Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 49: Ôn tập chương III (tiết 2)

Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 49: Ôn tập chương III (tiết 2)

- Hệ thống lại trình tự phát triển các kiến thức và kỹ năng cần thiết trong chương.

B. CHUẨN BỊ :

* Giáo viên : SGK, bảng phụ.

* Học sinh : SGK.

 

doc 23 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 49: Ôn tập chương III (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 49 	 	 	 ÔN TẬP CHƯƠNG III
A. MỤC TIÊU :
- Hệ thống lại trình tự phát triển các kiến thức và kỹ năng cần thiết trong chương.
B. CHUẨN BỊ :
* Giáo viên 	: SGK, bảng phụ.
* Học sinh 	: SGK.
C. TIẾN TRÌNH BÀI :
* Phương pháp : Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi SGK và cuối cùng chốt lại những vấn đề chính trong chương cần nắm là :
Điều tra về một dấu hiệu
 Thu thập số liệu thống kê, tần số 
­ Dấu hiệu	­ Xác định dấu hiệu
­ Giá trị dấu hiệu	­ Lập bảng số liệu ban đầu.
­ Tần số	­ Tìm các giá trị khác nhau trong 
 dãy giá trị 
	­ Tìm tần số của mỗi giá trị.
 Bảng “ Tần số ”
­ Cấu tạo của bảng tần số 	­ Lập bảng tần số.
­ Tiện lợi của bảng tần số 	­ Nhận xét từ bảng tần số.
so với bảng số liệu ban dầu
 Biểu đồ 
­ Ý nghĩa của biểu đồ :	­ Vẽ biểu đồ đoạn thẳng
	­ Nhận xét từ biểu đồ.
 Số trung bình cộng, mốt của dấu hiệu 
­ Công thứ c tính số trung bình cộng	­ Tính số trung bình cộng theo 
 công thức từ bảng
­ Ý nghĩa của số trung bình cộng	
­ Ý nghĩa mốt của dấu hiệu	­ Tìm mốt của dấu hiệu.
Vai trò thống kê trong đời sống 
* Bài tập : 
Giải BT 20 : SGK với các câu hỏi :
1/ Dấu hiệu.
2/ Có bao nhiêu giá trị khác nhau trong dãy giá trị của dấu hiệu đó.
3/ Viết các giá trị khác nhau của dấu hiệu.
4/ Lập bảng “ Tần số” và rút ra một số nhận xét.
5/ Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
6/ Tìm số trung bình cộng.
7/ Tìm mốt của dấu hiệu.
Bảng tần số của bảng 28 là :
Năng suất (x)	20	25	30	35	40	45	50	
Tần số (n)	1	3	7	9	6	4	1	N = 31
 = 35 tạ/ha
- Các câu còn lại học sinh tự trả lời.
* Dặn dò : 
- Tiết sau : “ Kiểm tra”
- Xem lại các bài tập đã giải..
Tiết 50 	 	 KIỂM TRA
A. MỤC TIÊU :
Kiểm tra các kiến thức cơ bản về thống kế toán học.
B. CHUẨN BỊ :
* Giáo viên 	: Đề kiểm tra.
* Học sinh 	: Bút + Đồ dùng học tập.
C. KIỂM TRA :
- Phát đề.
- Học sinh làm bài.
- Thu bài.
- Nhận xét.
* Dặn dò : 
*Xem bài “ Khái niệm biểu thức đại số”
	? Thế nào là biểu thức ? ví dụ.
	? Thế nào là biểu thức đại số ? Cho ví dụ.
CHƯƠNG III BIỂU THỨC ĐẠI SỐ 
NS: 25/02 	 
 Tiết 51 KHÁI NIỆM BIỂU THỨC ĐẠI SỐ 
A. MỤC TIÊU :
- Học sinh hiểu khái niệm về biểu thức đại số.
- Tự tìm được ví dụ về biểu thức đại số.
- Rèn luyện kỹ năng viết biểu thức đại số tránh phát biểu bằng lời.
B. CHUẨN BỊ :
* Giáo viên * Học sinh	: SGK.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1- Kiểm tra bài cũ : Cho vài ví dụ về viểu thức đại số.
2- Bài mới : 
* Đặt vấn đề : Nhìn vào bài cũ em nào có thể định nghĩa biểu thức là gì ? Vậy thế nào là biểu thức đại số ---> bài mới.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ghi bảng
Lấy lại phần bài cũ.
Giải ?1
1. Nhắc lại về biểu thức :
Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính ( Cộng, Trừ, Nhân, Chia, Nâng lên lũy thừa ) làm thành một biểu thức 
Ví du : (sgk)
- Nêu ví dụ :
- GV giới thiệu
- Hãy tính chu vi hình chữ nhật khi a = 6.
Giáo viên giới thiệu biểu thức trên gọi là biểu thức đại số.
Vậy thế nào là biểu thức đại số ?
Giáo viên nêu 2 chú ý nhắc nhở học sinh.
Học sinh viết.
Học sinh tính.
Giải ?2
Học sinh trả lời.
Cho ví dụ.
Giải ?3
2. K/n về biểu thức đại số :
Viết biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có hai cạnh lên tiếp bằng 5(cm) và a(cm)
+ 2.(5 + a)
- Trong biểu thức trên người ta dùng chữ a để viết thay cho một số nào đó.
Ví dụ : Khi a = 6 thì chu vi hình chữ nhật bằng 2.(5+6)
* Khái niệm : Biểu thức đại số là biểu thức mà trong đó ngoài các số, các kí hiệu phép toán +, -, x, :, nâng lên lũy thừa còn có cả các chữ.
* Chú ý : Sgk
3- Củng cố :
Giải các bài tập 1, 2, 3, 4 : SGK.
4- Dặn dò : 
* BTVN : BT5: SGK + SBT.
* Đọc : “ Có thể em chưa biết”
* Tiết sau : “ Giá trị của một biểu thức đại số ”
	? Xem các ví dụ.
	? Cách tính giá trị của một biểu thức đại số.
	? Giải ?1, ?2.
NS: 27/02 
Tiết 52: 	 GIÁ TRỊ CỦA MỘT BIỂU THỨC ĐẠI SỐ 
A. MỤC TIÊU :
- Học sinh nắm được quy tắc tính giá trị của một biểu thức đại số.
- Rèn luyện kỹ năng trình bày lời giải của loại toán này.
B. CHUẨN BỊ :
* Giáo viên 	: SGK.
* Học sinh 	: SGK.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1- Kiểm tra bài cũ :
+ HS1 : Thế nào là một biểu thức ? Cho ví dụ ?
Thế nào là một biểu thức đại số ? Cho ví dụ ?
- Viết công thức biểu thị tổng của 3n và m.
+ HS2 : Thế nào là một biểu thức đại số ? 
Giải BT5 : SGK.
2- Bài mới : 
* Đặt vấn đề : Giáo viên chỉ vào bài cũ ta đã biết 3n + m là một biểu thức đại số. Vậy nếu n = -1, m = 2 thì biểu thức trên bằng bao nhiêu ? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta học bài mới .....
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ghi bảng
- Giải quyết vấn đề đặt ra.
- Em nào có thể nêu các bước giải.
- Giáo viên trình bày mẫu.
- Cho ví dụ biểu thức đại số một biến. Tính giá trị của biểu thức đó tại các giá trị khác nhau của biến.
Qua 2 ví dụ trên vậy để tính giá trị của một biểu thức tại những 
Học sinh trả lời 
Học sinh cho
Học sinh lên bảng.
Học sinh trả lời.
1. Giá trị của một biểu thức đại số :
a) Ví dụ1 : Sgk.
Cho 3n + m
Thay n = -1, m = 2 vào biểu thức đã cho ta được :
3.(-1) + 2 = -1
Ta nói -1 là giá trị của biểu thức trên tại n = -1, m =2 hay tại n = -1, m = 2 thì giá trị của biểu thức trên là -1.
b) Ví dụ 2: 
 Học sinh làm.
c) Quy tắc : Sgk.
giá trị cho trước của các biến ta làm gì ? 
Áp dụng
- Giải thưởng toán học Việt Nam (Dành cho giáo viên và học sinh phổ thông ) mang tên nhà toán học nổi tiếng nào ? 
Hãy tính giá trị của biểu thức sau tại x = 3, y = 4, z = 5 rồi viết các chữ tương ứng với các số tìm được vào các ô trống dưới đây, em sẽ trả lời được câu hỏi trên.
Giải ?1, ?2
Học nhóm.
2. Áp dụng : 
Học sinh làm ?1, ?2
3. Củng cố bằng trò chơi giải ô chữ :
N . x2	Ê . 2z2 + 1
T . y2	H . x2 + y2
Ă . (xy + z)	V . z2 -1
L . x2 - y2 	I . Chu vi hình chữ nhật có 2 cạnh y, z.
M . Cạnh huyền của tam giác vuông có 2 cạnh góc vuông x, y
 51 85 16 18 5
L
Ê
V
Ă
N
T
H
I
Ê
M
 -7 24 9 25 51
4- Dặn dò : 
* BTVN : 7, 8, 9 : SGK + SBT.
* Đọc : “ Có thể em chưa biết ” 
* Tiết sau : “ Đơn thức”
? Khái niệm đơn thức ? Cho ví dụ.
? Khái niệm đơn thức thu gọn ? Cho ví dụ.
? Bậc của đơn thức ? Cho ví dụ.
? Cách nhân 2 đơn thức.
? Cách thu gọn đơn thức.
NS: 04/03 
Tiết 53 	 ĐƠN THỨC
A. MỤC TIÊU :
- Học sinh nắm được các định nghĩa : Đơn thức, đơn thức thu gọn, bậc của đơn thức.
- Nhận biết đơn thức, đơn thức thu gọn, phân biệt được phần hệ số, phần biến của đơn thức.
- Biết nhân 2 đơn thức, biết cách viết một đơn thức thành đơn thức thu gọn.
B. CHUẨN BỊ :
* Giáo viên 	: SGK, bảng phụ.
* Học sinh 	: SGK,bảng con.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1- Kiểm tra bài cũ :
+ HS1 : Nêu khái niệm biểu thức đại số ? Cho ví dụ.
+ 3 biểu thức đại số chỉ có phép nhân, lũy thừa thực hiện trên biến số.
+ 3 biểu thức đại số về cộng, trừ, ....
+ HS2 : Nêu quy tắc nhân 2 luỹ thừa cùng cơ số.
Viết biểu thức sau dưới dạng lũy thừa. ( ).()
2- Bài mới : 
* Đặt vấn đề : Nhìn vào các biểu thức nhóm 1 của bài cũ giáo viên giới thiệu đây là các đơn thức còn các biểu thức đại số ở nhóm 2 không phải là các đơn thức. Vậy đơn thức là gì ? và để hiểu rõ hơn các vấn đề về đơn thức ta học bài mới
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ghi bảng
- Lấy phần bảng bài cũ.
- Giáo viên giới thiệu.
- Số -3 có phải là đơn thức không? Vì sao ?
- y có phải là đơn thức không ?
Vậy đơn thức là gì ?
Trong các biểu thức sau biểu thức nào là đơn thức ?
a) ( 5 - x)x2 b) -x2yxy
c) -5 d) + x2y
e) 9x2yz f) 15,5 
 h) 1 - x3
Phải vì -3 = -3x0y0 ...
Phải vì y = 1.y1
- Cho ví dụ về đơn thức, không phải là đơn thức.
Học sinh trả lời trên bảng con.
1. Đơn thức :
a) Xét các biểu thức đại số :
i) - 4xy2; 2x2( -).y2x; 10xyzt2
ii) 10x + y; 5( x - y2)
- Các biểu thức ở i) là các đơn thức.
- Các biểu thức ở ii) không phải là đơn thức.
b) Khái niệm : Sgk.
c) Ví dụ : ( Học sinh cho )
* Chú y : Số 0 là đơn thức 0
Trong các đơn thức trên thì đơn thức nào được gọi là đơn thức thu gọn, đơn thức nào là chưa thu gọn
Em có nhận xét gì về số lần có mặt của từng biến trong biểu thức trên và các biến được viết dưới dạng nào ?
- Vậy thế nào là một đơn thức thu gọn.
- Trong các đơn thức trên đơn thức nào là đơn thức thu gọn, đơn thức nào là đơn thức chưa thu gọn
- Hãy cho ví dụ về đơn thức thu gọn và đơn thức chưa thu gọn. Cho biết hệ số và phần biến.
Giáo viên giới thiệu ý 2 của Sgk
- 1 lần.
- Luỹ thừa 
- Học sinh trả lời trên bảng con
Giải thích vì sao -5 là đơn thức thu gọn 
2. Đơn thức thu gọn :
a) xét đơn thức -4xy2
Trong đơn thức trên các biến x, y có mặt một lần dưới dạng một lũy thừa với số mũ nguyên dương.
Ta nói : -4xy2 là đơn thức thu gọn.
- 4 : Hệ số 
xy2 : là phần biến 
b) Khái niệm : Sgk.
c) Ví du : Học sinh cho 
d) Chú ý :
- Ta coi 1 là số đơn thức thu gọn.
Bây giờ ta xét thêm một vấn đề về đơn thức nữa đó là bậc của một đơn thức.
- Biến x có số mũ ? biến y ?, biến z ?. Tổng số mũ của các biến ? Giáo viên giới thiệu bậc .....
Vậy bậc của đơn thức là gì ? 
- 5 có bậc ?
Giáo viên giới thiệu quy ướt
Tìn bậc của các đơn thức ở BT1
* Chú ý : Muốn tìm bậc của một đơn thức thì trước hết ta sẽ làm gì 
Cho ví dụ về 1 đơn thức thu gọn.
3. Bậc của một đơn thức :
a) Xét đơn thức 5x2yz3 
Ta thấy tổng số mũ của các biến là 2 + 1 + 3 = 6
Ta nói 6 là bậc của đơn thức 5x2yz3.
b) Định nghĩa : Sgk
c) Chú ý :
- Số thực khác 0 là đơn thức bậc 0
* Quy ướt : Số 0 là đơn thức không có bậc.
Quay lại bài cũ giáo viên giới thiệu tương tự như bài tập này em hãy nhân 2 đơn thức 
3x2y và -8xy2z
Vậy muốn nhân 2 hay nhiều đơn thức ta làm thế nào ?
Hãy viết các đơn thức chưa thu gọn thành dạng thu gọn BT1
Học sinh làm
Giải ?3
4. Nhân 2 đôn thức :
a) Ví dụ :
(3x2y).(-8x3y2z)
= 3.(-8).x2.x3.y.y2.z
= -24x5y3z
b) Quy tắc :
+ Nhân các hệ số.
+ Nhân các phần biến.
c) Chú ý : Mỗi đơn thức đều có thể viết thành một đơn thức thu gọn.
3- Củng cố : 
4- Dặn dò : 
* BTVN : 12, 13, 14 : SGK + SBT.
* Tiết sau : “ Đơn thức đồng dạng”
* Hướng dẫn :
BT14 : Có rất nhiều biểu thức mỗi em viết 5 biểu thức.
NS: 06/03 
Tiết 54 	 	 ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG 
A. MỤC TIÊU :
- Học sinh hiểu được khái niệm đơn thức đồng dạng, quy tác cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
- Có kỹ năng cộng, trừ các đơn thức đồng dạng, phát hiện nhanh những đơn thức nào là đồng dạng với nhau, những đơn thức nào không đồng dạng.
B. CHUẨN BỊ :
* Giáo viên 	: SGK.
* Học sinh 	: SGK.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1- Kiểm tra bài cũ :
+ HS1 : Nêu khái niệm đơn thức ? Cho ví dụ. Đơn thức đó thu gọn chưa ? Vậy thế nào là đơn thức thu gọn ( nếu chưa thì thu gọn ) cho biết hệ số, phần biến và bậc của đơn thức trên.
+ HS2 : Quy tắc nhân các đơn thức ? Giải BT13 : SGK.
2- Bài mới : 
* Đặt vấn đề : Viết 3 đơn thức có phần biến giống đơn thức 3x2yz và 3 đơn thức có phần biến khác đơn thức trên. Giáo viên giới thiệu nhóm 1 là các đơn thức đồng dạng, nhóm 2 là các đơn thức không đồng dạng. Vậy để hiểu rõ hơn các vấn đề về đơn thức đồng dạng ta cùng học bài mới --> bài mới.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ghi bảng
Từ bài cũ
- Giáo viên giới thiệu
- Nhận xét các hệ số.
- Thế nào là đơn thức đồng dạng ?
- Các số -5, 7, có phải là những đơn thức đồng 
dạng không ? Vì sao ?
- Từ bài cũ (BT2) tương tự hãy tính.
khác 0
Học sinh nêu.
Học sinh trả lời.
Giải ?2
1. Đơn thức đồng dạng :
a) Xét các đơn thức :
i) -x2yz; x2yz; x2yz
ii) x2y; 5xy2z; -xy2z2t
+ Các đơn thức ở nhóm i gọi là những đơn thức đồng dạng.
+ Các đơn thức ở nhóm ii gọi là những đơn thức không đồng dạng
b) Khái niệm : Sgk.
c) Ví dụ : Học sinh cho.
d) Chú ý : Các số thực khác 0 gọi là những đơn thức đồng dạng.
- Nêu quy tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng ?
Học nhóm.
Giải ?3
Thi viết nhanh các đơn thức đồng dạng.
2. Cộng trừ các đơn thức đồng dạng :
a) Ví dụ : 
i) 2x2y + x2y = (2+1)x2y = 3x2y
ii) 3xy2 - 7xy2 = -4xy2
b) Quy tắc : Sgk.
3- Củng cố : 
1/ Xếp các đơn thức sau thành từng nhóm các đơn thức đồng dạng :
x2y; xy2; -x2y; -2xy2; x2y; xy2; -x2y; xy.
2/ Tìm tổng của 3 đơn thức : 25xy2 + 55xy2 + 75xy2 = ?
3/ Giải ô chữ : Tên của tác giả cuốn sách Đại việt sử kí dưới thời vua Trần Nhân Tông được đặt cho một đường phố thủ đô Hà Nội là LÊ VĂN HƯU
BT 18/35
4- Dặn dò : 
* BTVN : 17, 19 --> 23.
* Tiết sau : “ Luyện tập”
NS:11/03 
Tiết 55 	 	 LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU :
-Củng cố các kiến thức về đơn thức, đơn thức đồng dạng.
- Rèn luyện kỹ năng tìm bậc, hệ số, phần biến của đơn thức, cộng, trừ, nhân, chia đơn thức đồng dạng.
- Rèn luyện tính linh hoạt khi giải bài tập.
B. CHUẨN BỊ :
* Giáo viên 	: SGK, bảng phụ.
*Học sinh 	: SKG.
C. TIẾN TRÌNH LUYỆN TẬP :
1- Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15’
1/ Tìm 5 ví dụ về các đơn thức đồng dạng với xy
2/ Tính :
a) 3x2y + (-5x2y) - 2x2y ; b) -x2y . (-x2y4 )
3/ Tìm hệ số phần biến và bậc của các đơn thức tính được ở BT2.
2- Luyện tập : 
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ghi bảng
1. Tính giá trị của biểu thức sau tại x = 1, y = -1
a) x5y - x2y + x5y
b) 16x2y5 - 2x2y5 - x2y5
c) xy + xy + ( -xy )
d) 3x2y + (-5x2y) - x2y
e) 9x3y2 - x3y2 - 7x3y2
f) xy3 - xy3 + 2xy3
2/ Điền các đơn thức thích hợp vào ô trống :
a) 3x2y + = 5x2y
b) - 2x2 = -7x2
c) + + = x5 
3/ Tính các đơn thức sau rồi tìm bậc, hệ số, phần biến của đơn thức nhận được 
a) x4y2 và xy
b) -x2y và -xy4
c) 3x2; -y2t2 và - xy
d) x2y; 9xy và -4xy2z
Học nhóm : Mỗi câu một nhóm.
Dùng bảng con
Học sinh tính và trả lời.
a) = x5y3
+ là hệ số.
+ x5y3 là phần biến.
+ Bậc của đơn thức x5y3 là 8
Các câu còn lại tương tự.
3- Củng cố :
- Các quy tắc cộng, trừ, nhân đơn thức
- Cách tìm bậc, hệ số, phần biến của đơn thức
4- Dặn dò : 
* Xem lại các bài tập đã giải.
* BTVN : ở SBT..
* Tiết sau : “ Đa thức”
	? Định nghĩa đa thức ? Cho ví dụ 
	? Đa thức thu gọn ? Cho ví dụ.
	? Bậc của đa thức ? Cho ví dụ.
NS:13/03/06 
Tiết 56 	 ĐA THỨC
A. MỤC TIÊU :
- Học sinh hiểu các định nghĩa Đa thức, đa thức thu gọn, bậc của đa thức.
- Rèn luyện kỹ năng thu gọn đa thức, tìm bậc đa thức.
- Rèn luyện tính chính xác, cẩn thận khi làm bài.
B. CHUẨN BỊ :
* Giáo viên 	: SGK.
* Học sinh 	: SGK.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1- Kiểm tra bài cũ :
+ HS1 : Thế nào là đơn thức ? Cho ví dụ.; Cho ví dụ về biểu thức đại số không phải là đơn thức 
2- Bài mới : 
* Đặt vấn đề : Từ những biểu thức không phải là đơn thức Giáo viên giới thiệu đó là những đa thức. Vậy đa thức là gì ? 
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ghi bảng
Lấy lại phần bài cũ.
Giáo viên thông báo
Vậy đa thức là gì ? 
Giáo viên giới thiệu thuật ngữ hạng tử 
5xy2 có phải là đơn thức không? Vì sao ?
Giáo viên thêm các hạng tử đồng dạng vào
Len bảng lập biểu thức
Nêu K/n đa thức
Cho ví dụ về đa thúc và chỉ rõ các hạng tử 
Học sinh nêu nhận xét
1. Đa thức :
a) Học sinh cho
b) Học sinh cho
c) Biểu thức biểu thị diện tích của hình tạo bởi một tam giác vuông và hai hình vuông dựng kề phía ngoài trên 2 cạnh góc vuông x, y của tam giác đó.
Các ví dụ trên là những đa thức
 b) Khái niệm : Sgk
 c) Ví du : Học sinh cho
 d) Chú y : Mỗi đơn thức là một đa thức 
- Cộng, trừ, các đơn thức đồng dạng đó.
- GV giới thiệu đa thức thu gọn
- Vậy thế nào là đa thức thu gọn
Giải ?2 (học nhóm)
2. Thu gọn đa thức :
a) Ví dụ : 
A = x2y - 3xy + 3 x2y - 3 + xy + 5
 = x2y - 2xy + 3x2y + 2
Đa thức x2y - 2xy + 3x2y + 2 là đa thức thu gọn.
b) Khái niệm : Đa thức thu gọn là đa thức không còn 2 hạng tử nào đồng dạng.
Vậy bậc của đa thức là gì ?
Giáo viên giới thiệu chú ý 
Tìm bậc của mỗi hạng tử.
Giải ?3 (nhóm 2 bàn)
3. Bậc của đa thức :
a) Xét đa thức :
M = x2y5 - xy4 + y6 + 1
Hạng tử x2y5 có bậc 7
Bậc cao nhất trong các bậc đó là 7
Ta nói 7 là bậc của đa thức
b) Khái niệm : Sgk.
c) Chú ý : Sgk.
3- Củng cố : 5'
- Giải các bài tập 25, 26, 28 : SGK.
4- Dặn dò : 
*BTVN : 27 + SBT
* Tiết sau : “ Cộng, trừ đa thức”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an toan 7 DS tuan 2326.doc