Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 32: Luyện tập (Tiết 1)

Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 32: Luyện tập (Tiết 1)

- HS có kĩ năng thành thạo vẽ hệ trục toạ độ, xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó, biết tìm toạ độ của một điểm cho trước.

I. Chuẩn bị

GV: Bảng phụ, thước kẻ, phấn màu

HS: Phiếu học tập, thước kẻ.

II. Tiến trình dạy học

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 32: Luyện tập (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32 	LUYỆN TẬP
Mục tiêu 
HS có kĩ năng thành thạo vẽ hệ trục toạ độ, xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó, biết tìm toạ độ của một điểm cho trước.
Chuẩn bị 
GV: Bảng phụ, thước kẻ, phấn màu
HS: Phiếu học tập, thước kẻ. 
Tiến trình dạy học
1\ Ổn định lớp:
2\ Kiểm tra bài cũ:
 Sửa bài 35-68(SGK).(hình vẽ trên bảng phụ)
HS1:Tìm toạ độ các đỉnh của hình chữ nhật ABCD.
- Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng bao nhiêu?
HS2:Tìm toạ độ các đỉnh của hình tam giác PQR.
 Xác định điểm M(0;2); N(0;-3)
 -Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng bao nhiêu? 
-GV hướng dẫn lại cách tìm toạ độ của một điểm và chú ý: mọi điểm trên trục hoành coa tung độ bằng 0, mọi điểm trên trục tung co hòanh độ bằng 0.
HS1: Toạ độ của các đỉnh của hcn ABCD:
 A(0,5;2); B(2;2); C(2;0); D(0,5;0)
 - Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng 0
HS2: Toạ độ các đỉnh của hình tam giác PQR:
 P(-3;3); Q(-1;1); R(-3;1)
 - Xác định điểm M và N trên hệ trục toạ độ.
 - Một điểm bất kì trên trục tung có hoành đo bằng 0.
3\ Luyện tập:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* HOẠT ĐỘNG 1 : LUYỆN TẬP 
Bài 36-68 (SGK)
HS lên bảng làm bài
Bài 37-69 (SGK)
1 HS lên bảng làm câu a
1 HS lên làm câu b
-Nối các điểm đó lại và nêu nhận xét.
(Bài học hôm sau ta sẽ nghiên cứu kĩ hơn)
Bài 38-68 (SGK)
HS làm theo nhóm
(GV hướng dẫn HS vẽ các đường vuông góc từ các điểm đến các trục chiều cao và tuổi.
Bài 50-51(SBT)
Vẽ một hệ trục toạ độ và đường phân giác của các góc phần tư thứ I,II
HS lên bảng vẽ và lấy điểm A có hoành độ là 2 trên đường phân giác đó và trả lờiỏTên đường phân giác đó. GV cho HS lấy thêm điểm B có hoành độ là 3 và điểm C có tung độ là -2. Tìm tung độ của B và hoành độ của C à trả lời câu b
* GV cho HS đọc phần “Có thể em chưa biết” 
GV giải thích vị trí mỗi ô trong bàn cờ. Đọc hàng ngang (chữ) trước và hàng dọc (số) sau.
Gọi HS đọc vị trí của con mã trong bàn cờ
Cho Hs đọc thêm một vài vị trí trong bàn cờ
Bài 36-68 (SGK)
Tứ giác ABCD là hình vuông
Bài 37-69(SGK)
a) các cặp giá trị tương ứng (x,y)
 (0;0); (1;2); (2;4); (3;6); (4;8)
b) Năm điểm thẳng hàng 
Bài 38-68(SGK)
Đào cao nhất (15dm=1,5m)
Hồng ít tuổi nhất (11tuổi)
Hồng cao hơn Liên và Liên nhiều tuổi hơn Hồng
Bài 50-51(SBT)
a) HS lấy A có hoành độ là 2 thì tung độ cũng bằng 2
b) HS lấy thêm điểm B, C và trả lời: Mỗi điểm bất kì nằm trên đường phân giác này đều có tung độ và hoành độ bằng nhau.
HS đọc bài theo dõi và trả lời:
Vị trí hiện tại của con mã trong bàn cờ là c3
 4\ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
Ôn lại bài.
Làm bt 47, 48, 49/51 (SBT).
Xem trước bài “ Đồ thị của hàm số y = ax (a≠0)”
IV\ Rút kinh nghiệm:................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 32.doc