Giáo án Lịch sử 7 tuần 11

Giáo án Lịch sử 7 tuần 11

TIẾT 21 - BÀI 12:

ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HOÁ (TIẾP)

 1 . MỤC TIÊU

a. Về kiến thức

Giúp HS

 Dưới thời Lí nền KT nông nghiệp, TCN đã có chuyển biến và đạt được 1 số thành tựu nhất định: Diện tích đất đai mở rộng, thuỷ lợi được chú ý, nhiều nghề thủ công mới xuất hiện

Việc buôn bán với nước ngoài được phát triển

XH có sự chuyển biến về giai cấp, VHGD phát triển, hình thành VH Thăng Long

 

doc 10 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1309Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 07/11/2009
Ngày dạy: 10/11/2009
TIẾT 21 - BÀI 12:
ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HOÁ (TIẾP)
 	1 . MỤC TIÊU 
a. Về kiến thức 
Giúp HS
 Dưới thời Lí nền KT nông nghiệp, TCN đã có chuyển biến và đạt được 1 số thành tựu nhất định: Diện tích đất đai mở rộng, thuỷ lợi được chú ý, nhiều nghề thủ công mới xuất hiện
Việc buôn bán với nước ngoài được phát triển
XH có sự chuyển biến về giai cấp, VHGD phát triển, hình thành VH Thăng Long
 	b. Về kĩ năng
Làm quen với kĩ năng quan sát tranh ảnh, phương pháp phân tích, lập bảng so sánh đối chiếu và vẽ sơ đồ
	c. Về thái độ
GD lòng tự hào DT, ý thức XD và bảo vệ VHDT cho HS
Bước đầu có ý thức vươn lên trong XD đất nước ĐL tự chủ
2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
a. Chuẩn bị của GV : Soạn giáo án, tranh ảnh SGK
 Sưu tầm tranh ảnh
b. Chuẩn bị của HS : SGK, vở, tìm hiểu ND bài: Sưu tầm tranh ảnh, chuyện có liên quan đến bài 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
 Câu hỏi: 
Nhà Lí đã làm gì để đẩy mạnh SX nông nghiệp?
Thương nghiệp thời Lí có những chuyển biến đáng kể, nhiều thương nhân nước ngoài vào buôn bán trao đổi với nước ta đó là vì những lí do nào sau đây?
Hàng hóa của ta làm ra chất lượng tốt
Hàng hoá của ta bán với giá rẻ
Đất nước hoà bình, ổn định tạo điều kiện cho thương nhân làm ăn buôn bán
Hội tụ cả 3 yếu tố trên
 Đáp án
Nhà vua nắm ruộng đất -> ND canh tác, khuyến khích NDSX, đào đắp kênh mương, bảo vệ sức kéo
ý: D
*Giới thiệu bài : Nhà Lí đã dùng những biện pháp gì để phát triển nông nghiệp, TCN và đã đạt được 1 số thành tựu: Nông nghiệp phát triển, TCN, thương nghiệp phát triển đã tạo tiền đề cho sự thay đổi về XH, VH.
b. Dạy nội dung bài mới (36’) 
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
?
?
?
H
?
H
?
H
G
?
?
H
G
?
H
G
?
?
?
H
?
G
?
H
?
H
?
H
H
G
?
H
G
Đọc SGK
Thời Lí XH được chia thành mấy tầng lớp?
Quan lại, hoàng tử, công chúa, ND giàu
Địa chủ
	 Được cấp 
 V có ruộng
ND thường
Nông dân từ 18 tuổi trở lên
 Đc nhận đất
 Công của 
 làng xã
ND không có ruộng
ND tá điền
	nhận ruộng của 
 địa chủ cày cấy
 nộp tô cho địa chủ
So với thời Đinh- Tiền Lê sự phân biệt giai cấp ở thời Lí ntn?
- Phân biệt giai cấp sâu sắc hơn, địa chủ ngày càng tăng nông dân tá điền bị bóc lột ngày càng nhiều
Đời sống các tầng lớp trong giai cấp thống trị ntn?
- Đầy đủ sung túc
Nêu đời sống của các tầng lớp trong giai cấp thống trị
- ND: Là lực lượng LĐ chính của XH. Đinh nam được chia ruộng đất theo tục lệ và làm nghĩa vụ cho nhà nước
ND nghèo phải cày ruộng tô cho địa chủ. Có những người phải bỏ đi nơi khác sinh sống
- Thợ thủ công và thương nhân sống rải rác ở các làng. Họ SX các đồ dùng hàng ngày và trao đổi buôn bán cho nhau. Họ phải nộp thuế và làm nghĩa vụ đối với nhà nước
- Nô tì: Tầng lớp thấp nhất trong XH, họ phục vụ các nhà quan làm những công việc nặng. Họ vốn là những tù binh nợ nần hoặc tự bán thân, cuộc sống không bảo đảm.
So với thời Đinh- Tiền Lê -> Sự phân biệt đẳng cấp ở thời Lí đã sâu sắc hơn. Số địa chủ nhiều hơn, số ND tá điền bị bóc lột cũng tăng thêm.
HS đọc từ đầu -> “1000 năm người ở Thăng Long làm sư”
Văn miếu được XD năm nào? ở đâu?
- 1070 XD Văn Miếu
Giảng: VM chính thức XD vào tháng 9- 1070, đây là miếu thờ đạo nho (Do khổng tử sáng lập) và là nơi dạy học cho các con vua.
VM dài 350m, ngang 75m
- 1075 khoa thi đầu tiên được mở ở đây
1076 thành lập Quốc Tử Giám để làm gì?
- Mở cho con em quý tộc đến học => Được XD trong khu Văn Miếu được coi là trường đai học đầu tiên của Đại Việt. Lúc đầu ở đây chỉ dành cho các con cháu vua sau đó nhà Lí mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước.
=> Nhà Lí rất quan tâm đến giáo dục song chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.
Văn học chữ Hán thời Lí ntn?
Hãy nêu vị trí của đạo phật ở thời Lí
Nêu dẫn chứng thời Lí đạo phật được sùng bái.
- Các vua thời Lí đều sùng bái đạo phật
- Nhà Lí sai người XD chùa tháp, tô trượng, đúc chuông, dịch kinh phật, soạn sách phật, 
Đọc phần in nghiêng SGK (T48)
Xem hình 24- 25 nêu nhận xét.
- Tượng phật A di đà nằm trong chùa Phật Tích thuộc Bắc Ninh được XD ở TK VII- X. Bức tượng này được vua Lí Thánh Tông cho đúc bằng vàng 1057
- Chùa 1 cột có tên la Diên Hựu (Phúc lành dâu dài) được XD năm 1049 thời vua Lí Thái Tông (Chuyện kể khi vua về già chưa có con trai nên nhà vua thường đến chùa cầu tự, một đêm vua mơ thấy Đức phật Quan Âm hiện trên đài hoa sen ở 1 hồ nước hình vuông phía Tây Thăng Long, tay bế con đưa cho nhà vua)
Em có nhận xét gì về nghệ thuật thời Lí?
- Rất phát triển
Kể tên các hoạt động văn hoá dân gian và các môn thể thao được nhân dân ưa thích?
- ND ưa thích ca hát, nhẩy múa: Hát chèo, múa rối nước phát triển, dàn nhạc có nhạc cụ: trống, kèn.
- Tổ chức nhiều trò chơi dân gian như: Đá cầu, vật, đua thuyền được ham chuộng => mùa xuân khắp nơi đều mở hội, 
NT kiến trúc, điêu khắc thời Lí
- Kiến trúc điêu khắc rất phát triển, các công trình có quy mô tương đối lớn và mang tính cách độc đáo.
Đọc đoạn chữ nhỏ
Trong thời kì này 1 số công trình nghệ thuật khác có giá trị cũng được XD: Tháp Chương Sơn (Nam Định), chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh) nặng gần 3 tấn
HS xem hình 26, hình rồng thời Lí -> NX
- Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc uyển chuyển như 1 ngọn lửa là hình tượng NT độc đáo phổ biến thời Lí
-> Đây là con vật tưởng tượng của người xưa
KQ:
Sự phát triển đồng đều của các mặt KT, XH, VH, NT của ND ta thời Lí đã xác nhận khả năng XD 1 nền ĐL của nước ta hồi ấy: Sự hình thành VHDT, VH Thăng Long (Nơi tập trung nhất
II/ Sinh hoạt XH và VH
1/ Những thay đổi về mặt XH (18’)
Các tầng lớp:
- Địa chủ
- Nông dân thường
- Nông dân tá điền
- Nô tì
- Thợ thủ công
2/ Giáo dục và văn hóa (18’)
- 1070 XD văn miếu
- 1075 mở khoa thi đầu tiên
- 1076 thành lập Quốc Tử Giám
VH chữ Hán bước đầu phát triển
Đạo phật rất phát triển.
Các ngành NT: Kiến trúc, điêu khắc, ca nhạc, lễ hội,  rất phát triển.
NT thời Lí đánh dấu sự ra đời của 1 nền VH riêng biệt của DT: VH Thăng Long
c. Củng cố, luyện tập (3’)
? Theo em việc nhà Lí tổ chức thi tuyển chọn quan lại có ý nghĩa gì?
H- Tuyển chọn được người hiền tài đảm nhận trọng trách của ĐN
 - Góp phần đảm bảo sự công bằng XH, những người có đức có tài đều có cơ hội phát huy tài năng và cống hiến cho đất nước
 - Góp phần củng cố khối đoàn kết DT, giảm phân biệt giữa các giai cấp, tầng lớp
? Nêu những thành tựu VH thời Lí
? Làm BT trong vở BT
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
Học bài
Đọc lại SGK
Sưu tầm những công trình kiến trúc thời Lí
Tìm hiểu ND bài: Nước Đại Việt TKXIII
Ngày soạn : 09/11/2009
Ngày dạy: 12/11/2009
CHƯƠNGIII: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (TKXIII- XIV)
TIẾT 22 - BÀI 13:
NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XIII
1 . MỤC TIÊU 
a. Về kiến thức 
Giúp HS
Nắm được nguyên nhân làm cho nhà Lí sụp đổ và nhà Trần được thành lập
Sự thành lập của nhà Trần là cần thiết cho đất nước và XH Đại Việt lúc ấy
Việc nhà Trần thay nhà Lí đã góp phần củng cố CĐ quân chủ TW tập quyền vững mạnh, thông qua việc sửa đổi, bổ sung thêm pháp luật thời Lí, XD quân đội, củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển KT
 	b. Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng vẽ bản đồ và sử dụng bản đồ, phương pháp so sánh đối chiếu
	c. Về thái độ
Bồi dưỡng cho HS tinh thần đấu tranh bất khuất chống áp bức, bóc lột và tinh thần sáng tạo trong XD đất nước. Lòng yêu nước, tự hào DT, biết ơn tổ tiên, và ý thức kế thừa truyền thống DT trong công cuộc XD và bảo vệ tổ quốc cho HS
2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
a. Chuẩn bị của GV : Soạn giáo án, Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, bản đồ nước Đại Việt thời Trần
 Sơ đồ bộ máy quan lại và các đơn vị hành chính thời Trần
b. Chuẩn bị của HS : SGK, vở, tìm hiểu ND bài: Sưu tầm tranh ảnh, chuyện có liên quan đến bài 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
 Câu hỏi: 
Trình bày những thay đổi XH thời Lí
Nêu những thành tựu VH thời Lí
Đáp án
XH phân hoá sâu sắc hơn: Nhiều tầng lớp
Địa chủ, ND thường, ND tá điền, thợ thủ công, thương nhân, nô lệ
Thành tựu VH, GD 1070 XD Văn Miếu
1075 mở khoa thi, 1076 thành lập Quốc Tử Giám
 Đạo phật phát triển, các ngành NT: Kiến trúc, điêu khắc, ca nhạc, lễ hội phát triển.
*Giới thiệu bài Nhà Lí khi mới thành lập, vua quan chăm lo đến sự phát triển đất nước, chăm lo đến đời sống của ND. Vì vậy ND hăng hái tham gia SX và đạt nhiều thành tựu rực rỡ nhưng đến cuối TK XII nhà Lí đã đi xuống đến mức trầm trọng => Do nguyên nhân nào? -> Tìm hiểu bài hôm nay.
b. Dạy nội dung bài mới (36’) 
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
?
H
?
H
?
H
G
?
?
H
?
H
?
H
?
H
G
?
H
G
?
H
?
?
G
?
H
?
H
G
G
?
?
H
?
H
G
Nhà Lí lên ngôi năm nào?
- 1009 (trải qua 8 đời vua)
Tình hình của nhà Lí cuối TKXII
- Suy yếu
Nguyên nhân nào dẫn đến nhà Lí suy yếu như vậy?
- Quan lại lao vào ăn chơi sa đoạ, chính quyền không chăm lo đến ĐSND
- Đời vua thứ 8 Lí Huệ Tông chỉ sinh được 2 công chúa là Thuận Thiên và Chiêu Thánh và bị mắc bệnh cuồng nên phải nhường ngôi cho con gái thứ là Chiêu Thánh, mới lên 7 tuổi lên làm vua gọi là Lí Chiêu Hoàng. Công chúa Thuận Thiên đã lấy con trai Trần Thừa là Trần Liễu, Chiêu Thánh lấy Trần Cảnh (6 tuổi)
-> Lợi dụng cơ hội đó, các đại thần trong triều tranh chấp quyền hành. Quan lại bên dưới quấy nhiễu bóc lột ND, không chăm lo đến SX nông nghiệp, ĐSND
Đọc phần chữ nhỏ SGK
Việc làm trên của nhà Lí đã dẫn đến hậu quả gì?
- Lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra. Nhiều dân nghèo phải bán vợ, con làm nô tì cho các nhà giàu, một số khác bỏ vào chùa kiếm sống. Dân chúng rất khổ cực.
Tình hình trong nước lúc này ntn?
- Dân nghèo nổi dậy đấu tranh
- Lợi dụng cơ hội đó 1 thế lực PK ở địa phương lại đánh giết lẫn nhau, quấy phá ND chống lại triều đình.
- Một số nước phía Nam thỉnh thoảng đem quân vào cướp phá Đại Việt => Nhà Lí lại càng khó khăn
Trước tình thế đó nhà Lí đã làm gì?
- Nhà Lí phải dựa vào các thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn
Nhân cơ hội đó nhà Trần đã làm gì? (SGK)
- Nhà Lí đã tạo điều kiện và thời cơ cho nhà Trần buộc Chiêu Hoàng (vua cuối cùng của nhà Lí) phải nhường ngôi cho Trần Cảnh (chồng của Châu Hoàng) tháng 12- 1226 -> Nhà Trần thành lập
Trong ngày lễ lên ngôi của Trần Cảnh, tổng chỉ huy cấm quân Trần Thủ Độ nhấn mạnh “Hiện nay giặc cướp đều nổi loạn, hoạ loạn mỗi ngày 1 tăng  nhà Lí suy yếu, thế nước nghiêng đổ nguy ngập, nữ chúa Châu Hoàng không thể gánh vác nổi mới uỷ thác cho chồng”
Theo em nhà Trần thành lập thay nhà Lí có cần thiết không?
Nhà Trần được thành lập là cần thiết trong hoàn cảnh LS lúc bấy giờ.
Chuyển:
Sau khi thành lập nhà Trần đã làm gì để củng cố chính quyền => 2
Sau khi lên nắm chính quyền nhà Trần đã làm gì?
- Dẹp yên rối loạn, XD bộ máy nhà nước rồi chuyển sang phục hồi SX
Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức ntn?
Vẽ sơ đồ bộ máy nhà Trần
Nhà nước (Vua + Thái Thượng Hoàng
Lộ (Chánh phó an phủ sứ)
Phủ, châu, huyện (Tri phủ, châu, huyện)
Lộ (Chánh phó an phủ sứ)
Lộ (Chánh phó an phủ sứ)
Phủ, châu, huyện (Tri phủ, châu, huyện)
Phủ, châu, huyện (Tri phủ, châu, huyện)
X·
X·
X·
X·
X·
X·
X·
X·
X·
(Xã, Quan)	(Xã, Quan)	(Xã, Q )
KQ: Bộ máy quan lại thời Trần cũng giống như thời Lí được tổ chức theo CĐ quân chủ TW tập quyền gồm 3 giai cấp: Triều đình, các đơn vị hành chính trung gian từ: Lộ -> phủ, huyện, châu và cấp hành chính cơ sở là xã.
- ở triều đình đứng đầu là vua. Thời Trần thực hiện CĐ: Thái Thượng Hoàng, các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái Thượng Hoàng cùng với vua (con) cai quản đất nước.
- Các chức đại thần văn, võ phần lớn do người Trần nắm giữ.
- Cả nước chia 12 lộ. Đứng đầu Lộ có các chức chánh, phó an phủ sứ. Dưới lộ là phủ do chức tri phủ cai quản. Châu, huyện do các chức tri châu, tri huyện trông coi. Dưới cùng là xã, do xã quan đứng đầu.
Nhận xét về tổ chức hệ thống quan lại thời Trần
- Hệ thống quan lại vẫn như thời Lí, nhưng tổ chức có quy củ đầy đủ hơn.
- Đặt thêm 1 số cơ quan
+, Quốc sử viện (Đảm nhiệm việc viết sử)
+, Thái y viện (coi việc chữa bệnh trong cung vua)
+, Tôn nhân phủ (Nắm sự vụ của họ hàng tôn thất)
+, 1 số chức quan
Hà đê sứ: trông coi việc sửa đắp đê điều
Khuyến nông sứ: Chăm lo khuyến khích ND SX
Đồn điền sứ: Chuyên mộ người đi khai hoang
- Ngoài ra nhà Trần còn quy định cụ thể thời hạn để xem xét việc thưởng phạt quan lại
Chữ nhỏ SGK
- Các quý tộc họ Trần được phong vương hầu, ban thái ấp. Quan lại được cấp bổng lộc
So với bộ máy nhà nước thời Lí, bộ máy nhà nước thời Trần có đặc điểm gì khác (thảo luận)
- Vua nhường ngôi cho con sớm, tự xưng là Thái Thượng Hoàng, cùng con cai quản đất nước.
- Các chức quan đại thần do những người trong họ nắm giữ
- Đặt thêm 1 số cơ quan và 1 số chức quan để trông coi SX. Quan lại có lương bổng
- Cả nước chia 12 lộ
KQ kết luận: Tổ chức bộ máy quan lại và các đơn vị thời Trần được hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn thời Lí
-> Chứng tỏ CĐ tập quyền thời Trần được củng cố hơn thời Lí.
Chuyển ý: 
Cùng với việc củng cố CĐPK toàn quyền nhà Trần còn tăng cường luật pháp ổn định tình hình đất nước.
Em hãy trình bày những nét chính về pháp luật dưới thời Trần.
Nhận xét hình luật thời Trần so với hình thư thời Lí (thảo luận)
- XĐ lại những điều ban dưới thời Lí có bổ sung
+, Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản
+, Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất
Cơ quan pháp luật thời Trần được tăng cường và hoàn thiện ntn?
- Nhà Trần đặt cơ quan thẩm hình viện để xét xử kiện cáo. Mối qh vua, quan- ND tuy có sự khác biệt nhưng chưa sâu sắc, vua Trần vẫn để chuông ở thềm Cung điện cho dân đến gõ khi cần
Những lúc vua đi thăm các địa phương, ND có thể đón rước thậm chí xin vua dừng lại xem 1 vụ kiện oan.
Mở rộng pháp luật thời Trần khẳng định củng cố sự phân chia đẳng cấp: Quý tộc, vua, hoàng gia được pháp luật bảo vệ các đặc quyền đặc lợi. Họ hàng nhà Trần phạm tội bị xử nhẹ hơn
1283 Thượng vị hầu Trần Lão viết thư nặc danh phỉ báng triều đình bị phát hiện được chuộc 1000 quan tiền. Gia nô tền là Khoáng đồng mưu thì bị tội lăng trì
- Luật bắt nô tì phải thích chữ vào trán, không có quyền kết hôn với quý tộc
+, Pháp luật: Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản đặc biệt là ruộng đất
Tội trộm cắp bị xử rất nặng, lần 1 đánh 80 trượng thích chàm vào mặt 2 chữ “Phạm đạo” đèn cho chủ 1 đền 9 nếu không phải gán vợ con làm nô tì. Tái phạm chặt chân, tay. Lần 3 bị giết.
+, Pháp luật chú trọng bảo vệ SX nông nghiệp.
I/ Nhà Trần thành lập 
1/ Nhà Lí sụp đổ (12’)
- Cuối TKXII nhà Lí ngày càng suy yếu
Vua quan ăn chơi sa đoạ, không lo đến ĐSND
- Thiên tai mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra -> đời sống ND khổ cực -> ND nổi dậy
- Các thế lực PK địa chủ địa phương đánh giết lẫn nhau
- Tháng 12- 1226 Lí Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh -> nhà Trần thành lập.
2/ Nhà Trần củng cố CĐPK tập quyền (14’)
Bộ máy nhà nước
Tổ chức theo CĐ quân chủ TW tập quyền gồm 3 giai cấp
- Triều đình
- Các đơn vị hành chính trung gian (lộ -> phủ, huyện, châu)
- Các cấp hành chính cơ sở (xã)
3/ Pháp luật thời Trần (10’)
- Sửa sang luật pháp
- Ban hành bộ luật mới: Quốc triều hình luật
- Đặt cơ quan thẩm hình viện để xử kiện
c. Củng cố, luyện tập (3’)
- Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?
- Bộ máy nhà nước thời Trần có gì khác so với thời Lí
- Làm bài tập trong vở
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
Học bài
Đọc lại SGK
Làm bài tập còn lại
Chuẩn bị bài cho tiết sau: Phần II theo câu hỏi SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docT 11.doc