Bài giảng môn Công nghệ lớp 9 - Tiết 2 - Bài 2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà

Bài giảng môn Công nghệ lớp 9 - Tiết 2 - Bài 2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được cấu tạo, công dụng của dây dẫn điện dùng trong mạng điện dân dụng

2. Kỹ năng:

 - Biết sử dụng dây dẫn điện đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng mục đích

3.Thái độ:

- Nâng cao ý thức sử dụng vật liệu điện

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1982Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Công nghệ lớp 9 - Tiết 2 - Bài 2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp dạy: 9A Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:..
Lớp dạy: 9B Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:..
Tiết 2. Bài 2: vật liệu điện dùng trong lắp đặt
 mạng điện trong nhà 
Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết được cấu tạo, công dụng của dây dẫn điện dùng trong mạng điện dân dụng
2. Kỹ năng: 
 - Biết sử dụng dây dẫn điện đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng mục đích
3.Thái độ: 
- Nâng cao ý thức sử dụng vật liệu điện
	II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
 SGK, kế hoạch bài dạy, vật mẫu, bảng phụ, hình vẽ
2. Học sinh:
 Học bài cũ và tìm hiểu nội dung bài mới
	III. Các hoạt động dạy hoc.
1. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Cho biết nội dung l/đ của nghề điện dân dụng
3. Bài giảng mới.
HĐ1: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu về dây dẫn điện.
? Hãy kể tên một số loại dây dẫn điện mà em biết?
- Y/c làm việc theo cặp : Làm bài tập phân loại dây dẫn trong SGK. Tr 9 và làm bài tập điền vào chỗ trống dựa vào vật mẫu
- Gọi đại diện 1 nhóm trình bầy, nhóm khác nhận xét
- GV tổng kết dưới dạng sđ
+ GV: Nhấn mạnh điểm khác nhau giữa lõi và sợi : Lõi là phần trong của dây, lõi có thể một sợi hay nhiều sợi.(dựa vào vật mẫu)
- Cho HS quan sát vật mẫu và hình vẽ
- Gọi 1 HS lên bảng trình bầy cấu tạo dựa vào hình vẽ và vật mẫu
? Tại sao dây dẫn điện lại có nhiều mầu khác nhau.
- Dùng hình vẽ giới thiệu khái quát về mạng điện trong nhà và đồ dùng điện trong nhà (vị trí lắp đặt, P)
? Lựa chọn dây dẫn điện dựa vào yếu tố nào.
- Trả lời câu hỏi dựa vào quan sát thực tế.
- Thảo luận làm bài tập dựa vào vật mẫu
- Đại diện 1 nhóm trình bầy, nhóm khác nhận xét.
- Quan sát, ghi vở
- Nghe, quan sát ghi nhớ
- HS quan sát vật mẫu và hình vẽ tìm hiểu cấu tạo
- 1 HS lên bảng trình bầy cấu tạo dựa vào hình vẽ và vật mẫu, HS còn lại quan sát, - - Nghe, quan sát ghi cấu tạo
- Liên hệ thực tế trả lời câu hỏi
I. Dây dẫn điện.
1. Phân loại dây dẫn điện
Dây dẫn điện
Dây trần
Dây bọc
Dây đơn
Dây đôi
Dây 1sợi
Dây nhiều sợi
2. Cấu tạo dây dẫn điện 
Gồm hai phần
- Vỏ cách điện.
 - Lõi dây: Làm bằng đồng hoặc nhôm, được chế tạo bằng một sợi hay nhiều sợi bện với nhau.
 - Vỏ: Gồm một lớp hay nhiều lớp bằng cao suhay nhựa tổng hợp .
3. Sử dụng dây dẫn điện.
- Cần lựa chọn dây dẫn đúng theo thiết kế của mạng điện
- Trong quá trình sử dụng cần thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn
HĐ3: Tìm hiểu về dây cáp điện
- Cho HS quan sát vật mẫu và hình vẽ
- Gọi 1 HS lên bảng trình bầy cấu tạo dựa vào hình vẽ và vật mẫu
- GV kết luận.
? Dây cáp điện khác dây dẫn điện ở điểm nào
- GV giải thích dựa vào vật mẫu
? Trong thực tế người ta dùng dây cáp điện ở đâu 
- GV dùng hình vẽ để giải thích
- HS quan sát vật mẫu và hình vẽ
- 1 HS lên bảng trình bầy cấu tạo dựa vào hình vẽ và vật mẫu, HS còn lại quan sát
- Nghe, quan sát ghi vở
- Liên hệ bài cũ và vật mẫu trả lời câu hỏi
II. Dây cáp điện
1. Cấu tạo:
 Gồm 3 phần:
- Lõi = Cu hoặc Al
- Vỏ = cao su, PVC...
- Vỏ bảo vệ gồm nhiều lớp như giấy tẩm nhựa đường, giấy tẩm dầu cáp, băng chỉ bảo vệ....
2. Sử dụng:
- Dùng để lắp đặt đường dây hạ áp từ lưới điện phân phối đến mạng điện trong nhà.
- Chọn dây cáp điện căn cứ vào Itải, Ulưới, vị trí lắp đặt
HĐ4: Vật liệu cách điện
? Theo em thế nào là vật liệu cách điện.
? Vật liệu cách điện phải đảm bảo yêu cầu gì
- Hướng dẫn HS tìm hiểu và chọn đáp án đúng trong bảng 12 SGK.
- Trả lời câu hỏi
- Trả lời câu hỏi dựa vào hiểu biết và thông tin SGK
- Tìm hiểu thông tin bảng 12 và chọn đáp án
II. Vật liệu cách điện 
- Vật liệu cách điện phải đảm bảo: cách điện tốt, chịu nhiệt tốt, chống ẩm tốt, độ bền cơ học cao (Điện trở suất=188-1013 Ωm)
- VD: sứ, mi ca, nhựa êbônít
3. Củng cố: - Hướng dẫn HS tổng kết nội dung tiết học dựa vào các đề mục SGK
4. Dặn dò: - Dặn HS về học bài và tìm hiểu nội dung phần II – III

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 2.doc