Bài giảng lớp 7 môn Hình học - Tiết 33: Luyện tập (về ba trường hợp bằng nhau của tam giác)

Bài giảng lớp 7 môn Hình học - Tiết 33: Luyện tập (về ba trường hợp bằng nhau của tam giác)

A/ MỤC TIÊU :

1/Kiến thức:- Khắc sâu kiến thức, rèn kỹ năng chứng minh 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp góc - cạnh - góc. Từ chứng minh 2 tam giác bằng nhau suy ra được các cạnh còn lại, các góc còn lại của 2 tam giác bằng nhau.

2/Kỹ năng:- Rèn kỹ năng vẽ hình, viết gt, KL, cách trình bày bài.

3/Thái độ:- Phát huy trí lực của học sinh.

B/ CHUẨN BỊ :

 - Giáo viên : Thước thẳng, thước đo độ.

 - Học sinh : Thước thẳng, thước đo độ.

 

doc 29 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng lớp 7 môn Hình học - Tiết 33: Luyện tập (về ba trường hợp bằng nhau của tam giác)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn :
TIẾT 33: LUYỆN TẬP 
(VỂ BA TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CỦA TAM GIÁC)
Giảng:
A/ MỤC TIÊU :
1/Kiến thức:- Khắc sâu kiến thức, rèn kỹ năng chứng minh 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp góc - cạnh - góc. Từ chứng minh 2 tam giác bằng nhau suy ra được các cạnh còn lại, các góc còn lại của 2 tam giác bằng nhau.
2/Kỹ năng:- Rèn kỹ năng vẽ hình, viết gt, KL, cách trình bày bài.
3/Thái độ:- Phát huy trí lực của học sinh.
B/ CHUẨN BỊ :
	- Giáo viên : Thước thẳng, thước đo độ.
	- Học sinh : 	Thước thẳng, thước đo độ.
C/PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp gợi mở
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
	Tổ chức: 8a: 8b:
Hoạt động 1: Kiểm tra
	- Nêu các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác và hệ quả của nó.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài 1: Cho D ABC có . Tia phân giác của cắt AC tại D, tia phân giác cắt AB ở E. So sánh độ dài BD và CE
1 học sinh đọc to đề bài
Cả lớp vẽ hình theo hướng dẫn GV
1 học sinh vẽ hình, ghi gt, KL trên bảng
- Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình
+ Vẽ cạnh BC
+ Vẽ 
+ Vẽ mà , 2 cạnh còn lại của và cắt nhau tại A ta được DABC
1 học sinh lên bảng chứng minh
- Nhìn hình vẽ ta có dự đoán gì về độ dài BD và CE ?
Chứng minh
- Ta chỉ cần CM 2 tam giác nào bằng nhau ?
Xét D BEC và CDB có 
BC chung
=> DBEC = DCDB (g.c.g)
=> CE = BD (2 cạnh tương ứng)
Bài 2: Cho DABC. Vẽ về phía ngoài DABC các tam giác vuông tại A là ABD; ACE có AB = AD; AC = AE
- 1 học sinh đọc đề, ghi gt, KL
- Vẽ hình theo hướng dẫn của giáo viên và ký hiệu trên hình
Kẻ AH ^ BC; DM ^ AH; EN ^ AH
CMR: a) DM = AH
 b) MN đi qua trung điểm DE
Để có DM = AH ta cần chỉ ra 2 tam giác nào bằng nhau ?
 Chứng minh:
a) Xét DDMA và DAHB có
=> (Cùng phụ với ) (3)
Từ (1),(2) và (3) => DDMA =DAHB 
(cạnh huyền, góc nhọn)
=> DM = AH (2 cạnh tương ứng)
Tương tự có 2 tam giác nào bằng nhau để được NE = AH ?
b)CM tương tự ta có: DNEA= DHAC 
=> NE = AH theo C/minh trên ta có:
DM = AH => DM = NE
NE = AH mà NE ^ AH =>
 Dm ^ AH
=> NE// DM => (2 góc SLT)
Có =>DDMO =DENO (g.c.g)
=> OD = OE (cạnh tương ứng) hay MN đi qua trung điểm O của DE
Hoạt động 3: Kiểm tra 15'
Câu 1: Các khẳng định sau đúng hay sai ?
1) DABC và DDEF có AB = DF; AC = DE; BE = FE thì DABC = DDEF (theo trường hợp c.c.c)
2) DMNI và DM'N'I' có thì DMNI = DM'N'I' (theo trường hợp g.c.g)
Câu 2: Cho hình vẽ bên có: AB = CD; AD = BC; 
a) Chứng minh DABC = DCDA
b) Tính số đo của 
c) Chứng minh AB // CD
Soạn :
TIẾT 34: LUYỆN TẬP 
(VỀ BA TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CỦA TAM GIÁC)
Giảng:
A/ MỤC TIÊU :
1/Kiến thức:- Luyện kỹ năng chứng minh 2 tam giác bằng nhau theo cả 3 trường hợp của tam giác thường và các trường hợp áp dụng vào tam giác vuông.
2/Kỹ năng:- Kiểm tra kỹ năng vẽ hình, chứng minh 2 tam giác bằng nhau.
3/Thái độ: - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, nhânh nhẹn, chính xác.
B/ CHUẨN BỊ :
	- Giáo viên : Thước thẳng, thước đo độ, phấn màu.
	- Học sinh : 	Thước thẳng, thước đo độ.
C/PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp gợi mở. 
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
	 Tổ chức: 7a: 
Hoạt động 1: Kiểm tra
	- Cho DABC và DA'B'C', nêu điều kiện cần có để 2 D bằng nhau theo các trường hợp c.c.c; c.g.c; g.c.g ?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện tập
Bài tập 43 (125 - SGK).
1 học sinh đọc to đề bài
1 học sinh vẽ hình, ghi gt, KL
Chứng minh:
a) DOAD và DOCD có
AD; BC là cạnh của 2 tam giác nào có thể bằng nhau ?
DOAD và DOCB đã có những yếu tố nào bằng nhau ? 
OA = OC (gt)
 chúng
OD = OB (gt)
=> DOAD = DOCD (c.g.c)
=> AD = CB (cạnh tương ứng)
DEAB và DCED có những yếu tố nào bằng nhau ? Vì sao ?
b) Xét DEAB và DCED có:
OA = OB - OA; CD = OD - OC
mà OB = OD; OA = OC (gt)
=> AB = CD (1)
DOAD = DOCB (CMT) 
=> (góc tương ứng) (2)
và (góc tương ứng)
mà 
Từ (1), (2) và (3) => DAEB = DCED (g.c.g)
Để CM: OE là phân giác của ta cần chứng minh điều gì ?
c)DAOE = DCOF hay DBOE=DDOE
=> 
Em chứng minh như thế nào ?
 hay OE là phân giác của 
Bài 66 (106 - SBT)
1 học sinh đọc to đề
Cho DABC có . Các tia phân giác của góc B và C cắt nhau ở I và cắt AC, AB theo thứ tự ở D, E
Vẽ hình, ghi gt, KL, phân tích đề
CMR: ID = IE
Để CM ID = IE ta cso thể đưa về chứng minh 2 tam giác nào bằng nhau không ?
Chứng minh:
Kẻ phân giác IK của ta được mà (gt)
=> có
=> 
=> 
=> 
=> DBEI = DBKI (g.c.g) => IE = IK
 DIDC = DIKC (g.c.g) => IK = ID
=> IE = ID = IK. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
- Nắm vững các trường hợp bằng nhau của tam giác và các trường hợp bằng nhau áp dụng vào tam giác vuông
- Làm nốt các BT còn lại SGK - SBT
- Đọc bài: Tam giác cân
Soạn :
TIẾT 35: TAM GIÁC CÂN
Giảng:
A/ MỤC TIÊU :
1/Kiến thức:- Học sinh nắm được định nghĩa tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều, tính chất về góc của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều.
	- Biết vẽ 1 tam giác cân, 1 tam giác vuông cân, biết chứng minh 1 tam giác là tam giác cân, vuông cân, đều. Biết vận dụng các tính chất của tam giác đó để tính số đo góc, chứng minh các góc bằng nhau.
2/Kỹ năng:- Rèn kỹ năng về vẽ hình, tính toán và tập dượt chứng minh đơn giản.
3/Thái độ: - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, nhanh nhẹn, chính xác,
B/ CHUẨN BỊ :
	- Giáo viên : Thước thẳng, thước đo góc, compa, tấm bìa, bảng.
	- Học sinh : 	Thước thẳng, thước đo góc, compa, tấm bìa, bảng.
C/PHƯƠNG PHÁP: - vấn đáp gợi mở.
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
 Tổ chức: 7a: 
Hoạt động 1: Kiểm tra.
	- Phát biểu các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác.
	- Em hãy cho biết các loại tam giác đã học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2 : Định nghĩa.
- Thế nào là tam giác cân ?
1 học sinh trả lời
- Cách vẽ tam giác ABC cân tại A
2 học sinh nhắc lại
+ Vẽ cạnh BC
+ Dùng compa vẽ các cung tâm B và C có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau tại A.
+ Nối AB, AC ta có AB = AC. DABC là tam giác cân tại A
* Chú ý: bán kính đó phải lớn hơn 
- AB, AC: Cạnh bên
 BC: Cạnh đáy
: 2 góc ở đáy
 : góc ở đỉnh
? 1: Gọi học sinh trả lời - nhận xét
1 học sinh đứng tại chỗ trả lời
Hoạt động 3: Tính chất
? 2: Gọi học sinh trình bày
1 học sinh vẽ hình, ghi gt, KL
1 học sinh khác so sánh
- Định lý 1: SGK - 126
BT 48 (SGK)
- Định lý 2: SGK - 126
BT 44 (SGK)
- Định nghĩa tam giác vuông cân
? 3: Gọi 1 học sinh trình bày
1 học sinh lên tính => KT bằng thước
Hoạt động 4: Tam giác đều
- Định nghĩa: SGK - 126
- Cách vẽ tam giác đều ABC
+ Vẽ 1cạnh bất kỳ chẳng hạn BC
+ Vẽ trên cùng 1 nửa mặt phẳng bờ BC các cung tâm B và C có cùng bán kính bằng BC sao cho chúng cắt nhau tại A
+ Nối AB, AC ta có DABC đều
? 4:
1 học sinh trình bày
=> Trong 1 tam giác đều mỗi góc bằng 600 => là hệ quả 1
? Ngoài việc dựa vào định nghĩa để chứng minh tam giác đều em còn có cách chứng minh nào khác không ?
Chứng minh tâm giác cân có 1 góc bằng 600.
Hệ quả: SGK - 127
Học sinh theo dõi bằng phụ
Chia lớp thành 2 nhóm chứng minh 2 hệ quả 2 và 3
2 nhóm làm và đại diện trình bày bài của nhóm mình
Hoạt động 5: Củng cố - Luyện tập
- Nêu ĐN và tính chất của tam giác cân
- Nêu ĐN tam giác đều và các cách chứng minh tam giác đều
- Thế nào là tam giác vuông cân ?
- Bài tập 47 (127 - SGK)
1 học sinh trình bày
Hãy tìm trong thực tế hình ảnh của tam giác cân, tam giác đều
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm vững ĐN và T/C về góc của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều
- Cách chứng minh 1 tam giác là cân, là đều
- Bài tập còn lại SGK - SBT.
Soạn :
TIẾT 36: LUYỆN TẬP
Giảng
A/ MỤC TIÊU :
1/Kiến thức:- Học sinh được củng cố các kiến thức về tam giác cân và hai dạng đặc biệt của tam giác cân.
2/Kĩ năng:- Có kỹ năng vẽ hình và tính số đo các góc của tam giác cân.
	- Biết chứng minh 1 tam giác là cân, là đều.
	- Học sinh được biết thêm các thuật ngữ: Định lý thuận, định lý đảo biết quan hệ thuận đảo của 2 mệnh đề và hiểu rằng có những định lý không có định lý đảo.
3/Thái độ:-Giáo dục học sinh tính cẩn thận, nhanh nhẹn. Chính xác.
B/ CHUẨN BỊ :
	- Giáo viên : Thước thẳng, compa, bảng phụ.
	- Học sinh : 	Thước thẳng, compa.
C/PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp gợi mở
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
	Tổ chức: 7a:
Hoạt động 1: Kiểm tra.
- Nêu định nghĩa tam giác cân. Phát biểu định lý 1 và 2 về tính chất của tam giác cân
	- Bài tập 46 (127 - SGK).
	- Định nghĩa tam giác đều. Nêu các dấu hiệu nhận biết tam giác đều.
	- Bài tập 49 (SGK - 127).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2: Luyện tập
 Bài tập 50 (SGK - 127).
Học sinh đọc đề
1 học sinh khác lên bảng tính
Tính như thế nào trong từng trường hợp ?
a) 
Như vậy với tam giác cân, nếu biết số đo của góc ở đỉnh thì tính được số đo góc ở đáy và ngược lại
b) 
Bài tập 51 (128 - SGK)
1 học sinh đọc đề, ghi gt, kl
Gọi 1 học sinh trình bày miệng, 1 học sinh khác lên trình bày
1 học sinh trình bày bài giải
a) xét DABD và DACE có:
AB = AC (gt) => DABD = D ACE
 chung (c.g.c)
Có thể chứng minh theo cách khác
AD = AE (gt)
=> ( 2 góc tương ứng)
 ß
 ß
DDBE = D ECB
b) D IBE là tam giác cân vì:
 => (định lý về tính
 chất tam giác cân)
* Khai thác bài toán
c) Chứng minh tam giác AED cân
Nếu nối ED em có thể đặt thêm những câu hỏi nào ?
Thậy vậy AE = AD (gt)
=> D AED cân theo định nghĩa
Hãy chứng minh ?
d) CM: DEIB = DDIC
C1: DABE = DACE (CMT)
mà (2 góc kề bù)
và (2 góc kề bù)
=> 
Xét DEIB và DDIC có
 (CMT)
BE = CD ( = AB - AE = AC - AD)
(CMT)
=> DBEI = DCDI (g.c.g)
Có thể CM theo cách khác được không ?
C2: Có AB-AE=AC - AD =>EB=DC
Ta có: EC = DB (do DEBC=DDCB)
mà IC = IB (do DIBC cân)
=> EC - IC = DB - IB hay EI = DI
=> DBEI = DCDI (c.c.c)
C3: DBEI = DCDI (c.g.c) vì có:
IB = IC (CMT)
 (đ2)
EI = DI (CMT)
Bài tập 52 (128 - SGK)
1 học sinh đọc đề-vẽ hình, ghi gt, KL
Cả lớp vẽ hình ghi gt, KL
Gọi 1 học sinh lên bảng trình bày
Theo em DABC là tam giác gì ?
Hãy chứng minh dự đoán đó ?
Dự đoán DABC đều
DABC và DACD có:
OA chung
=> ABC = ACO (cạnh huyền - góc nhon)
=> AB = AC (2 cạnh tương ứng)
=> DABC cân (1)
Trong DABC có (2)
Từ (1) và (2) => DABC là tam giác đều
Hoạt động 4: Giới thiệu "Bài đọc thêm"
- Từ "gt và KL ... " đến với mọi DABC: AB = AC Û 
=> ? Vậy 2 định lý như thế nào là 2 định lý thuận và đảo của nhau >
1 học sinh đứng tại chỗ trả lời
- Cho VD về các định lý thuận đảo ?
- Lưu ý: Không phải định lý nào cũng có định lý đảo
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại ĐN, T/c tam giác cân, tam giác đều. Cách chứng minh 1 tam giác là tam giác cân, là tam giác đều.
- BTVN: 72 => 76 (SBT)
- Đọc định lý "Pitago"
Soạn :
TIẾT 37 : định lý pitago
Giảng
Lớp :
	A/ MỤC TIÊU :
	- Học sinh nắm được  ... >HB=KC(2 cạnh t.ư)
Hoạt động 3: Bài 3 : Các câu sau đúng hay sai? Nếu sai hãy giải thích hoặc đưa hình vẽ minh hoạ
Học sinh đọc đề bài, suy nghĩ.
1. Sai vì chưa đủ điều kiện để khẳng định 2 tam giác vuông bằng nhau.
1. 2 tam giác vuông có 1 cạnh huyền bằng nhau thì 2 tam giác vuông đó bằng nhau
2. 2 tam giác vuông có 1 góc nhọn và 1 cạnh góc vuông bằng nhau thì chúng bằng nhau.
2. Sai. Ví dụ
DAHB và DCHA có 
3.2 cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng 2 cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì 2 tam giác bằng nhau
 nhưng 2 tam giác này không bằng nhau
3. Đúng
Hoạt động 4 : Hướng dẫn về nhà
- Ôn kỹ lý thuyết, làm nốt BT SBT
- Chuẩn bị thực hành ngoài trời.
- Ôn lại cách sử dụng giác kế (toán 6 tập 2), mỗi tổ chuẩn bị 4 cọc tiêu, 1 sợi dây dài 10m, 1 thước đo.
Soạn :
TIẾT 42 : THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI (T1)
Giảng
Lớp :
	A/ MỤC TIÊU :
	- Học sinh biết các xác định khoảng cách giữa 2 địa điểm A và B trong đó có 1 địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được.
	- Rèn luyện kỹ năng dựng góc trên mặt đất, gióng đường thẳng.
	- Rèn luyện ý thức làm việc có tổ chức.
	B/ CHUẨN BỊ :
	- Giáo viên :	Địa điể thực hành cho các tổ học sinh, các giác ké và cọ tiêu để tổ thực khành.
	Mẫu báo cáo thực hành của các tổ học sinh.
	- Học sinh : 	Mỗi tổ là 1 nhóm thực hành
	4 cọc tiêu, mỗi cọc 1,2 m.
	1 giác kế, 1 sợi dây dài khoảng 10m
	1 thước đo độ dài
	C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
	I) Ổn định tổ chức: Sỹ số
	II) Kiểm tra:	
	III) Bài giảng:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Thông báo nhiệm vụ và hướng dẫn cách làm
- GV đưa bảng phụ H149 giới thiệu nhiệm vụ thực hành
Nghe và ghi bài
+ Nhiệm vụ: SGK - 138
+ Hướng dẫn cách làm: vừa nêu vừa vẽ H 150 (SGK)
- Cho trước 2 điểm A và B, giả sử 2 điểm đó bị ngăn cách bởi 1 con song nhỏ, ta đang ở bờ sông có điểm A, nhìn thấy điểm B nhưng không tới được.
Đặt giác kế tại A, vạch đường thẳng xy ^ AB = A
? Sử dụng giác kế thế nào để vạch được xy ^ AB
- Đặt giác kế sao cho mặt đĩa tròn ...
- Đưa thanh quay về vị trí 00 và quay mặt đĩa sao cho cọc ở B và 2 khe hở ở thanh quay thẳng hàng
Đặt giác kế sao cho mặt đĩa tròn nằm ngang và tâm của giác kế nằm trên đường thẳng đứng đi qua A
- Cố định mặt đĩa, quay thanh quay 900, điều chỉnh cọc sao cho thẳng hàng với 2 khe hở ở thanh quay
- GV cùng 2 học sinh làm mẫu
Đường thẳng đi qua A và cọc chính là đường thẳng xy
+ Kẻ xy ...
+ Lấy E Î xy
+ Xác định D Î xy / EA = ED
+ Dùng giác kế đặt tại D và vạch tia DM ^ AD
+ Dùng cọc tiêu xác định trên tia DM điểm C / B, E, C thẳng hàng
+ Đo độ dài đoạn CD
? Vì sao làm như vậy ta lại có CD = AB
1 học sinh trình bày
1 học sinh đọc lại hướng dẫn SGK
Hoạt động 2: Chuẩn bị thực hành
- Yêu cầu các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị thực hành của tổ về phân công nhiệm vụ và dụng cụ
Các tổ trưởng báo cáo
- Kiểm tra cụ thể
- Giao cho các tổ mẫu báo cáo thực hành
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
Tiếp tục chuẩn bị giờ sau ôn tập.
Soạn :
TIẾT 43 : THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI (T2)
Giảng
Lớp :
	A/ MỤC TIÊU :
	- Học sinh biết các xác định khoảng cách giữa 2 địa điểm A và B trong đó có 1 địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được.
	- Rèn luyện kỹ năng dựng góc trên mặt đất, gióng đường thẳng.
	- Rèn luyện ý thức làm việc có tổ chức.
	B/ CHUẨN BỊ :
	- Giáo viên :	Địa điể thực hành cho các tổ học sinh, các giác ké và cọ tiêu để tổ thực khành.
	Mẫu báo cáo thực hành của các tổ học sinh.
	- Học sinh : 	Mỗi tổ là 1 nhóm thực hành
	4 cọc tiêu, mỗi cọc 1,2 m.
	1 giác kế, 1 sợi dây dài khoảng 10m
	1 thước đo độ dài
	C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
	I) Ổn định tổ chức: Sỹ số
	II) Kiểm tra:	Sự chuẩn bị của các tổ
	III) Bài giảng:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Thực hành ngoài trời
Giáo viên cho học sinh tới địa điểm thực hành phân công vị trí từng tổ. Với mỗi cặp điểm A, B bố trí 2 tổ cùng làm để đối chiếu kết quả
Sơ đồ bố trí 2 tổ thực hành
2 tổ lấy 2 điểm E1, E2 trên 2 tia đối nhau. Gốc A để không bị vướng khi thực hành
Mỗi tổ chia thành 3 nhóm lần lượt thực hành, cử 1 bạn làm thư ký để ghi lại tình hình và kết quả thực hành
- Giáo viên kiểm tra kỹ năng thực hành của các tổ, nhắc nhở, hướng dẫn thêm
Hoạt động 2: Nhận xét - Đánh giá
- Thu báo cáo thực hành của các tổ.
Các tổ họp bình điểm, ghi biên bản thực hành để nộp.
Thông qua báo cáo và thực tế quan sát kiểm tra tại chỗ, nêu nhận xét đánh giá và cho điểm thực hành từng tổ.
- Điểm cá nhân thông báo sau
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
- Bài tập 102 (SBT)
- Ôn tập chương - Làm câu hỏi ôn tập chương
- Cất dụng cụ, rửa chân tay
Soạn :
TIẾT 44 : ÔN TẬP CHƯƠNG 2 (T1)
Giảng
Lớp :
	A/ MỤC TIÊU :
	- Ôn tập và hệ thống các kiến thức đã học về tổng 3 góc của 1 tam giác, các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác.
	- Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán về vẽ hình, tính toán, chứng minh, ứng dụng trong thực tế.
	B/ CHUẨN BỊ :
	- Giáo viên :	Bảng tổng kết các trường hợp bằng nhau 2 tam giác.
	Thước thẳng, compa, êke, thước đo độ, phấn màu.
	- Học sinh : 	Làm câu hỏi 1, 2, 3 phần ôn tập chương.
	Thước thẳng, compa, êke, thước đo độ.
	C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
	I) Ổn định tổ chức: Sỹ số
	II) Kiểm tra:	Trong quá trình ôn tập
	III) Bài giảng:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Ôn tập về tổng 3 góc của 1 tam giác
- Phát biểu định lý về tổng 3 góc của 1 tam giác. Nêu công thức minh hoạ.
- Phát biểu T/c góc ngoài của tam giác
- Nêu công thức minh hoạ
- Bài tập 67 - SGK giả thích
- Bài tập 68 - SGK giải thích
- Bài tạp 107 - SBT
Đứng tại chỗ trả lời
Điền dấu
Hoạt động 2 : ôn tập về các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác
Tra bảng phụ
- Các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác - chỉ hình vẽ.
- Các trường hợp bằng nhau của 2 Dvuông
- Bài tập 69 - SGK
Hướng dẫn cách phân tích đi lên
1 học sinh trình bày bài làm
AD ^ a (Kl)
 c
 ß
 ß
DAHB = DAHC
 A B
 ß
 ß
DABD = DACD
 ß
 b
 gt
Vẽ hình vào vở
- Bài tập 103 (SBT)
Giải thích cách vẽ đường trung tực của đoạn thẳng AB
- Bài 108 (SBT)
Học sinh hoạt động theo nhóm
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
Tiếp tục ôn tập chương 2
Làm câu hỏi ôn tập 4, 5, 6
BT 105, 110, 111 (SBT)
Soạn :
TIẾT 45 : ÔN TẬP CHƯƠNG 2 (T2)
Giảng
Lớp :
	A/ MỤC TIÊU :
	- Ôn tập và hệ thống các kiến thức đã học về tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông, tam giác vuông cân.
	- Vận dụng các kiến thức đã học vào bài tập vẽ hình, tính toán, chứng minh, ứng dụng thực tế.
	B/ CHUẨN BỊ :
	- Giáo viên :	Bảng phu, 12 que bằng sắt bằng nhau, bảng từ, thước thẳng, compa, êke, phấn màu, bút dạ.
	- Học sinh : 	Ôn tập làm bài tập.
	Thước thẳng, compa, êke, bảng phụ, bút dạ
	C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
	I) Ổn định tổ chức: Sỹ số
	II) Kiểm tra:	Trong quá trình ôn tập
	III) Bài giảng:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Ôn tập về một số dạng tam giác đặc biệt
Theo dõi và lần lượt trả lời câu hỏi
Nêu: - Định nghĩa
 - Tính chất về cạnh
 - Tính chất về góc
 - Một số cách CM đã biết của tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông, tam giác vuông cân
- Phát biểu định lý Pitago thuận, đảo
Hoạt động 2 : Luyện tập
1 học sinh trình bày
- Bài tập 158 (SBT)
AB = ?
DABC có phải là tam giác vuông hay không
AB = 
AB2 + AC2 ¹ BC2 => DABC không phải là tam giác vuông
Bài tập 73 (SGK) tương tự trên
- Bài tập 70 (SGK - 141)
1 Học sinh vẽ hình ghi gt, KL. Trình bày cách chứng minh
a) DABC cân (gt) => (t/c)
=> 
DABM và DACN có
AB = AC (gt)
(CMT)
BM = CN (gt)
=> DABM DACN (c.g.)
=> (góc tươc ứng)
=> DAMN cân => AM = AN (1)
b) BH = CK ?
b) D vuông BHM và D vuôngCKN 
=> BM = CN (gt) 
=> Dvuông BHM D vuông CKN (c.h.g.nhọn)
c) AH = AK ?
c) Theo CMT ta có : AM = AN và HM = HN
=>AM-MH= AN- NK hay AH = AK
d) DOBC là tam giác gì ? CM ?
d) Có 
mà (đ2)
 (đ2)
=> => DOBC cân
e) Treo bảng phụ hình vẽ
Khi và BM = CN = BC thì suy ra được gt?
c) Khi => DABC đều => 
Tính số đo các góc DAMN; DOBC là tam giác gì ?
Có DABM cân vì BA = BM = BC
=> 
tương tự 
=> 
Xét Dvuông BHM có 
=>DOBCcâncóvàDOBC đều
- Bài tập 72 (SGK - 141)
Gọi học sinh lần lượt lên bảng xếp vào bảng từ?
Hoạt động 3 : Củng cố
Xem các mệnh đề sau đúng hay sai (treo bảng phụ)
Hoạt động 4 : Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập lý thuyết làm lại các bài tập trong chương, chuẩn bị giấy kiểm tra 1 tiết.
Soạn :
TIẾT 46 : KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 2
Giảng
Lớp :
	A/ MỤC TIÊU :
	- Kiểm tra đánh giá được việc tiếp thu kiến thức trong chương của học sinh để có kế hoạch bổ xung kịp thời kiến thức còn trống cho học sinh.
	- Rèn tính độc lập tự giác, cách trình bày bài của học sinh.
	- Củng cố kỹ năng trình bày, tính toán, vẽ hình chứng minh hình.
	B/ CHUẨN BỊ :
	- Giáo viên :	Đề bài, đáp án, biểu điểm.
	- Học sinh : 	Ôn tập, bài tập, giấy kiểm tra.
	C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
	I) Ổn định tổ chức: Sỹ số
	II) Kiểm tra:	Sự chuẩn bị của học sinh
	III) Bài giảng:	
	Đề 1: 1. 	a) Phát biểu trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh của 2 tam giác. Vẽ hình minh hoạ ?
	b) Cho DABC và DDEF có AB = DE; ; BC = EF.
	Hỏi DABC và DDEF có bằng nhau hay không ? giải thích ?
	2. Cho tam giác cân ABC có AB = AC = 5cm; BC = 8cm. Kẻ AH vuông góc với BC (H ÎBC).
	a) Chứng minh HB = HC và .
	b) Tính độ dài AH.
	c) Kẻ HD vuông góc với AB (D Î AB), kẻ HE vuông góc với AC (EÎ AC). Chứng minh tam giác HDE là tam giác cân.
	Đề 2: 1.	a) Phát biểu định nghĩa tam giác đều.
	Nêu các cách chứng minh 1 tam giác là tam giác đều.
	b) Cho DABC đều. Trên tia đối của tia CB lấy điểm D sao cho CD = CB. Tính góc ADB.
	2. Cho tam giác cân DEF (DE = DF). Gọi M và N lần lượt là trung điểm của DF và DE.
	a) Chứng minh EM = FN và .
	b) Gọi giao điểm của EM và FN là K. Chứng minh KE = KF.
	c) Chứng minh DK là phân giác của và DK kéo dài đi qua trung điểm H của EF.
	Đáp án và biểu điểm.
	Đề 1: 1.	a) Phát biểu đúng	1đ.
	Vẽ hình minh hoạ có lý luận đúng	0,5đ.
	b) DABC không bằng DDEF	1đ.
	Giải thích đúng	0,5đ.
	2. Vẽ hình có ký hiệu đúng	0,5đ.
	Viết gt, KL đúng	0,5đ.
	a) HB = HC; 	2đ.
	b) AH = 3cm	2đ.
	c) CM được HD = HE => DHDE cân	2đ.
	Đề 2: 1.	a) Phát biểu đúng	0,5đ
	Nêu các cách chứng minh 1 tam giác là tam giác đều	1đ.
	b) Vẽ hình đúng	0,5đ
	Tính đúng 	1đ
	2. Vẽ hình đúng, ký hiệu đúng	0,5đ.
	a) CM: EM = FN và 	2đ.
	b)	 KE = KF	2đ.
	c)	 KD là phân giác 	1đ.
	 DK kéo dài đi qua trung điểm H của EF	1đ.
	IV. Củng cố: Thu bài - nhận xét sự chuẩn bị và ý thức trong giờ làm bài của học sinh có ưu nhược điểm gì ?
	Hướng phát huy hay khắc phục cụ thể.
	V. Hướng dẫn về nhà:	Làm lại bài KT vào vở bài tập.
	Đọc: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong 1 tam giác.

Tài liệu đính kèm:

  • docT33-T46.doc