Bài giảng môn Địa lý: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ

Bài giảng môn Địa lý: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 Hiểu được hệ thống các kí hiệu dùng để biểu hiện các đối tượng.

 Hiểu được mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng nhất định trên bản đồ và đặc điểm của từng đối tượng đều được thể hiện qua phương pháp.

2. Kĩ năng:

 Đọc, hiểu và phân tích bản đồ.

3. Thái độ:

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Địa lý: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Hiểu được hệ thống các kí hiệu dùng để biểu hiện các đối tượng.
Hiểu được mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng nhất định trên bản đồ và đặc điểm của từng đối tượng đều được thể hiện qua phương pháp.
2. Kĩ năng:
 Đọc, hiểu và phân tích bản đồ.
3. Thái độ:
 Giúp các em nhận thức được tầm quan trọng của bảng chú giải trên bản đồ, bản đồ và làm việc nghiêm túc với bản đồ.
II. Thiết bị dạy học:
Bản đồ công nghiệp điệnViệt Nam.
Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
Bản đồ khí hậu Việt Nam.
Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Bản đồ phân bố dân cư châu Á.
III. Hoạt động dạy và học:
Mở bài: 
GV giới thiệu một số bản đồ Việt Nam với những nội dung khác nhau, sau đó yêu cầu HS cho biết bằng cách nào mà chúng ta có thể hiểu được nội dung bản đồ?
HS trả lời, GV chẩn kiến thức: Để hiểu được nội dung bản đồ chúng ta dựa vào các kí hiệu được thể hiện trên bản đồ. Những kí hiệu này được gọi là ngôn ngữ của bản đồ. Từng kí hiệu thể hiện trên bản đồ là cả một quá trình chọn lọc lâu dài phù hợp với mục đích, yêu càu và tỉ lệ cho phép của bản đồ.
2. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cả lớp
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc một lượt SGK, cho biết tên các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ .
HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
Bước 2: GV treo bản đồ H2.2, yêu cầu HS nghiên cứu H2.2 và bản đồ trong SGK và trả lời câu hỏi:
Xác định vị trí của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện, nhà máy thủy điện đang xây dựng?
Tại sao phân biệt được các loại nhà máy điện? Nêu mật độ phân bố của nó?
Nhận xét kích thước của các ngôi sao? Kích thước đó biểu hiện được những gì?
Vậy phương pháp kí hiệu biểu hiện những đối tượng nào, và có khả năng biểu hiện những gì?
Có những phương pháp kí hiệu nào?
HS trả .lời, bổ sung; GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2:
Bước 1:
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm.
Bước 2: Yêu cầu các nhóm nghiên cứu các hình trong sách giáo khoa, nhận xét và phân tích về: đối tượng biểu hiện và khả năng biểu hiện của từng phương pháp, sau đó trả lời những câu hỏi màu xanh trong mục mình nghiên cứu.Yêu cầu các nhóm ghi biên bản, nộp lại sau khi hết giờ thảo luận.
Nhóm 1, 3: Nghiên cứu H2.2 SGK .
Nhóm 2, 4: Nghiên cứu H2.3 SGK.
Bước 3: Yêu cầu các nhóm trình bày nội dung vừa thảo luận, các nhóm khác bổ sung và nhận xét.
Hoạt động 3: Cá nhân.
GV treo bản đồ H2.4 yêu cầu học sinh quan sát và điền vào phiếu đánh giá sau: Phụ lục. 
Sau 5 phút, GV thu lại , sửa, và củng cố kiến thức cho HS.
I. Phương pháp kí hiệu:
1. Đối tượng biểu hiện:
 Biểu hiên những đối tượng phân bố theo những điểmcụ thể. Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tựơng trên bản đồ.
2. Các dạng kí hiệu.
Kí hiệu hình học.
Kí hiệu chữ.
Kí hiệu tượng hình.
3. Khả năng biểu hiện:
Vị trí phân bố của đối tượng.
Số lượng của đối tượng.
Chất lượng của đối tượng.
II. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động:
1. Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội.
2. Khả năng biểu hiện:
Hướng di chuyển của đối tượng.
Khối lượng của đối tượng di chuyển.
Chất lượng di chuyển của đối tượng.
III. Phương pháp chấm điểm:
1. Đối tương biểu hiện:
 Biểu hiện các đối tượng phân bố, phân tán lẻ bằng các điểm chấm trên bản đồ.
2. Khả năng biểu hiện của đố tượng:
Sự phân bố của đối tượng .
Số lượng đối tượng.
Chất lượng đối tượng .
IV. Phương pháp bản đồ, biểu đồ:
1. Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện các đối tượng phân bố trong các đơn vị phân chia lãnh thổ bằng những biểu đồ đặt trong đơn vị lãnh thổ đó.
2. Khả năng biểu hiện:
Số lượng đối tượng.
Chất lượng đối tượng.
Cơ cấu đối tượng. 
IV. Đánh Giá: 
Nối những ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp.
A
B
Phương pháp kí hiệu.
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
Phương pháp chấm điểm. 
Phương pháp bản đồ- biểu đồ.
Biểu hiện các đối tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ.
Thể hiện được cơ cấu của đối tượng.
Biểu hiện hướng di chuyển của đối tượng.
Thể hiên được số lượng của đối tượng.
Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
Biểu hiện chất lượng của đối tượng.
V. Hoạt đông nối tiếp: Làm bài tập 2 trang 14 SGK.
VI. Phụ Lục:
Phương pháp biểu hiện
Đối tượng biểu hiện
Cách thức tiến hành
Khả năng biểu hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docbai kenh dao panamadoc.doc