1. Kiến thức: HS làm quen với bảng số liệu thống kê ban đầu, biết xác định và diễn tả dấu hiệu điều tra, hiểu được các cụm từ "số các giá trị của dấu hiệu" và "số các giá trị khác nhau của dấu hiệu", làm quen với tần số của 1 giá trị.
2. Kỹ năng: Biết các kí hiệu đối với 1 dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của 1 giá trị, biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được khi điều tra.
3. Thái độ: Thấy được ý nghĩa của thống kê trong đời sống
Tiết 42 THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ - TẦN SỐ Ngày soạn: 10 / 01/2009 Ngày dạy. A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS làm quen với bảng số liệu thống kê ban đầu, biết xác định và diễn tả dấu hiệu điều tra, hiểu được các cụm từ "số các giá trị của dấu hiệu" và "số các giá trị khác nhau của dấu hiệu", làm quen với tần số của 1 giá trị. 2. Kỹ năng: Biết các kí hiệu đối với 1 dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của 1 giá trị, biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được khi điều tra. 3. Thái độ: Thấy được ý nghĩa của thống kê trong đời sống B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị: 1)Thầy: Bảng phụ: 2) Trò:. Đọc trước bài mới. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: (1phút) Lớp 7C:Vắng.. Lớp 7D: Vắng:. II. Bài củ: Không kiểm tra. III. Bài mới: 1. ĐVĐ: (3phút) GV giới thiệu chương (Cho HS đọc phần giới thiệu về thống kê trang 4 SGK) 2. Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1( 22phút): G1-1: treo bảng phụ (bảng 1 SGK) H1-1 quan sát. G1-2: việc làm trên cảu người điều tra là thu thập số liệu về vấn đề được quan tâm. Các số liệu trên được ghi trong một bảng gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu. G1-3: Dựa vào bảng SLTKBĐ cho biết bảng có mấy cột ? Nội dung mỗi cột là gì ? H1-2: Cột 1 ghi STT Cột 2 ghi lớp Cột 3 ghi số cây. G1-4 cho HS thực hang ghi điểm của tất cả các bạn trong tổ mình qua bài kiểm tra Toán HK I. H1-3: hoạt động nhóm. G1-5: cho 2 HS làm ?2 G1-6: giới thiệu dấu hiệu. - Dấu hiệu X ở bảng 1 là gì ? H1-4: số cây trồng được của mỗi lớp. G1-7: cho HS làm ?3 H1-5: Có 20 giá trị điều tra. G1-8: nhìn vào bảng 1, cho biết số cấy trồng được của lớp 7B, 8C ? H1-6: 7B: 28 cây 8C: 35 cây G1-9 giới thiệu giá trị của dấu hiệu. G1-10 cho HS làm ?4 H1-7: Có 20 giá trị và đọc.... G1-11: Các giá trị đó có khác nhau không ? H1-8: Có khác nhau. G1-12 cho HS làm ?5 H1-9: Có 4 số khác nhau: 28, 30, 35, 50. G1-13 cho HS làm ?6 H1-10:... Hoạt động 2(9phút): G2-1 giới thiệu tần số. Vậy tần số là gì ? H2-1: à G2-2 lưu ý HS phân biệt các kí hiệu x, X, n, N. G2-3: cho HS làm ?7 H2-2: Giá trị (x) 28, 30, 35, 50 Tần số (n) 2, 8, 7, 3 G2-4: Vậy muốn tìm tần số của mỗi giá trị ta làm ntn ? H2-3: Tìm các số khác nhau và viết từ nhỏ đến lớn. Tìm tần số bằng cách đếm. G2-5: Kiểm tra xem tần số đúng hay không bằng cách so sánh tổng tần số với tổng đơn vị điều tra. 1. Thu thập số liệu, bảng thống kê số liệu ban đầu: Ví dụ: Bảng 1 SGK điều tra về số cây trồng được của một lớp. 2. Dấu hiệu: a. Dấu hiệu, đơn vị điều tra: - Hiện tượng mà người điều tra quan tâm là dấu hiệu. + Kí hiệu: X, Y, ... - Mỗi lớp là một giá trị điều tra. b. Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu: - Ứng với 1 giá trị điều tra là 1 số liệu gọi là giá trị của dấu hiệu. - Số các giá trị của dấu hiệu: ... Ký hiệu là: N 3. Tần số của mỗi giá trị: - Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu gọi là tần số cảu dấu hiệu đó. - Giá trị của dấu hiệu là x, tần số của giá trị là n. * Chú ý: SGK IV. Cũng cố: (5phút) BT 1, 2 SGK V. Dặn dò: - Học thuộc phần đóng khung SGK. - BT 3, 4 SGK và BT 1, 2 SBT. HD: Bài 3 tương tự bài 2. bảng 4 tương tự bài 3, cần xét bảng 7 xem có gì khác so với cá bảng khác. -Tiết sau luyện tập. Rút kinh nghiệm. .
Tài liệu đính kèm: