Bài giảng môn Giáo dục công dân lớp 8 - Bài 3: Tiết kiệm

Bài giảng môn Giáo dục công dân lớp 8 - Bài 3: Tiết kiệm

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm.

- Biết sống tiết kiệm không lãng phí.

2. Kỹ năng:

- Biết tự đánh giá mình có ý thức thực hiện tiết kiệm như thế nào.

3. Thái độ:

- Giáo dục tính tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Những tấm gương, mẩu chuyện về tiết kiệm.

 

doc 45 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Giáo dục công dân lớp 8 - Bài 3: Tiết kiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 
Lớp 6A .... ./ ...... 2008.
Lớp: 6B ........../...... 2008.
Bài 3: tiết kiệm
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm.
- Biết sống tiết kiệm không lãng phí.
2. Kỹ năng:
- Biết tự đánh giá mình có ý thức thực hiện tiết kiệm như thế nào.
3. Thái độ: 
- Giáo dục tính tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Những tấm gương, mẩu chuyện về tiết kiệm.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
 - Chuẩn bị sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng thảo luận nhóm.
III. Hoạt động dạy và học.
1. Tổ chức: (1)
 Lớp: ..6A.........................................................
 Lớp: . 6B........................................................
........................................................
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Truyện đọc (15 phút)
HS: Đọc nội dung thông tin phần 1 SGK
- Thảo và Hà có xứng đáng để mẹ thưởng tiền không?
- Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?
- Vậy em cho biết qua hành động của Thảo đã thể hiện đức tính gì?
- Em hãy phân tích diễn biến suy nghĩ của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo?
- Hà có suy nghĩ như thế nào?
- Qua câu chuyện trên em tự thấy đôi lúc mình giống Hà hay giống Thảo?
- Em học được đức tính gì qua câu chuyện trên? Tại sao?
* Hoạt động 2: Nội dung bài học (11p)
- Thế nào được gọi là tiết kiệm? Lấy ví dụ?
* Thảo luận nhóm lớn ngẫu nhiên 
. giáo viên giao nhiệm vụ chung cho các nhóm.
- GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận. 
Hãy tìm những ví dụ có tính tiết kiệm, lãng phí của bản thân mình? các bạn trong lớp, gia đình, xã hội?
. Học sinh thảo luận (5p)
. Học sinh trình bày 
. Học sinh khác nhận xét bổ sung.
- GV: Chuẩn kiến thức. 
(GV chuẩn bị bảng phụ)
Biểu hiện tiết kiệm
Biểu hiện lãng phí
- Vậy biểu hiện tiết kiệm là gì?
- Tiết kiệm thì bản thân, gia đình và xã hội có lợi ích như thế nào?
GV: Giải thích cho học sinh hiểu: “Tiết kiệm là quốc sách”
* Hoạt động 3 (15P) : Bài tập 
* Hoat động nhóm lớn ngẫu nhiên 
 . Gv: Nêu yêu cầu 
học sinh thảo luận nội dung bài tập 1, 2 (sgk) 
Hãy đánh dấu nhanh vào những thành ngữ nói về tiết kiệm?
 . Hs Thảo luận, tổng kết:
 . GV: Gọi hai học sinh của hai nhóm bất kỳ lên trình bày nhanh phần thảo luận.
 . Học sinh nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV: Chuẩn kiến thức. 
GV: Phổ biến nội dung bài tập 2
( Tương tự như bài tập 1)
- Hãy chỉ ra những từ trái với tiết kiệm?
GV: Lấy ví dụ về sự lãng phí cụ thể như vụ PMU 18 vừa được thông tin đại chúng đăng tải.
GV: Bản thân em đã tiết kiệm chưa? 
GV: em đã tiết kiệm như thế nào?
1. Truyện đọc:
Thảo và Hà
- Thảo có đức tính tiết kiệm.
- Hà ân hận vì việc làm của mình. Hà càng thương mẹ hơn và tụ hứa sẽ tiết kiệm
2.Nội dung bài học
a. Khái niệm: (SGK)
b. Biểu hiện của tiết kiệm là quý trọng kết quả lao động của mình và người khác
c. ý nghĩa: Là làm giàu cho gia đình và xã hội.
3. Bài tập:
1. Bài tập 1:
- Thành ngữ nói về tiết kiệm : ý a, c, d.
2. Bài tập 2:
- Trái với tiết kiệm là:, xa hoa, lãng phí.
	4. Củng cố (2)
- Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
- Thế nào là tiết kiệm?
- ý nghĩa của tiết kiệm?
	5. Hướng dẫn học ở nhà: (2)
- Học bài và làm bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị trước nội dung bài 4: “Lế độ”
Ngày giảng: 
Lớp 6A ..... . ./ ...... 2008.
Lớp: 6B ...../...... 2008.
4: lễ độ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết những biểu hiện của lễ độ, thấy được ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện tính lễ độ.
- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ.
2. Kỹ năng:
- Có kỹ năng rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với người trên, kìm chế tính nóng nảy với bạn bè.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính lế độ trong cuộc sống hằng ngày.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Những tấm gương, mẩu chuyện lễ độ
- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
 - Chuẩn bị sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng thảo luận nhóm.
III. Hoạt động dạy và học.
1. Tổ chức: (1)
 Lớp: ..6A.........................................................
 Lớp: . 6B........................................................
2. Kiểm tra: 
Câu hỏi: Em hiểu thế nào là tiết kiệm? Nêu một ví dụ biểu hiện trái với tiết kiệm? Hậu quả của hành vi đó?
Đáp án: - Khái niệm tiết kiệm (Mục a phần 2 nội dung bài học)
	 - Không tắt điện trướng khi ra khỏi lớp học – gây lãng phí tài sản của nhà nước
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: (15 phút)
HS: Đọc nội dung thông tin phần 1 SGK
 GV:Khi khách đến nhà bạn Thuỷ có thái độ và việc làm như thế nào?
(Lời nói cử chỉ, thái độ)
GV:- Em có nhận xét gì về cách cư sử của bạn Thuỷ?
GV:- Em học được đức tính gì qua câu truyện trên? Tại sao?
Hoạt động 2: Nội dung bài hoc (20/)
GV: Đưa ra một số tình huống:
1. Tình huống 1:
 Công và Hiền cùng học khối 6 nhưng khác lớp. Một hôm 2 bạn gặp Thầy giáo giảng dạy môn Giáo dục công dân của lớp Hiền. Hiền lễ phép chào còn Công không chào mà chỉ đứng yên sau lưng Hiền.
2. Tình huống 2:
 Nhung và Minh vui vẻ đến trường trên một chiếc xe đạp. Bên lề đường có một cụ già chuẩn bị sang đường. Hai bạn dừng lại dắt cụ qua đường rồi tiếp tục đi học.
3. Tình huống 3:
 Bố mẹ thường kể chuyện bác Hoà thủ trưởng cơ quan- Bác Hoà luôn gần gũi quan tâm đến cán bộ công nhân viên, vui vẻ chào hỏi lịch sự với tất cả mọi người
* Thảo luận nhóm lớn , ngẫu nhiên .
 . giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm.
GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận. 
+ Nhóm 1 + 2 tình huống 1
+ Nhóm 3 tình huống 2
+ Nhóm 4 tình huống 3
Qua các tình huống trên em có nhận xét gì về cách cư xử cà đức tính của các nhân vật?
 . Hs. Làm việc theo nhóm(3p)
 - Các nhóm cử ra một tổ trưởng, một thư ký, các cá nhân trao đổi ý kiến, thư ký ghi lại ý kiến.
. GV: Gọi hai học sinh của hai nhóm bất kỳ lên trình bày nhanh phần thảo luận.
 . Học sinh nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV: Chuẩn kiến thức. 
- Vậy qua đây em hiểu thế nào là Lễ độ?
1. Truyện đọc:
Em Thuỷ
- Thuỷ nhanh nhẹn khéo léo, lịch sự khi tiếp khách.
- Biết tôn trọng Bà và khách, làm vui lòng khách và để lại ấn tượng tốt đẹp.
=> Thuỷ là một học sinh ngoan và lễ độ.
2.Nội dung bài học
a. Thế nào là lễ độ: (SGK)
Đối tượng
Biểu hiện thái độ
Thái độ
Hành vi
Ông bà, cha mẹ
Tôn kính, biết ơn, vâng lời
Vô lễ
Cãi lại bố mẹ
Anh chị em trong gia đình
Quý trọng đoàn kết, hoà thuận.
Lời ăn tiếng nói thiếu văn hoá.
Lời nói cộc lốc, xúc phạm đến mọi người
Cô gì, chú bác, người già, người lớn.
Quý trọng gần gũi, tôn kính lễ phép.
Ngông nghênh
Cậy học giỏi, nhiều tiền, có địa vị trong XH.
- Vậy lễ độ được biểu hiện như thế nào?
GV: Treo bảng phụ:
* Khoanh tròn vào những ý đúng:
- Lế độ giúp quan hệ bạn bè tốt hơn.
- Lễ độ thể hiện con người có đạo đức tốt.
- Sống có văn hoá là cần phải lễ độ.
HS: Đọc nội dung yêu cầu bài tập.
GV: Treo bảng phụ trên bảng -> HS lên đánh dấu -> HS nhận xét -> GV nhận xét và rút ra bài học.
GV:- Vậy cần phải rèn luyện tính lễ độ như thế nào?
GV:- ở trường em các bạn hs đã lễ độ với thầy cô giáo và người trên tuổi chưa?
GV:Hãy liên hệ bản thân em xem em đã lễ độ với thầy cô giáo và bố mẹ , người trên tuổi ntn? 
Hoạt động 3 (10 /)
HS: Đọc nội dung yêu cầu bài tập.
HS: Trình bày 
GV: Nhận xét- kết luận
* Thảo luận nhóm – Chơi trò chơi tiếp sức
-nhóm tình bạn
. GV nêu yêu cầu :Mỗi nhóm5 HS lần lượt lên viết các câu thành ngữ tục ngữ nói về lễ độ 
. HS: thảo luận 
. HS: Lên bảng viết (thời gian 5/) 
.GV: nhận xét bổ sung 
b. Biểu hiện của lễ độ (SGK)
c. ý nghĩa:
- Quan hệ với mọi người tốt đẹp.
- Xã hội tiến bộ và văn minh
d. Rèn luyện tính lễ độ:
- Thường xuyên rèn luyện, học hỏi các quy tắc và cách cư xử.
- Tự kiểm tra hành vi thái độ của mình, tránh những hành vvi thái độ vô lễ.
3. Bài tập:
*Bài tập a: Sống có lễ độ :1,3,5,6
* Bài tập b: Bạn Thanh thiếu lễ độ, thấy người lớn không trào vào cơ quan không xin phép
- Xin lỗi chú bảo vệ
	4. Củng cố (2)
- Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
- Thế nào là lễ độ?
	Khoanh tròn vào câu thành ngữ chỉ đức tính lễ độ:
	A. Đi thưa về gửi	D. Kính trên nhường dưới
	B. Lời nói gói vàng	E. Lá lành đùm lá rách.
	C. Lời chào cao hơn mâm cỗ	G. Kính lão đắc thọ.
	5. Hướng dẫn học ở nhà: (2)
- Học bài và làm bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị trước nội dung tiết 5: “Tôn trọng kỷ luật”
(Thực hiện theo phân phối chương trình mới do vậy có sự điều chỉnh từ tiết 5)
Ngày giảng: 
Lớp 6A .... ./ ...... 2008.
Lớp: 6B ...../...... 2008.
Tiết 5
Bài 5: tôn trọng kỷ luật
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Giúp học sinh hiểu
- Thế nào là tôn trọng kỷ luật
- ý nghĩa và sự cần thiết của tôn trọng kỷ luật
- Có ý thức tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức kỷ luật
 2. Kỹ năng:
- Có kỹ năng rèn luyện tính tôn trọng kỷ luật khi giao tiếp với người trên.
 - Có khả năng rèn luyện kỷ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện
3. Thái độ:
- Giáo dục tính tôn trọng kỷ luật trong cuộc sống hằng ngày.
 - Có thái độ tôn trọng kỷ luật
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Những tấm gương, mẩu chuyện về tôn trọng kỷ luật.
- Những câu ca dao , tục ngữ.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
 - Chuẩn bị sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng thảo luận nhóm.
III. Hoạt động dạy và học.
1. Tổ chức: (1)
 Lớp: ..6A.........................................................
 Lớp: . 6B........................................................
2. Kiểm tra 15 phút:
Câu hỏi: 
Câu 1: Em hiểu thế nào là lễ độ? Nêu một ví dụ biểu hiện lễ độ trong cuộc sống hằng ngày?
Câu 2: Tìm những biểu hiện, thái độ tương ứng với đối tượng? Tìm những hành vi tương ứng với thái độ?
Đáp án: 
Câu 1: (4 điểm) 
- Khái niệm lễ độ (Mục a phần 2 nội dung bài học)
 - Ví dụ: HS tự liên hệ.
 Câu 2: (6 điểm)
Đối tượng
Biểu hiện thái độ
Thái độ
Hành vi
Ông bà, cha mẹ
Tôn kính, biết ơn, vâng lời
Vô lễ
Cãi lại bố mẹ
Anh chị em trong gia đình
Quý trọng đoàn kết, hoà thuận.
Lời ăn tiếng nói thiếu văn hoá.
Lời nói cộc lốc, xúc phạm đến mọi người
Cô gì, chú bác, người già, người lớn.
Quý trọng gần gũi, tôn kính lễ phép.
Ngông nghênh
Cậy học giỏi, nhiều tiền, có địa vị trong XH.
3. Bài mới :
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
* Hoạt động 1 Truyện đọc (9/)
HS: Đọc phần truyện đọc.
GV:- Qua câu truyện trên em thấy Bác Hồ đã tôn trọng những quan điểm chung gì?
GV:- Việc thực hiện đúng quan điểm chung nói lên đức tính gì của Bác Hồ?
HS: quan sát hình vẽ trong SGK
GV:- Em hãy giải tích nội dung bức tranh?
(Tại ngã tư đèn đỏ có chú công an đứng nghiêm để chỉ huy và chỉ xe ô tô dừng đúngvạch quy định khi có tín hiệu đèn đỏ)
GV:- Chú lái xe có đức tính gì?
(Tôn trọng luật lệ giao thông)
 * Hoạ ...  về chỗ ở ?
Hoạt động 7(5')
- Quyền được bảo vệ an toàn và bí mật thư tín, điện thoại điện tín được quy định như thế nào?
- Quyền được bảo đảm....điện tín có ý nghĩa như thế nào ?
- là học sinh chúng ta thực hiện quyền này như thế nào ?
1. Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (SGK)
2. Công dân nước cộng hoà XHCN VN.
3. Thưc hiện TTATGT.
4. Quyền và nghĩa vụ học tập.
5. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
6 Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
7. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 
4. Củng cố: (5/)
- GV: Hệ thống nội dung bài
5. Hướng dẫn về nhà: (3/)
- Ôn bài làm các bài tập SGK.
- Chuẩn bị tốt thi học kỳ II
Ngày dạy:..
Tiết 10
Sống chan hoà với mọi người
I. Mục tiêu bài học 
 1.Kiến thức : Học sinh hiểu sống chan hoà là gì và ý nghĩa của sống chan hoà.
 2. Kỹ năng: HS rèn kỹ năng sống hoà nhã với mọi người 
 3. Thái độ : HS sống hoà đồng và biết yêu thương mọi người 
II. Chuẩn bị 
 -GV: tham khảo sgv, một số mẩu chuyện về cách sống chan hoà ,gần gũi với mọi người 
- HS: đọc sách , trả lời câu hỏi gựi ý cuối bài ,tìm một số mẩu chuyện về lối sống gần gũi với mọi người 
III. Tiến trình hoạt động trên lớp 
 1. ổn định (1/)
 2. Kiểm tra bài cũ (k)
 3. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1:Giới thiệu bài 
* Hoạt động 2: Truyện đọc 
GV: Hướng dẫn hs đọc truyện( Bác Hồ với mọi người )
GV: gọi hs đọc 
HS: Đọc truyện Bác Hồ với mọi người 
GV: Gọi 1 hs tóm tắt truyện 
GV: Em hãy tìm những sự việc trong câu truyện trên để chứng tỏ Bác Hồ quan tâm tới mọi người ?
GV: Điều đó chứng tỏ Bác là người như thế nào ?
HS: suy nghĩ trả lời câu hỏi 
HS: nhận xét, bổ xung
GV: nhận xét chốt lại 
* Hoạt động 3: Nội dung bài học 
GV: Em hiểu thế nào là sống chan hoà ?
GV: Bác Hồ sống với mọi người như thế nên tình cảm của mọi người với Bác như thế nào ?
HS: suy nghĩ trả lời 
GV: nx, chốt lại
 GV: hãy cho biết sống chan hoà có lợi gì?
HS: suy nghĩ trả lời 
GV: nx , chốt lại 
* Hoạt động 4: Bài tập 
GV: gọi 1 hs đọc bài tập 1 sgk 
GV: Em hãy xác định những hành vi thể hiện đức tính chan hoà trong bài tập 1?
HS: Trả lời 
HS:khác nx, chốt lại
* Hoạt động nhóm nhỏ, ngẫu nhiên
. GV: nêu yêu cầu
-Nhóm: 1,2,3 tìm các hành vi biểu hiện lối sống chan hoà 
-Nhóm : 4,5,6,tìm các hành vi biểu hiện lối sống không chan hoà 
. HS: Thảo luận (5/)
. HS: Trình bày 
. HS: nx , bổ sung 
-GV: nx ,chốt lại 
GV: Để rèn luyện đức tính chan hoà cần phải học tập ntn?
HS: suy nghĩ trả lời
GV: nx, chốt lại 
* Chơi trò chơi, nhóm chơi tình bạn 
. GV: nêu yêu cầu 
-Nhóm 1,2 chơi sắm vai nhữnh biểu hiện về lối sống chan hoà 
-Nhóm 3,4 chơi sắm vai những biểu hiện về lối sống ích kỉ 
. HS: thảo luận ,phân vai lời thoại (7/)
. HS: Lên trình bày 
. HS: nxchéo nhau 
- GV: nx, bổ sung 
GV:ở trường em , và địa phương em đã sống chan hoà chưa? em hãy lấy một số vd biểu hiện cách sống chan hoà đó?
GV: Kể một số hành vi của em biểu thị lối sống chan hoà?
I. Truyện đọc : Bác Hồ với mọi người 
1. Đọc tình huống sgk
2 . Nhận xét 
- Bác tranh thủ thời gian để thăm các đồng bào khó khăn 
- Thăm các cụ già và em nhỏ 
- Bác chơi thể thao cùng các đồng chí cùng cơ quan
- Bác tiếp cụ già trong cả giờ nghỉ trưa
 Bác sống gần gũi chan hoà với mọi người
II. Nội dung bài học 
1. Sống chan hòa: Là sống vui vẻ , hoà hợp với mọi người ,và sẵn sàng tham gia các công việc chung có ích 
2. ý nghĩa : Sống chan hoà sễ được mọi người quí mến ,và giúp đỡ ,góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp 
-Trái với sống chan hoà là những người chỉ biết mình, sống thu hẹp ,ích kỉ 
III. bài tập 
1. đáp án đúng :a,b,c,d,g
2. Hoà mình vào các công việc chung của tập thể 
-không chan hoà : xa lánh không tham gia vào các công việc chung
3. Cần phải chăm lo giúp đỡ mọi người xung quanh 
4. củng cố : (2/)
-Êm đã rèn luyện lối sống chan hoà ntn?
5. Hướng dẫn về nhà (2/)
-HS học kĩ bài 
- Đọc và trả lời câu hỏi gợi ý cuối bài (lịch sự , tế nhị )
- chuẩn các phương tiện chơi trò chơi sắm vai
Ngày dạy:
Tiết 11
Lịch sự, tế nhị
I. Mục tiêu bài học 
 1. Kiến thức:HS hiểu được thế nào là sống lịch sự , tế nhị ,vì sao pải sống lịch sự tế nhị .
 - Rèn luyện cách sống lịch sự tế nhị
 2. Kĩ năng: Rèn cách nói năng , hành động lịch sự ,tế nhị trong giao tiếp 
 3. Thái độ : Biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của mọi người 
II. Chuẩn bị 
 GV: tham khảo SGK, GSV các mẩu chuyện về lịch sự , tế nhị 
 HS: đọc trước SGK trả lời câu hỏi gợi ý cuối bài , tìm các mẩu chuyện về lịch sự tế nhị 
III. Tiến trình hoạt động 
 1. ổn định (1/)
 2. Kiểm tra :(4/)
 ?Hãy cho biết ý nghĩa của cách sống chan hoà ? Và cho biết bản thân em đã rèn luyện cách sống đó như thế nào ?
( Đáp án : Phần 2 , mục nội dung bài học )
 3. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nộidung
* Hoạt động 1:Giới thiệu bài 
* Hoạt động 2: Tình huống 
GV: hướng dẫn hs đọc tình huống sgk
GV: gọi 1hs đọc tình huống sgk 
GV: gọi 1 hs tóm tắt tình huống sgk 
HS: thực hiện yêu cầu của GV
GV: nhận xét cách đọc và cách tóm tắt của hs 
GV: Em đồng ý với cách cư xử của bạn nào ?
GV: nếu em là thầy Hùng em sẽ làm thế nào trong tình huống ấy ?
HS: suy nghĩ ,trả lời 
HS: nx, bổ sung 
GV: nx , bổ sung và chốt lại
* Hoạt động 3: Nội dung bài học 
GV: Em hiểu thế nào là lịch sự ?
GV: Tế nhị là gì ?
GV: Hãy cho biết những hành vi biểu hiện của lịch sự và tế nhị ?
GV: Nêu ý nghĩa của lịch sự tế nhị ?
HS: suy nghĩ , trả lời 
HS: nx, bổ sung
GV: nx, chốt lại 
GV: Em hãy giải thích câu “lời nói chẳng mất tiền mua 
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”?
HS: suy nghĩ, giải thích 
 HS: nx, bổ sung
GV: nx, bổ sung
* Hoạt động4:Bài tập 
GV: Hãy xác định các hành vi thể hiện tính lịch sự tế nhị ở bài tập 1?
HS: xác định 
HS: nx, bổ sung
GV: nx, bổ sung
GV: yêu cầu hs đọc bài tập 4sgk
GV: Em hãy phân tích những hành vi của Quang và tuấn ?
HS: suy nghĩ trả lời 
HS: nx, bổ sung
GV: nx, chốt lại 
* Hoạt động nhóm lớn – ngẫu nhiên
. GV:nêu yêu cầu 
N1+2 Hãy tìm một số hành vi biểu hiện tính lịch sự và tế nhị?
N3+4 Tìm một số hành vi mất lịch sự của hstrong lớp , trong trường ?
 . HS: Hoạt động (5/)
 . HS: trình bày 
 . HS: các nhóm nx chéo nhau
GV:nx,bổ sung , và chốt lại 
GV: Em hãy liên hệ với bản thân em xem em đã thực sự sống có lịch sự tế nhị? 
I. Tình huống 
1. Đọc tình huống sgk 
2. Nhận xét 
- Đồng ý với ý kiến của bạn Tuyết 
- Việc làm của một số hs trong chuyện là việc làm vô lễ , mất lịch sự 
- Việc làm đó đáng lên án 
II. Nội dung bài học 
 1. Lịch sự :Là những cử chỉ , hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với các qui định của xh, thể hiện truyền thống đạo đức.
 2. Tế nhị :Là sự khéo lẽỏư dụng những cử chỉ , ngôn ngữ trong giao tiếp , ứng xử,thể hiện là con người có hiểu biết có văn hoá 
 3. Những hành vi biểu hiện tính lịch sự , tế nhị 
 -Thể hiện ở ngôn ngữ , cử chỉ trong lời nói và trong giao tiếp
 4. ý nghĩa : Lịch sự tế nhị trong giao tiếp thể hiện người có trình độ ,văn hoá và được mọi người yêu quí 
III.Bài tập
 1. Hành vi đúng :a,b,g,h,m
 4. Việc làm của Tuấn sai vì Tuấn hút thuốc là sai nhưng Tuấn không ý thức được lại nói to lên thể hiện sự vô ý thực và mất lịch sự ở nơi công cộng
 Bài 2+3 hs thảo luận 
 4. Củng cố (2/)
 Hãy cho biết ý nghĩa của tính lịch sự, tế nhị?
 5. Hướng dẫn về nhà (2/)
 - HS: học kĩ bài 
 - Vận dụng bài học vào trong cuộc sống 
 -Đọc trước bài 10 tr 23
 - Trả lời câu hỏi gợi ý cuối bài 
Tiết 12
Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể
Và trong hoạt động xã hội
I. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức:HS hiểu được các khái niệm ,tích cực tự giác ,và vì sao phải tích cực tự giác trong mọi hoạt động tập thể.
 2. Kĩ năng: Rèn thói quen tham gia các hoạt động tập thể.
 3. Thái độ : Tự giác tham gia các hoạt động tập thể 
II. Chuẩn bị :
 -GV: tham khảo SGV,SGK,sưu tầm các mẩu chuyện về tính tích cực tự giác thong hoạt động tập thể.
 - HS: đọc bài trả lời câu hỏi gợi ý cuối bài
 +chuẩn bị các đạo cụ để sắm vai 
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
 1. ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ(4/)
Em hãy cho biết vì sao phải sống lịch sự tế nhị?Bản thân em đã thực hiện điều đó như thế nào?(Đáp án phần c mục II tiết 11)
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1. GV giới thiệu bài
* Hoạt động2 .Truyện đọc điều ước (10/)
của Trương Quế Chi
GV: hướng dẫn hs đọc
GV: gọi 3 hs dọc nối tiếp
 - HS:đọc 
GV: gọi hs tóm tắt
GV: qua chuyện trên em thấyTrương Qué Chi có ước mơ gì?
GV: bạn Trương Quế Chi đã làm thế nào để thực hiện được điều đó?
GV: emhọc tập được điều gì ở bạn Quế Chi?
HS: xuy nghĩ trả lời câu hỏi
HS: nx, bổ sung
GV: nx, chốt lại 
* Hoạt động3. Nội dung bài học(12/)
GV: Hãy cho biết tíh cực là gì?
GV: Tự giác là gì ? 
GV :Tại sao mỗi người phải có ước mơ? và phấn đấu cho ước mơ đó?
 GV: Nêu ý nghĩa của việc tích cực tham gia các hoạt động tập thể ? 
HS: suy nghĩ, trả lời
 HS: nx, bổ sung
 GV: nx, chốt lại
GV:Em hãy nêu những tấm gương tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể và xh ở trường em?
GV: Bản thân em đã thực hiện điều đó ntn?
* Hoạt động 4. Bài tập (15/)
GV: gọi hs làm các bài tập SGK
 HS : Làm 
HS: nx, bổ sung 
GV: nx, bổ sung
* chơi trò chơi tiếp sức ,nhóm lớn tình bạn
 . GV: nêu yêu cầu 
Mỗi nhóm 3hs lần lượt các hs lên viết các biểu hiện của việc tích cực tham gia các hoạt động xh, và tập thể?
 .HS: chuẩn bị (2/)
 .HS: lên thể hiện trong (3/)
 . GV, cùng hs: nx,chữa
I. Truyện đọc :Điều ước của Trương Quế Chi
- Mơ ước được trở thành con ngoan trò giỏi
-Quế Chi thực hiện
 +Rủ các bạn viết thơ, văn
 +Dịch truyện từ tiếng Pháp ra tiếng việt 
 + Vẽ tranh gửi dự thi
 + Rủ các bạn tổ chức nhóm hát bằng tiếng Pháp
 + tham gia các câu lạc bộ thơ ,câu lạc bộ nói tiếng Pháp 
 +đưa em đi học
II. Nội dung bài học
 1. Tích cực: Là luôn cố gắng ,vượt khó, kiên trì học tập , làm việc và rèn luyện.
 2. Tự giác :Là chủ động làm việc, học tập không cần ai nhắc nhở giám sát 
 3. Mỗi người cần phaỉ có mơ ước ,và quyết tâm thực hiện để đạt được ước mơ đó 
 4. ý nghĩa: Tích cực tham gia các hoạt động tập thể sẽ giúp ta mở rộng hiểu biết , góp phần xây dựng mối quan hệ tập thể thân ái
III. bài tập 
 A. Các biểu hiệntích cực tham gia các hoạt động tập thể ,xh
 1 ,2,3,4,5,6,7,8,10,12,
 B. Bạn Tuấn có tinh thần tập thể, còn Phương thì ích kỉ ,chỉ nghĩ đến bản thân
 4. Củng cố (2/)
 Cho biết ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động ,xh ,và tập thể 
 5. Hướng dẫn về nhà (2/)
 HS học kĩ bài 
 Vận dụng những vấn đề đã học vào trong cuộc sống
 Đọc bài ( mục đích học tâp của hs)
 Chuẩn bị các đạo cụ để sắm vai 

Tài liệu đính kèm:

  • doccong dan 6.doc