Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 31 - Bài 6: Mặt phẳng toạ độ (tiếp theo)

Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 31 - Bài 6: Mặt phẳng toạ độ (tiếp theo)

 HS nắm được : - Sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng.

- Biết vẽ hệ trục toạ độ, khái niệm mặt phẳng toạ độ.

- Biết xác định một điểm khi biết toạ độ .

- Biết xác dịnh toạ độ của một điểm cho trước.

- Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn.

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 31 - Bài 6: Mặt phẳng toạ độ (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 18/12/2006
Tiết 31 Đ 6 Mặt phẳng toạ độ
Mục tiêu : 
 HS nắm được : - Sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng.
Biết vẽ hệ trục toạ độ, khái niệm mặt phẳng toạ độ.
Biết xác định một điểm khi biết toạ độ .
Biết xác dịnh toạ độ của một điểm cho trước.
Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn.
Hoạt động dạy học :
Bài cũ :
HS 1: Biểu diễn các số sau trên trục số: -1 ; ; 5 ;7.
HS 2: Em hãy cho biết số ghế của chiếc vé xem chiếu bóng có mấy chỉ số?
II. Dạy bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
GV - Đặt vấn đề : “ Làm thế nào để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng”
HS - Đọc ví dụ1 sgk.
? Muốn xác định vị trí địa lí ta cần biết cái gì?
Muốn xác định chỗ ngồi trong rạp ta dựa vào đâu?
GV – Có thể dùng :bàn cờ , bản đồ địa lí để cho HS xác định vị trí của quân cờ, toạ độ địa lí của một số điểm trên bản đồ.
 Trong toán muốn xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng ta phải dùng một cặp số ( gồm hai số thực)
Làm thế nào để có cặp số đó?
HS - Vẽ hai trục số vuông góc với nhau tại O .
Ta gọi đó là một hệ trục toạ độ.
GV – giới thiệu 
1. Đặt vấn đề:
Ví dụ 1:
Mỗi điểm trên bản đồ địa lí được xác định bởi một cặp gồm hai số là kinh độ và vĩ độ.
 Cà Mau 104040’ Đ
 8030’ B
Kinh độ viết trước , vĩ độ viết sau.
Ví dụ 2: 
Vé xem chiếu bóng ( vé tàu, vé xe)
 Số ghế : H1
Cặp gồm một chữ và một số xác định được chỗ ngồi của người có tấm vé này.
2. Mặt phẳng toạ độ:
 y
3
2
1
 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 x
-1
-2
-3
O x và Oy vuông góc
•
với nhau tại O
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
Ta có hệ trục
toạ độ Oxy •
- Các trục Ox ,Oy là các trục toạ độ.
HS - Đọc sách giáo khoa.
HS – Thực hiện ?1 sgk.
Chú ý : Hoành độ luôn viết trước , tung độ luôn viết sau.
GV – Hướng dẫn HS tìm điểm P và Q khi biết toạ độ của nó và ngược lại tìm toạ độ của điểm cho trước trong mặt phẳng toạ độ.
III. Củng cố: 
HS làm bài tập 32, 33 sgk 
- Ox là trục hoành ,Oy là trục tung.
- Điểm O là gốc toạ độ.
- Mặt phẳng có hệ trục Oxy là mặt phẳng toạ độ.
Chú ý: Các đơn vị độ dài trên hai trục toạ độ được chọ bằng nhau.
3. Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ.
 y
3
2
1
 -3 -2 -1 0 1 1,5 2 3 4 x
-1
-2
-3
•P
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
?1 Cặp số (1,5 ; 3) là toạ độ của P
 1,5 là hoành độ, 3 là tung độ.
Chú ý : cặp số (2;3) khác cặp số (3;2) vì hai cặp số này xác định hai điểm phân biệt trong mặt phẳng toạ độ.
?2 Điểm O có toạ độ (0;0).
Trong mặt phẳng toạ độ :
+ Mỗi điểm M xác định một cặp số(x0;y0) và ngược lại mỗi cặp số (x0;y0) xác định một điểm M
+ Điểm M có toạ độ (x0;y0) kí hiệu M(x0;y0)
IV .Hướng dẫn học ở nhà :
Chú ý vẽ cẩn thận 
Hoành độ viết trước , tung độ viết sau.
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 31.doc