Bài giảng môn Đại số lớp 7 - Tuần 19 - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê - Tần số

Bài giảng môn Đại số lớp 7 - Tuần 19 - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê - Tần số

- Học sinh làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, nội dung), biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của cụm từ ''số các giá trị của dấu hiệu'' và ''số các giá trị của dấu hiệu'' làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.

- Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập bảng đơn giản để ghi lại số liệu thu thập được qua điều tra.

- Rèn luyện tính tập trung trong học tập .

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Đại số lớp 7 - Tuần 19 - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê - Tần số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III	.THỐNG KÊ
Ngày soạn:1/1/ 2011
Tuần 19. Tiết 41	 THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ - TẦN SỐ
A. Mục tiêu:
- Học sinh làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, nội dung), biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của cụm từ ''số các giá trị của dấu hiệu'' và ''số các giá trị của dấu hiệu'' làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
- Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập bảng đơn giản để ghi lại số liệu thu thập được qua điều tra.
- Rèn luyện tính tập trung trong học tập .
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bảng 1 và 2.
C. Tiến trình bài giảng: 
I.Ổn định lớp. (1') Gv kiểm tra sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới: 30’
Hoạt động của thầy và trò 
Ghi bảng
HĐ 1.Thu thập số liệu. Bảng số liệu thống kê ban đầu 
GV : Cho hs làm ?1
 Hướng dẫn 
Học sinh chú ý theo dõi.
HĐ 2. Dấu hiệu
GV : yêu cầu học sinh trả lời ?2 
HS : 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời.
GV : Dấu hiệu X là gì?
HS : Dấu hiệu X là nội dung điều tra.
GV : Tìm dấu hiệu X của bảng 2.
HS : Dấu hiệu X là dân số nước ta năm 1999.
GV : thông báo về đơn vị điều tra.
 -Bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra ?
HS : Có 20 đơn vị điều tra.
GV : Đọc tên các đơn vị điều tra ở bảng 2.
HS : Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Giang, Bắc Cạn.
HĐ 3. Tần số của mỗi giá trị 
GV : Quan sát bảng 1, các lớp 6A, 6B, 7A, 7B trồng được bao nhiêu cây.
HS : trả lời câu hỏi của giáo viên.
GV : thông báo dãy giá trị của dấu hiệu.
GV : Yêu cầu học sinh làm ?4
GV : Yêu cầu học sinh làm ?5, ?6
HS : đứng tại chỗ trả lời.
GV : Tìm tần số của giá trị 30; 28; 50; 35.
HS : Tần số của giá trị đó lần lượt là 8; 2; 3; 7.
GV : đưa ra các kí hiệu cho học sinh chú ý.
 - Yêu cầu học sinh đọc SGK 
1/ Thu thập số liệu. Bảng số liệu thống kê ban đầu ( Sgk) 
2/ Dấu hiệu 
a. Dấu hiệu, đơn vị điều tra
Nội dung điều tra là: Số cây trồng của mỗi lớp
 Gọi là dấu hiệu X
- Mỗi lớp ở bảng 1 là một đơn vị điều tra 
Bảng 1 có 20 đơn vị điều tra.
b. Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu.
- Mỗi đơn vị có một số liệu, số liệu đó được gọi là giá trị của dấu hiệu.
 Dấu hiệu X ở bảng 1 có 20 giá trị.
3/ Tần số của mỗi giá trị 
 Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu gọi là tần số.
* Chú ý: SGK 
HĐ 4. Củng cố - HDVN.
IV.Củng cố:12’ 
- Yêu cầu học sinh làm bt 2 (tr7-SGK)
+ Giáo viên đưa bảng phụ có nội dung bảng 4 lên bảng.
a) Dấu hiệu mà bạn An quan tâm là : Thời gian cần thiết để đi từ nhà đến trường.
 Dấu hiệu đó có 10 giá trị.
b) Có 5 giá trị khác nhau.
c) Giá trị 21 có tần số là 1
Giá trị 18 có tần số là 3 Giá trị 17 có tần số là 1
Giá trị 20 có tần số là 2 Giá trị 19 có tần số là 3
V. Hướng dẫn học ở nhà:2’
- Học theo SGK, làm các bài tập 1-tr7 Sgk
- Làm các bài tập 2; 3 (tr3, 4 - SBT)
- Chuẩn bị các bài tập luyện tập trang 8,9 – Sgk
Ngày soạn:1/1/ 2011
Tuần 19. Tiết 42	 LUYỆN TẬP 
A. Mục tiêu:
- Củng cố lại cho học sinh các kiến thức về dấu hiệu, giá trị cuat dấu hiệu, đơn vị điều tra, tần số qua các bài tập.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh.
- Thấy được vai trò của việc thống kê trong đời sống.
B. Chuẩn bị:
- GV : : bài tập 3, 4 - SGK; bài tập 1, 2, 3 - SBT 
- Học sinh: Thước thẳng, Sgk , Sbt
C. Tiến trình bài giảng: 
I.Ổn định lớp. (1') Gv kiểm tra sĩ số
 II. Kiểm tra bài cũ: HĐ 1. (5’)
- Học sinh 1: Nêu các khái niệm dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, lấy ví dụ minh hoạ.
- Học sinh 2: Nêu các khái niệm dãy giá trị của dấu hiệu, tần số lấy ví dụ minh hoạ.
GV : Nhận xét - đánh giá 
III. Bài mới: 35’
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ 2. luyện tập.
GV : Cho làm bài 3/ 8 Sgk
HS : đọc đề bài và trả lời câu hỏi của bài toán.
- Tương tự bảng 5, học sinh tìm hiểu bảng 6.
GV : Cho làm bài 4 / 9 Sgk
HS : đọc đề bài
GV : Yêu cầu lớp làm theo nhóm, 
GV : Gọi hai nhóm lên thực hiện 
- Cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm
GV : Cho làm bài 2 / 3 Sbt
 Yêu cầu hs đọc kĩ đề bài 
HS : đọc nội dung bài toán
GV : Yêu cầu học sinh theo nhóm.
 Gọi đại diện hai nhóm lên bảng 
HS : Thực hiện , Cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm.
Bài tập 3 (tr8-SGK)
a) Dấu hiệu chung: Thời gian chạy 50 mét của các học sinh lớp 7.
b) Số các giá trị khác nhau: 5
Số các giá trị khác nhau là 20
c) Các giá trị khác nhau: 8,3; 8,4; 8,5; 8,7
Tần số 2; 3; 8; 5
Bài tập 4 (tr9-SGK)
a) Dấu hiệu: Khối lượng chè trong từng hộp.
 Có 30 giá trị.
b) Có 5 giá trị khác nhau.
c) Các giá trị khác nhau: 98; 99; 100; 101; 102.
Tần số lần lượt: 3; 4; 16; 4; 3
Bài tập 2 (tr3-SBT)
a) Bạn Hương phải thu thập số liệu thống kê và lập bảng.
b) Có: 30 bạn tham gia trả lời.
c) Dấu hiệu: mầu mà bạn yêu thích nhất.
d) Có 9 mầu được nêu ra.
e) Đỏ có 6 bạn thch.
Xanh da trời có 3 bạn thích.
Trắng có 4 bạn thích
vàng có 5 bạn thích.
Tím nhạt có 3 bạn thích.
Tím sẫm có 3 bạn thích.
Xanh nước biển có 1 bạn thích.
Xanh lá cây có 1 bạn thích
Hồng có 4 bạn thích.
HĐ 3. củng cố- HDVN
IV. Củng cố:3’ 
- Giá trị của dấu hiệu thường là các số. Tuy nhiên trong một vài bài toán có thể là các chữ.
- Trong quá trình lập bảng số liệu thống kê phải gắn với thực tế.
V . Hướng dẫn tự học :1’
- Làm lại các bài toán trên và tiếp tục học lí thuyết Sgk
- Đọc trước bài 2, bảng tần số các giá trị của dấu hiệu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19.doc