhắc lại về biểu thức
GV: ở các lớp dưới ta đã biết các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia nâng lên luỹ thừa, làm thành một biểu thức.
 - Vậy em nào có thể cho ví vụ về một biểu thức ?
 -Những biểu thức trên còn được gọi là biểu thức số.
- Yêu cầu HS làm VD tr 24 – Sgk 
Sau đó đứng tại chỗ trả lời
- Yêu cầu HS thực hiện ?1 tr 24 – Sgk 
HS: Có thể lấy ví dụ tuỳ ý như:
 5 + 3 – 2
25: 5 +7 x 2
122 . 42
4.32 – 7.5 
HS đọc VD tr 24 – Sgk 
HS: Biểu thức số biểu thị chu vi hình chữ nhật là: 2.(5+8) cm
HS: 3.(3+2) cm2
Hoạt động 3: 2. Khái niệm về biểu thức đại số
GV: Nêu bài toán
Viết biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp là 5 (cm) và a (cm).
GV giải thích: Trong bài toán trên người ta đã dùng chữ a để viết thay cho một số nào đó (hay còn nói chữ a đại diện cho một số nào đó).
Bằng cách tương tự như đã làm ở ví dụ trên, em hãy viết biểu thức biểu thị chu vi hình chữ nhật của bài toán trên.
 -Khi a = 2 ta có biểu thức trên biểu thị chu vi hình chữ nhật nào ?
GV hỏi tương tự với a = 3,5.
GV: Biểu thức 2(5 + a) là một biểu thức đại số. Ta có thể dùng biểu thức trên để biểu thị chu vi của các hình chữ nhật có một cạnh bằng 5, cạnh còn lại là a (a là một số nào đó).
GV: yêu cầu cả lớp cùng làm ?2. Sau đó gọi một HS lên bảng.
 - Những biểu thức: a + 2; a(a+2) là những biểu thức đại số.
 - Trong toán học, vật lí ta thường gặp những biểu thức mà trong đó ngoài các số, các kí hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng cấp luỹ thừa, còn có cả các chữ (đại diện cho các số), người ta gọi những biểu thức như vậy là biểu thức đại số.
 - Cho HS nghiên cứu ví dụ tr 25 – Sgk 
 -Yêu cầu HS lấy các ví vụ biểu thức đại số.
GV kiểm tra ví dụ nêu của cả lớp và nhận xét đánh giá.
GV cho HS làm ?3 tr 25 – Sgk 
Gọi hai HS lên bảng viết.
Trong các biểu thức đại số, các chữ đại diện cho những số tuỳ ý nào đó, người ta gọi những chữ như vậy là biến số (hay gọi tắt là biến).
- Trong những biểu thức đại số trên, đâu là biến?
- Cho HS đọc chú ý tr 25 – Sgk0020
HS ghi bài và nghe GV giải thích
HS lên bảng viết biểu thức
2. ( 5 + a)
HS: Khi a = 2 ta có biểu thức trên biểu thị chu vi hình chữ nhật có hai cạnh bằng 5 (cm) và 2 (cm).
Một HS khác trả lời.
HS lên bảng làm:
Gọi a (cm) là chiều rộng của hình chữ nhật (a>0) thì chiều dài của hình chữ nhật là a + 2 (cm).
Diện tích của hình chữ nhật:
 a. (a + 2) (cm2).
Hai HS lên bảng viết, mỗi HS viết 2 ví dụ về biểu thức đại số.
- HS 1: a/ Quãng đường đi sau x(h) của một ôtô đi với vận tốc 30 km/h là 30.x (km)
- HS 2: b/ Tổng quãng đường đi được của một người, biết người đó đi bộ trong x(h) với vận tốc 5 km/h và sau đó đi bằng ôtô trong y (h) với vận tốc 35 km/h là
5.x + 35.y (km)
Biểu thức a + 2; a(a +2) có a là biến.
Biểu thức 5x + 35y có x và y là biến.
- HS đọc chú ý tr 25 – Sgk 
Hoạt động 4: Củng cố – Luyện tập 
	- Cho HS đọc phần “ Có thể em chưa biết” – Sgk 
	- Làm bài tập 1 tr 26 – Sgk 
	HS1: a.Tổng của x và y là : x + y.
HS 2: b. Tích của x và y là x.y.
HS 3: c. Tích của tổng x và y với hiệu x và y là: (x + y) (x – y).
	- Làm bài tập 2 tr 26 – Sgk 
	Diện tích hình thang có đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, đường cao là h (a, b, h có cùng đơn vị đo) là: 
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà 
- Nắm vững khái niệm thế nào là biểu thức đại số.
- Làm bài tập 4; 5 tr 27 – Sgk 
1, 2, 3, 4, 5 tr 9 ; 10 – SBT 
- Đọc trước bài: Giá trị của một biểu thức đại số.
***************************************
Tuần 25	 Ngày soạn:10.02.11
Tiết 52	 Ngày dạy:24.02.11
Giá trị một biểu thức đại số
i. mục tiêu
 - HS biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số.
 - Biết cách trình bày lời giải của bài toán về tính giá trị của biểu thức đại số.
 - Rèn luyện tính cẩn thận chính xác khi tính toán.
ii. tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra 
	HS 1: Chữa bài tập 4 tr 27 – Sgk 
Nhiệt độ lúc mặt trời lặn của ngày đó là: t + x – y (độ).
Các biến trong biểu thức là t, x, y.
	HS 2: Chữa bài tập 5 tr 27 – Sgk 
a. 3.a + m (đồng).	b. 6.a – n (đồng)
GV: Nếu với lương 1 tháng là a = 500.000đ, và thưởng là m = 100.000đ còn phạt n=50.000đ.
Em hãy tính số tiền người công nhân đó nhận được ở câu a và câu b trên ?
HS: a/ Nếu a = 500.000; m = 100.000
thì 3.a + m = 3.500.000 + 100.000 = 1.500.000 + 100.000 = 1.600.000 (đ)
 b/ Nếu a = 500.000; n = 50.000
thì 6a – n = 6.500.000 – 50.000 = 3.000.000 – 50.000 = 2.950.000(đ)
 GV: Ta nói 1.600.000 là giá trị của biểu thức 3a + m tại a = 500.000 và m = 100.000.
Hoạt động 2: 1. Giá trị của một biểu thức đại số
GV cho HS tự đọc ví dụ 1 tr 27 – Sgk 
 - Ta nói 18,5 là giá trị của biểu thức 2m + n tại m = 9 và n = 0,5 hay còn nói: tại m = 9 và n = 0,5 thì giá trị của biểu thức 2m + n là 18,6.
GV cho HS làm ví dụ 2 tr 27 – Sgk 
Tính giá trị của biểu thức:
3x2 – 5x + 1 tại x = -1 và x = .
Gọi 2 HS lên bảng tính giá trị tại x = -1 và tại x = .
Vậy muốn tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho ta làm thế nào?
HS 1: thay x = -1 vào biểu thức 
3 x2 – 5x + 1
Ta có:
3. (-1)2 – 5(-1) + 1 = 3 + 5 + 1 = 9.
Vậy giá trị của biểu thức tại x = -1 là 9.
HS 2:
Thay x = . Vào biểu thức
3 x2 – 5x + 1
ta có: 3 = 
 = 
Vậy giá trịc ủa biểu thức tại x= là 
HS: Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính.
Hoạt động 3: 2. áp dụng
 - Cho HS thực hiện ?1 tr 28 – Sgk 
Tính giá trị biểu thức 
3x2 – 9x tại x = 1; x = .
Sau đó gọi 2 HS lên bảng trình bày
- Cho HS thực hiện ?2 tr 28 – Sgk 
HS 1: Thay x = 1 vào biểu thức
3x2 – 9x = 3.12 – 9.1 = 3 – 9 = -6
HS 2: Thay x = vào biểu thức
3x2 – 9x = 3. – 9. = - 3 = -
Giá trị của biểu thức x2y tại x = -4 và y = 3 là: (-4)2.3 = 48.
Hoạt động 4: Củng cố – Luyện tập 
	- Làm bài tập 6 tr 28 – Sgk 
	N: x2 = 32 = 9	T: y2 = 42 = 16	Ă: 
L: x2 – y2 = 32 – 42= -7	M: 
Ê: 2z2 + 1 = 2.52 + 1 = 51	H: x2 + y2 = 32 + 42 = 25
V: z2 – 1 = 52 – 1 = 24	I: 2(y + z) = 2 (4 + 5) = 18.
-7
51
24
8,5
9
16
25
18
51
5
L
Ê
V
Ă
N
T
H
I
Ê
M
	GV: Thầy Lê Văn Thiêm (1918 – 1991) quê ở làng Trung Lễ – huyện Đức Thọ – Tỉnh Hà Tĩnh, một miền quê rất hiếu học. Ông là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng tiến sĩ quốc gia về toán của nước Pháp (1948) và cũng là người Việt Nam đầu tiên trở thành giáo sư toán học tại một trường đại học ở Châu Âu. Ông là người thầy của nhiều nhà toán học Việt Nam . “Giải thưởng toán học Lê Văn Thiêm” là giải thưởng toán học quốc gia của nước ta dành cho GV và HS phổ thông.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà 
	- Nắm chắc kiến thức đã học về giá trị của biểu thức
	- Làm bài tập: 7 ; 8 ; 9 tr 29 – Sgk 
	8 ; 9 ; 10 ; 11; 12 tr 10 ; 11 – SBT 

Tài liệu đính kèm:

  • docdai 7 tuan 25 10 -11.doc