Bài giảng môn Công nghệ lớp 9 - Tiết 1 - Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng (Tiếp)

Bài giảng môn Công nghệ lớp 9 - Tiết 1 - Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng (Tiếp)

- Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.

- Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.

- Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.

 II./ Chuẩn bị:

- GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học.

 + Đọc tài liệu tham khảo và liên hệ thực tế.

 III./ Tiến trình lên lớp.

 1./ Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS .

 

doc 66 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Công nghệ lớp 9 - Tiết 1 - Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:Tiết 1 BàI 1: Giới thiệu nghề ĐIệN DÂN DụNG.	Ngày giảng:
 	I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.
Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.
Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.
	II./ Chuẩn bị:
GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học.
	 + Đọc tài liệu tham khảo và liên hệ thực tế.
	III./ Tiến trình lên lớp.
	1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS .
	2./ Kiểm tra bài cũ: 
	Không.	
	3./ Bài mới. 
ND kiến thức cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I./ Vai trò và vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống. SGK/5.
II./ Đặc điểm và yêu cầu của nghề:
1./ Đối tượng lao động.
- Thiết bị bảo vệ, đóng cắt, điều khiển và lấy điện.
- Nguồn điện 1 c, xoay chiều.
- Thiết bị đo lường điện.
- Vật liệu và dụng cụ của nghề
- Các loại đồ dùng điện.
- Mạng điện trong nhà, trong các hộ tiêu thụ.
2./ Nội dung lao động:
 SGK / 6.
3./ Điều kiện làm việc:
Thường được thực hiện trong nhà, ngoài trời, trên cao, gần khu vực có điện dễ gây nguy hiểm.
4./ Yêu cầu của nghề.
- Kiến thức: Có trình độ văn hoá hết cấp THCS nắm vững các kiến thức cơ bản về kĩ thuật điện, an toàn điện và các quy trình kĩ thuật.
- Kĩ năng: Nắm vững kĩ năng về đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa lắp đặt các thiết bị và mạng điện.
- Thái độ: SGK.
- Sức khoẻ: Không mắc các bệnh về huyết áp, tim, phổi, thấp khớp nặng, loạn thị, điếc.
5./ Triển vọng nghề:
SGK/7-8.
6./ Những nơi đào tạo:
- Ngành điện của các trường kĩ thuật và dạy nghề.
- Trung tâm kĩ thuật tổng hợp, hướng nghiệp.
- Các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học kĩ thuật.
7./ Những nơi hoạt động nghề.
SGK/8
HĐ1: HD tìm hiểu Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sx và đs.
- GV cho học sinh đọc SGK và tìm hiểu vai trò, vị trí của nghề trong sx và đs.
HĐ2: HD tìm hiểu đ2 và yêu cầu của nghề:
- GV cho hs đọc nội dung SGK.
- GV đàm thoại cùng hs về các đối tượng lao động để học sinh nhận biết các đối tượng lao động.
- GV cho hs đọc và làm BT nhỏ SGK/6 sau đó nhận xét và KL chuẩn KT
- GV cho hs đọc và làm BT nhỏ SGK/6 sau đó nhận xét và tóm tắt chuẩn kiến thức.
- GV cho hs làm việc theo nhóm ngang (5 phút) tìm hiểu yêu cầu của nghề.
- Gv yêu cầu 1 nhóm trình bày nội dung trên, các nhóm khác bổ sung.
- GV bổ sung và kết luận những nét chính.
- GV cho học sinh đọc SGK phần 5, 6, 7/ 7-8.
- GV cho hs làm việc theo nhóm ngang (10 phút) tìm hiểu những nội dung sau:
+ Triển vọng nghề:
+ Những nơi đào tạo:
+ Những nơi hoạt động nghề.
- Gv yêu cầu 1 nhóm trình bày nội dung trên, các nhóm khác bổ sung.
- GV bổ sung và kết luận những nét chính.
HĐ1: Tìm hiểu Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sx và đs.
- HS đọc và tìm hiểu vai trò, vị trí của nghề trong SX và ĐS.
HĐ2: Tìm hiểu đ2 và yêu cầu của nghề:
Đọc SGK và trả lời các câu hỏi đàm thoại của GV.
Đọc SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK.
HS đọc và hoạt động theo nhóm tìm hiểu các yêu cầu của nghề.
- HS đọc và hoạt động theo nhóm tìm hiểu các các nội dung:
+ Triển vọng nghề:
+ Những nơi đào tạo:
+ Những nơi hoạt động nghề.
Theo sự HD của GV
4. Tổng kết bài học:
Hệ thống kiến thức bằng phần ghi nhớ.
Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Đọc trước bài 2
Ngày giảng: 
Tiết 2 - BàI 2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt điện trong nhà (t1).
	I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
Biết phân loại, cấu tạo và sử dụng dây dẫn điện.
Biết lựa chọn dây dẫn điện phù hợp với mục đích sử dụng.
ý thức được sự cần thiết phải lựa chọn dây dẫn điện phù hợp với mục đích sử dụng.
	II./ Chuẩn bị:
GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học.
	 + Đọc tài liệu tham khảo và liên hệ thực tế.
	 + Vật mẫu các loại dây dẫn điện, tranh vẽ cấu tạo dây dẫn điện (hình2-2)
	III./ Tiến trình lên lớp.
	1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS .
	2./ Kiểm tra bài cũ: (7 phút)
	a./ Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện ?
	b./ Em hãy cho biết các yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động ?
	3./ Bài mới. 
ND kiến thức cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I./ Dây dẫn điện:
1./ Phân loại: (10 phút)
Dựa theo lớp vỏ cách điện:
Dây dẫn trần: 
Dây dẫn bọc cách điện
Dựa vào số lõi và số sợi của lõi.
Dây 1 lõi và dây nhiều lõi
+ Dây lõi nhiều sợi
+ Dây lõi một sợi.
2./ Cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện. (10 phút)
Gồm 2 bộ phận chính: 
Phần lõi dẫn điện ( Cu; Al )
Phần vỏ cách điện ( nhựa )
3./ Sử dụng dây dẫn điện: (15 phút)
- Lựa chọn dây dẫn điện phải tuân theo thiết kế của mạng điện.
- Dây dẫn điện được lựa chọn theo tiêu chuẩn.
Kí hiệu của dây dẫn bọc cách điện: M(nF).
- Khi sử dụng chú ý vỏ cách điện và các mối nối.
HĐ1: HD tìm hiểu về dây dẫn điện:
- GV KL và cho hs quan sát một số loại dân dẫn điện thường gặp (hình 2-1 SGK/9) và làm bài tập nhỏ SGK.
? Dây dẫn có thể phân loại dựa vào những đặc điểm gì ?
? Quan sát lõi của dây dẫn em có nhận xét gì về số lượng lõi và số sợi của lõi?
- Yêu cầu hs quan sát hình 2-2 SGK/10.
? Qua quan sát em hãy nêu cấu tạo của dây dẫn điện ?.
GV cho hs thảo luận nhóm (10 phút) để tìm hiểu cách lựa chọn và sử dụng dây dẫn điện theo các câu hỏi sau:
? Vì sao lắp đặt điện phải lựa chọn dây dẫn ?
? Lựa chọn dây dẫn phải dựa vào những đặc điểm nào ?
? Vỏ cách điện được chọn như thế nào ?
? Chọn tiết diện dây dẫn phải phù hợp với điều kiện gì ?
? Dựa vào đâu để chọn tiết diện dây dẫn ?
- Gv yêu cầu 1 nhóm trình bày nội dung trên, các nhóm khác bổ sung.
- GV bổ sung và kết luận những nét chính.
HĐ1: Tìm hiểu về dây dẫn điện:
- Quan sát vật mẫu và hình vẽ, thảo luận và trả lời câu hỏi theo HD của GV.
- HS quan sát hình vẽ 2-2 SGK/10 để tìm hiểu cấu tạo của dây dẫn điện được bọc cách điện.
- 1 HS trả lời.
- HS đọc và hoạt động theo nhóm tìm hiểu cách Sử dụng dây dẫn điện thông qua hệ thống các câu hỏi.
- Đại diện 1 nhóm trình bày KQ hoạt động của nhóm.
- Nhóm khác theo dõi sau đó nhận xét và bổ sung.
4. Tổng kết bài học, dặn dò: (3 phút).
Hệ thống kiến thức bằng phần ghi nhớ.
Nhận xét giờ học.
5.Hướng dẫn học ở nhà
Đọc trước Phần II; III bài 2SGK/11-12.
*./ Rút kinh nghiệm:
Ngỳ giảng
Tiết 3 - BàI 2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt điện trong nhà (t2).
	I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
Biết phân loại, cấu tạo và sử dụng dây cáp điện.
Biết được thế nào là vật liệu cách điện.
Hứng thú học tập.
	II./ Chuẩn bị:
GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học.
	 + Đọc tài liệu tham khảo và liên hệ thực tế.
	 + Vật mẫu các loại dây cáp điện, tranh vẽ cấu tạo dây dẫn điện (hình2-3)
	III./ Tiến trình lên lớp.
	1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS .
	2./ Kiểm tra bài cũ: (7 phút)
	 Nêu cấu tạo và cách phân loại dây dẫn điện ?
	3./ Bài mới. 
ND kiến thức cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II./ Dây cáp điện:
1./ Cấu tạo: hình 2-3/11.
Gồm 3 phần chính: 
- Lõi cáp: thường làm bằng đồng hoặc nhôm.
- Vỏ cách điện: thường được làm bằng cao su TN, cao su tổng hợp, PVC ...
- Vỏ bảo vệ: chế tạo phù hợp với môi trường lắp đặt (chịu nhiệt, ăn mòn, nắng mưa ...)
2./ Sử dụng cáp điện:
Dùng để lắp đặt hệ thống truyền tải, phân phối điện năng và cáp ngầm
III./ Vật liệu cách điện:
- Vật liệu cách điện là những vật liệu đạt được các yêu cầu sau: độ cách điện cao, chịu nhiệt tốt, chống ẩm tốt và có độ bền cơ học cao.
- Một số loại vật liệu cách điện: Cao su, nhựa, sứ, mica ...
HĐ1: HD tìm hiểu về dây dẫn điện:
- Yêu cầu hs quan sát hình 2-3 SGK/11.
? Qua quan sát em hãy nêu cấu tạo của dây cáp điện ?.
- GV cho HS quan sát một số loại cáp: (mẫu)
GV cho hs liên hệ thực tế, thảo luận nhóm (5 phút) để để kể ra cáp điện được dùng ở đâu ?
- Gv yêu cầu 1 nhóm trình bày nội dung trên, các nhóm khác bổ sung.
- GV bổ sung và kết luận phạm vi sử dụng của cáp đối với mạng điện trong nhà..
- KN vật liệu cách điện, HS đã được học ở lớp 8 do vậy GV có thể đặt câu hỏi:
? Vật liệu cách điện là gì.
? Bằng hiểu biết thực tế và thông tin SGK em hãy cho biết vật liệu cách điện là những vật liệu đạt được các yêu cầu gì ? vì sao ? lấy ví dụ.
- GV cho hs thảo luận nhóm ngang (3 phút)
Gv yêu cầu 1 hs trình bày nội dung trên, các nhóm khác bổ sung.
- GV bổ sung và kết luận phạm vi sử dụng của một số loại vật liệu cách điện đối với mạng điện trong nhà..
HĐ1: Tìm hiểu về dây dẫn điện:
- HS quan sát hình vẽ 2-3 SGK/11 để tìm hiểu cấu tạo của dây cáp điện. 
- 1 HS trả lời.
- HS đọc và hoạt động theo nhóm tìm hiểu cách Sử dụng dây cáp điện thông qua hệ thống các câu hỏi.
- Đại diện 1 nhóm trình bày KQ hoạt động của nhóm.
- Nhóm khác theo dõi sau đó nhận xét và bổ sung.
- 1 hs nhắc lại kiến thức cũ, hs khác theo dõi bổ sung.
- HS thảo luận nhóm tìm hiểu các yêu câu đối với vật liệu cách điện.
- Đại điện 1 nhóm trả lời.
- Các HS khác theo dõi nhận xét bổ sung.
4. Tổng kết bài học, dặn dò: (3 phút).
Hệ thống kiến thức bằng câu hỏi SGK/12.
Nhận xét giờ học.
5 . Hướng dẫn học ở nhà
 Đọc trước bài 3 SGK/13.
*./ Rút kinh nghiệm:
Ngày giảng: 
Tiết 4 - BàI 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện (t1).
	I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
Biết công dụng, các kí hiệu của một số đồng hồ đo điện.
Phân loại được một số đồng hồ đo điện theo các đại lượng đo.
Hiểu rõ sụ cần thiết phải lựa chọn đúng loại đồng hồ đo điện khi đo các đại lượng điện và có hứng thú học tập.
	II./ Chuẩn bị:
GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học.
	 + Một số loại đồng hồ đo điện, bảng phụ các kí hiệu đồng hồ đo điện.
	 + Đọc tài liệu tham khảo và liên hệ thực tế.
- HS: Đọc trước phần I bài 3 trang 13, 14
	III./ Tiến trình lên lớp.
	1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS .
 - Sĩ số :
 - Vắng :
 +) có lý do :
 +) Không lý do :
	2./ Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	? Hãy nêu cấu tạo và phạm vi sử dụng dây cáp điện.
	3./ Bài mới. 
ND kiến thức cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I./ Đồng hồ đo điện:
1./ Công dụng của đồng hồ đo điện:
Những đại lượng đo của đồng hồ đo điện:
Cường độ dòng điện.
Điện trở của mạch điện.
Công suất tiêu thụ của mạch điện.
Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện.
Điện áp.
*./ Công dụng của đồng hồ đo điện:
- Kiểm tra các thông số, đánh giá chất lượng của thiết bị điện
- Kiểm tra các sự cố, hư hỏng của thiết bị điện, đồ dùng điện, mạch điện.
2./ Phân loại đồng hồ đo điện
Phân loại theo đại lượng cần đo:
Đo điện áp: Vôn kế.
Đo dòng điện: Ampe kế.
Đo công suất điện: Oát kế.
Đo điện trở: Ôm kế.
Đo điện năng: Công tơ điện
Đồng hồ vạn năng: U; I; 
3./ Một số kí hiệu của đồng hồ đo điện:
Bảng 3-3 SGK.
HĐ1: HD tìm hiểu công dụng của đồng hồ đo điện:
- GV đặt vấn đề: Bằng những hiểu biết và kinh nghiệm đã học trả lời câu hỏi:
 ... h 2-2 SGK/10.
? Qua quan sát em hãy nêu cấu tạo của dây dẫn điện ?.
GV cho hs thảo luận nhóm (10 phút) để tìm hiểu cách lựa chọn và sử dụng dây dẫn điện theo các câu hỏi sau:
? Vì sao lắp đặt điện phải lựa chọn dây dẫn ?
? Lựa chọn dây dẫn phải dựa vào những đặc điểm nào ?
? Vỏ cách điện được chọn như thế nào ?
? Chọn tiết diện dây dẫn phải phù hợp với điều kiện gì ?
? Dựa vào đâu để chọn tiết diện dây dẫn ?
- Gv yêu cầu 1 nhóm trình bày nội dung trên, các nhóm khác bổ sung.
- GV bổ sung và kết luận những nét chính.
HĐ1: Tìm hiểu về dây dẫn điện:
- Quan sát vật mẫu và hình vẽ, thảo luận và trả lời câu hỏi theo HD của GV.
- HS quan sát hình vẽ 2-2 SGK/10 để tìm hiểu cấu tạo của dây dẫn điện được bọc cách điện.
- 1 HS trả lời.
- HS đọc và hoạt động theo nhóm tìm hiểu cách Sử dụng dây dẫn điện thông qua hệ thống các câu hỏi.
- Đại diện 1 nhóm trình bày KQ hoạt động của nhóm.
- Nhóm khác theo dõi sau đó nhận xét và bổ sung.
4. Tổng kết bài học, dặn dò: (3 phút).
Làm bài tập 1 SGK
*./ Dặn dò: trả lời câu hỏi 2 SGK / 50 và đọc trước bài 12
*./ Rút kinh nghiệm:
Ngày giảng:16/4/08
Tiết 31 - BàI 12: Kiểm tra an toàn mạng điện
	I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:
Hiểu sự cần thiết phải kiểm tra an toàn điện cho mạng điện trong nhà.
Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
Kiểm tra được một số yêu cầu an toàn điện mạng điện trong nhà.
	II./ Chuẩn bị:
GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học.
	 + Đọc tài liệu tham khảo và liên hệ thực tế.
	 + Vật mẫu các loại dây dẫn điện mới và đã cũ, một số thiết bị bảo vệ, đóng –cắt và lấy điện bị hư hỏng 
	III./ Tiến trình lên lớp.
	1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS .
	2./ Kiểm tra bài cũ: 
	- Nêu khái niệm và ưu điểm về mạng điện lắp đặt kiểu nổi.
	- Hãy so sánh ưu – nhược điểm của phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà.
	3./ Bài mới. 
ND kiến thức cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*./ Mục đích kiểm tra:
Để mạng điện trong nhà sử dụng được an toàn (cho người và tài sản) và hiệu quả.
*./ Biện pháp khắc phục chung:
 Tiến hành sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận hoặc thiết bị hư hỏng.
1./ Kiểm tra dây dẫn điện:
- Kiểm tra đường dây dẫn điện bên ngoài vào nhà.
 Mô tả đường dây dẫn điện vào nhà.
 + Là loại dây gì.
 + Có bị trùng, bị võng xuống không?
 + Có gần cây cối không? nếu dây dẫn điện gần cây cối thì có an toàn không? nếu không an toàn thì sử lý như thế nào?
2./ Kiêm tra cách điện mạng điện.
- Kiểm tra cách điện mạng điện trong lớp và trường học.
- Kiêm tra các ống luồn dây xem có chắc chắn không, có bị gập vỡ không? nếu bị gập vỡ thì sử lý như thế nào?
3- Kiểm tra các thiết bị điện.
a, Cầu dao, công tắc.
- Cách khắc phục.
- Kiểm tra vị trí đóng mở công tắc, hướng đóng mở công tắc.
b, Cầu chì.
Cần chú ý.
- Cầu chì lắp đặt ở dây pha.
- Cầu chì phải có lắp che, không để hở.
- Kiểm tra sự phù hợp của định mức cầu chì với yêu cầu của mạng điện.
* Lưu ý: Không thay dây đồng cùng kích thước vào cầu chì khi dây chì bị cháy.
c, ổ cắm điện và phích cắm điện
- Phích cắm điện không bị vỡ, các chốt phải chắc chắn, tiếp súc tốt.
- Các dây nối phải an toàn chánh bị chập, đánh lửa.
- Nếu dùng nhiều cấp điện thì nên dùng các loại ổ cắm khác nhau để tránh nhầm lẫn.
4- Kiểm tra các đồ dùng điện
- Kiểm tra cách điện đồ dùng điện.
- Kiểm tra cách điện của dây dẫn điện.
- Kiểm tra định kỳ các đồ dùng điện.
HĐ5: Hoạt động kết thúc.
GV nhận xét tổng kết giờ học.
- Dặn dò chuẩn bị cho bài sau
GV nêu mục đich, yêu cầu của việc kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà. Biện pháp khắc phục những hư hỏng.
HĐ1: GV hướng dẫn cách kiểm tra dây dẫn điện từ ngoài vào nhà và đường dây trong nhà.
- GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
HĐ2: GV hướng dẫn học sinh kiểm tra cách điện của mạng điện trong nhà ( lớp học )
HĐ3: GV hướng dẫn HS kiểm tra các thiết bị điện theo yêu cầu an toàn và yêu cầu sử dụng.
GV nêu những yêu cầu lắp đặt cầu chì, công tắc điện...
- Những điều cần lưu ý.
HĐ4: kiểm tra các đồ dùng điện.
GV cho HS quan sát một số đồ dùng điện không đảm bảo an toàn HS quan sát và tìm cách kgắc phục.
HĐ5: Kết thúc bài học
HS cần nắm được những mục đích và yêu cầu đó.
HĐ1: Kiểm tra theo sự hướng dẫn của thầy giáo.
- Trả lời câu hỏi trong SGK
- HS kiểm tra theo sự hướng dẫn của thầy giáo. Theo từng nội dung
- HS trả lời câu hỏi: Mạng điện trong nhà có những loại thiết bị gì? Thường được lắp đặt ở đâu?
- Cách kiểm tra và cách khắc phục những hư hỏng.
- Những điều lưu ý khi cầu chì bị cháy.
HS kiểm tra, quan sát theo sự hướng dẫn của giáo viên.
4. Tổng kết bài học, dặn dò: (3 phút).
Làm bài tập 1 SGK
*./ Dặn dò: trả lời câu hỏi 1, 2 SGK / 52 và ôn tập theo nội dung bài tổng kết .
*./ Rút kinh nghiệm:
Ngày giảng:24/4/08
Tiết 32-33 - Tông kết và ôn tập 
	I./ Mục tiêu: 
- GV hướng dẫn học sinh ôn tập những nội dung sau:
+ Một số đặc điểm, yêu cầu cơ bản của nghề điện dân dụng, có liên hệ với bản thân để chọn nghề.
+ Qui trình chung nối dây dẫn điện. Yêu cầu kỹ thuật của nối dây dẫn điện và một số thao tác kỹ thuật cơ bản của các phương phápnối dây dẫn điện.
+ Qui trình chung lắp đặt một số mạch điện đơn giản của mạng điện trong nhà.
	II./ Chuẩn bị:
GV: + Hồ sơ giảng dạy, đồ dùng dạy học.
	 + Đọc tài liệu tham khảo và liên hệ thực tế.
	 + Vật mẫu các loại dây dẫn điện mới và đã cũ, một số thiết bị bảo vệ.
	III./ Tiến trình lên lớp.
	1./ ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS .
	2./ Kiểm tra bài cũ: 
	- Tại sao phải kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà? 
	- Nêu khái niệm và ưu điểm về mạng điện lắp đặt kiểu nổi.
	- Hãy so sánh ưu – nhược điểm của phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà.
	3./ Bài mới. 
ND kiến thức cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*./ Mục đích ôn tập:
- Một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng. Đặc điểm nghề,nội dung lao động nghề và yêu cầu nghề đối với người lao động.
- Những kiến thức cơ bản về nối dây dẫn điện.
- Những kiến thức cơ bản về lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Những kiến thức cơ bản về kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
I/ Qui trình lắp đặt mạch điện
Vẽ sơ đồ lắp đặt
Vạch dấu vị trí lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn
Khoan lỗ lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn
 Lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn
 Kiêm tra mạch điện theo yêu cầu
 Vận hành thử
II/ Ôn tập về đặc điểm, yêu cầu nghề điện dân dụng.
- Đặc điểm nghềđiện dân dụng.
- Nội dung lao động và điều kiện làm việc của nghề.
- Yêu cầu của nghề.
III/ Ôn tập về nối dây dẫn điện và lắp đặt mạch điện
- Yêu cầu kỹ thuật của mối nối.
- Qui trình chung nối dây dẫn điện.
- Mô tả những thao tác kỹ thuật cơ bản của một phương pháp nối .
IV/ Ôn tập về kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
- Sự cần thiết phải kiểm tra an toàn mạng điện theo định kỳ
- Nội dung công việc kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
GV nêu mục đich, yêu cầu của việc ôn tập 
- Những nội dung cơ bản cần được ôn tập. 
HĐ1: GV hướng dẫn Qui trình chung lắp đặt mạch điện trong nhà .
 - GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
HĐ2: GV hướng dẫn học sinh ôn về đặc điểm, yêu cầu nghề điện dân dụng.
HĐ3: GV hướng dẫn HS ôn tập qui trình chung lắp đặt mạch điện. Mô tả qui trình lắp đặt một mạch điện cụ thể.
GV nêu những yêu cầu HS hoạt động theo nhóm thảo luận từng nội dung.
GV yêu cầu học sinh ôn tập theo từng nội dung và câu hỏi trong SGK
HS cần nắm được những mục đích và yêu cầu đó.
HĐ1: Kiểm tra ôn tập theo sự hướng dẫn của thầy giáo.
- Trả lời câu hỏi trong SGK
- HS ôn tập thảo luận theo theo sự hướng dẫn của thầy giáo. Theo từng nội dung
- HS ôn tập thảo luận theo theo sự hướng dẫn của thầy giáo. Theo từng nội dung
- HS ôn tập thảo luận theo theo sự hướng dẫn của thầy giáo. Theo từng nội dung
4. Tổng kết bài học, dặn dò: (3 phút).
Làm bài tập SGK
*./ Dặn dò: Ôn tập trả lời câu hỏi SGK / 54 và ôn tập theo nội dung bài tổng kết .
*./ Rút kinh nghiệm:
Ngày giảng:
Tiết 34-35; Kiểm tra học kỳ 2
I/ Mục tiêu.
- Thu thập và sử lý thông tin để làm sáng tỏ mức độ đạt được mục tiieu học tập về kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS với yêu cầu chương trình.
- Đưa ra nhận định về năng lực và kêt quả học tập của mỗi học sinh và tập thể lớp
- Giúp giáo viien có cơ sở thực tế cho những quyết định sư phạm tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
II/ Chuẩn bị.
 - Thầy: Đề kiểm tra.
 - Trò : ôn kiến thức
III/ Tiến trình lên lớp
 1, ổn định.
 2, kiểm tra.
 3, Bài mới
Đề kiểm tra
A. Trắc nghiệm ( 5 điểm )
I - Hãy khoanh tròn vào chữ xái đưng trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Khi kiểm tra mạch điện người ta thường dùng một loại dụng cụ rất tiện lợi là.
A. Băng dính. B. Bút thử điện.
C. Máy hàn. D. Tuốc - nơ - vít
Câu 2.Trong lắp đặt mạng điện kiểu nổi dùng ống cách điện, khi nối hai ống luồn dây vuông góc với nhau người ta thường dùng.
A. ống nối chữ T. B. ống nối nối tiếp.
C. ống nối chữ L. D. Kẹp đỡ ống.
Câu 3. Khi khoan lỗ luồn dây ở bảng điện ta thường chọn mũi khoan;
A. Φ2 mm B. Φ5 mm
C. Φ2,5 mm D . Φ6 mm
II- Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống ( .) ở những câu sau để được câu trả lời đúng về qui trình lắp mạch điện bảng điện:
Câu 4.
 	1. Bước 1- Vẽ sơ đồ lắp đặt.
 2. Bước 2- .. . . . . . . . . . .. . . . . vị trí lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn.
 3. Bước 3-. . . . . . . . . . . . . . . . . lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn.
 4. Bước 4- . . . . . . . . . . . . . . . . thiết bị điện của bảng điện.
 5. Bước 5- . . . . . . . . . . . . . . . . vào bảng điện.
 6. Bước 6- . . . .. . . . . . . . . . . . . vận hành thử.
B/ Tự luận. ( 5 điểm )
Câu 5. ( 2,5 điểm ) Phân biệt sự khác nhau về đặc điểm và công dụng giữa sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt của mạng điện?
Câu 6. ( 2,5 điểm ) Cho sơ đồ nguyên lý của mạch điện đèn cầu thang. Hãy vẽ sơ đồ lắp đặt của mạch điện đó.
 A
 O
 Sơ đồ nguyên lý mạch điện đèn cầu thang
Bài làm
	Đáp án và biểu điểm
Câu 1. B; Câu 2. C; Câu 3. B; ( mỗi câu cho 1 điểm )
Câu 4. ( 2 điểm ) 2. Bước 2. Vẽ sơ đồ.
 3. Bước 3. Khoan lỗ và.
 4. Bước 4. Vẽ sơ đồ. 
 5. Bước 5. Khoan lỗ và lắp thiết bị điện.
 6. Bước 6. Sau khi kiểm tra thì cho 
Câu 5.( 2,5 điểm) Về đặc điểm sơ đồ nguyên lý phải rõ ràng mạch lạc người xem dễ hiểu nguyên tắc hoạt động của mạch điện.
 Công dụng: Dựa vào sơ đồ nguyên lý người ta có thể lắp đặt được mạch điện, sau khi lắp đặt có thể kiểm tra một cách dễ dàng.
 Về sơ đồ lắp đặt phải khoa học, gọn gàng, đảm bảo tính thẩm mỹ của mạch điện mà ta lắp đặt.Và phải đảm bảo nguyên lý hoạt động. 
 Về công dụng : Dễ lắp đặt. Không tốn nguyên vật liệu. Đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Câu 6. Vẽ đúng cho 2,5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docCN 9.doc