Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 49: Ôn tập chương III (Tiết 3)

Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 49: Ôn tập chương III (Tiết 3)

& Hệ thống lại cho HS trình tự phát triển và kỹ năng cần thiết trong chương.

& Ôn tập lại các kỹ năng cơ bản trong chương như: dấu hiệu, tần số, bảng tần số, cách tính số TB cộng, mốt, biểu đồ . .

& Luyện tập một số dạng toán cơ bản của chương.

B) CHUẨN BỊ :

 1 – Giáo viên : Bảng nhóm, phấn màu thước thẳng

 2 – Học sinh : Bảng phụ, thước thẳng, bút viết bảng

 

doc 25 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 49: Ôn tập chương III (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT PPCT : 49
 Ngày soạn :.././.. Ngày dạy : .././.. 
ÔN TẬP CHƯƠNG III 
A) MỤC TIÊU :
 Hệ thống lại cho HS trình tự phát triển và kỹ năng cần thiết trong chương.
Ôn tập lại các kỹ năng cơ bản trong chương như: dấu hiệu, tần số, bảng tần số, cách tính số TB cộng, mốt, biểu đồ . .
Luyện tập một số dạng toán cơ bản của chương.
B) CHUẨN BỊ :
	1 – Giáo viên : Bảng nhóm, phấn màu thước thẳng 
	2 – Học sinh : 	Bảng phụ, thước thẳng, bút viết bảng
C) TIẾN TRÌNH :
	1- Ổn định :
	2- KTBC :
	3- Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giáo viên nêu các câu hỏi HS trả lời ghi vào tập 
1) Tần số của một giá trị là gì? 
2) Em có nhận xét gì về tổng các tần số ?
3) Bảng tần số gồm những cột nào ?
4) Nêu công thức tính số trung bình cộng ?
5) Mốt của dấu hiệu là gì? 
6) Người ta dùng biểu đồ làm gì? 
7) Em hãy kể tên một số loại biểu đồ mà em biết ?
8) Thống kê có ý nghĩa gì trong đời sống ?
-Tần số của một giá trị là số lần xuất hiện của giá trị đó trong dãy các giá trịcủa dấu hiệu.
-Tổng các tần số đúng bằng tổng các đơn vị điều tra ( N)
- Bảng tần số gồm các cột : giá trị(x), tần số (n)
- Công thức tính số TB cộng
- Mốt của dấu hiệu là giá trị cótần số lớn nhất trong bảng tần số ký hiệu ; M0 
- Người ta dùng biểu đồ để có một hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số.
- Em dã biết các loại biểu đồ: đoạn thẳng, hình chữ nhật, hình quạt.
- Thống kê giúp chúng ta biết được tình hình các hoạt động, diễn biến các hiện tượng. Từ đó dự đoán các khả năng xẩy ra, góp phần phục vụ con người ngày càng tốt hơn
Giáo viên treo bảng phụ có đề toán.
- bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì ?
Yêu cầu một HS lên bảng lập bảng tần số 
Sau đó hai học sinh lên bảng 
Một học sinh lập biểu đồ, một học sinh tính số TB cộng
Bài tập trắc nghiệm:
Giáo viên treo bảng phụ; Điểm KT toán học sinh lớp7 đươc ghi trong bảng sau:
Chọn câu đúng:
a) Tổng các tần số;
A.9 B. 45 C. 5
 b) số các giá trị khác nhau
A.10 B. 9 C. 25
c) tần số HS có điểm 5
A. 10 B. 9 C. 11
d) Mốt của dấu hiệu:
A.10 B. 5 C. 8 
Đề bài yều cầu: 
+ Lập bảng tần số.
+ Dựng biểu đồ.
+ Tìm số TB cộng
HS thực hiện - cả lớp cùng làm theo
Học sinh thực hiện 
Học sinh nghiên cứu bài toán
Học sinh lần lượt thực hiện các câu:
a) B. 45.
b) B.9
c) A.10
d) B.5
Bài tập 20 trang 23 SGK:
Năng suất
Tần số
Các tích
20
25
30
35
40
45
50
1
3
7
9
6
4
1
20
75
210
315
240
180
50
= 
3,5
N= 31
1090
Bài tập trắc nghiệm:
6
5
4
7
7
6
8
5
8
3
8
2
4
6
8
2
6
3
8
7
7
7
4
10
8
7
3
5
5
5
9
8
9
7
9
9
5
5
8
8
5
9
7
5
5
E) HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
 Oân tập lý thuyết theo bảng hệ thống ôn tập chương trang 22 SGK
Làm các dạng bài tập chương + Tiết sau kiểm tra một tiết
TIẾT PPCT :50
 Ngày soạn :.././.. Ngày dạy : .././.. 
KIỂM TRA CHƯƠNG III
A) MỤC TIÊU :
 Đánh giá lại sự tiếp thu kiến thức của học sinh sau khi học xong chương III
Đánh giá khả năng truyền thụ kiến thức của giáo viên, có hướng điều chỉnh phù hợp hơn
B) CHUẨN BỊ :
	1 – Giáo viên : Đề bài kiểm tra 
	2 – Học sinh : Giấy làm bài kiểm tra + dụng cụ học tập
ĐỀ BÀI:
Câu 1( 3 điểm)
	a) Thế nào là tần số của mỗi giá trị.( 1điểm)
	b) Điểm thi bài giải toán nhanh của 20 HS lớp 7A được cho bởi bảng sau.
Điểm
6
7
4
8
9
10
4
9
8
6
9
5
8
9
7
10
7
8
Dùng các số liệu trên để trả lời các câu ỏi sau đây:
	* Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu: .( 1điểm)
	A.7 	B.8	C.9
	* Tần số của học sinh có điểm 7 là: .( 1điểm)
	A.3	B.4	C.5.
Câu 2: (7 điểm)
Giáo viên theo dõi thời gian làm một bài tập của 30 HS và ghi lại như sau 
10
5
9
5
7
8
8
8
9
8
10
9
9
9
9
7
8
9
8
10
10
9
7
5
14
14
5
8
8
14
	a) Dấu hiệu ở đây là gì? (1điểm)
	b) Lập bảng tần số và nhận xét.( 2 điểm )
	c) Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu.(2 điểm)
	d) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng .(2 điểm)
ĐÁP ÁN:
Câu 1: 
a) SGK toán 7 trang 6 tập 21( đ)
b) + Số các giá trịkhác nhau của dấu hiệu : A.7 ( 1điểm)
 + Tần số của học sinh có điểm 7 là:	A.3	 ( 1điểm)
Câu 2:
	a) Dấu hiệu là thời gian làm một bài tập cũa mỗi HS ( 1điểm)
	b) Bảng tần số:
Thời gian(x)
5
7
8
9
10
14
Tần số (n)
4
3
8
8
4
3
N = 30
Nhận xét:(0,5 điểm)
- Thời gian làm bài ít nhất là 5 phút .
- Thời gian làm bài nhiều nhất là 14 phút.
- Số đông các bạn đều hoàn thành bài tập trong khoảng 8 phút đến 10 phút.
	c) Tính số trung bình cộng: 1, 5 điểm
 8,6 phút.
c) vẽ biểu đồ: học sinh vẽ đúng sạch sẽ đạt 2 điểm
TIẾT PPCT :51
 Ngày soạn :.././.. Ngày dạy : .././.. 
Bài 1 : KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC
 ĐẠI SỐ 
A) MỤC TIÊU : Học sinh cần đạt được:
Hiểu được khái niệm về biểu thức đại số.
Tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số. 
B) CHUẨN BỊ :
	1 – Giáo viên : Bảng nhóm, phấn màu thước thẳng 
	2 – Học sinh : Bảng phụ, thước thẳng, bút viết bảng
C) TIẾN TRÌNH :
	1- Ổn định :
	2- KTBC :
	3- Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Giáo viên nói: ở lớp 6 chúng ta đã biết: Các số được nối với nhau bới các phép toán: cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa . . được gọi là một biểu thức.
Vậy em hãy cho một số ví dụ về biểu thức
Giáo viên cho học sinh làm 
?1
Giáo viên giải thích: trong bài toán trên người ta đã dùng chữ a để viết thay cho một số nào đó. Bằng cách tương tự em hãy viết biểu thức biểu thị cho chu vi hình chữ nhật của bài toán trên
Khi a =2 Bt biểu thị cho chu vi hình chữ nhật nào?
Tương tự khi a= 3.5; 5. . .
Bt 2(a +5) gọi là BT đại số 
Học sinh lắng nghe
- Học sinh cho ví dụ:
a) 5+3 -6
b) 25: 5.7 +3
c) 122 .53
d) 4.32 - 7.3 . ...
học sinh thực hiện 
- BT số biểu thị chu vi hình chữ nhật: 2.(3+2) ( cm)
Một học sinh đọc to đề bài
Học sinh suy nghĩ viết biểu thức :
2. (a +5)
Khi a =2 BT biểu thị cho chu vi hình chữ nhật có cạnh bằng 5cm và 2 cm
-HS trả lời . . .
1/ Nhắc lại về biểu thức đại số:
Các số được nối với nhau bới các phép toán: cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa . . được gọi là một biểu thức 
Ví dụ: các biểu thức sau là biểu thức số.
a) 5+3 -6
b) 25: 5.7 +3
c) 122 .53
d) 4.32 - 7.3 . ...
2/ Khái niệm biểu thức đại số:
Bài toán: SGK.
Biểu thức cần viết là: 2.(a + 5)
Ta gọi: Biểu thức 2(a +5) là một biểu thức đại số
?2
Giáo viên cho học sinh làm 
Gọi 2 HS lênbảng trình bày theo hai cách
Giáo viên chốt lại: 
Hai biểu thức a(a+2) ;
a(a- 2) là những biểu thức đại số 
?3
em hãy viết một số BT đại số mà em biết
giáo viên cho HS làm 
HS1: gọi a là chiều rộng hình chữ nhật( a>0) chiều dài hình chữ nhật a +2
DT hình chữ nhật: a(a +2)
HS2: gọi a là chiều dài hình chữ nhật( a>0) chiều rộng hình chữ nhật a -2
DT hình chữ nhật: a(a -2)
Một số HS lên bảng viết BT đại số
Hai học sinh lên bảng thực hiện 
a) BT cần viết: 30.x ( km)
a) BT cần viết:
5.x + 35. y ( km)
Một HS đọc to chú ý cho cả lớp cùng nghe
Cách 1: Gọi a là chiều rộng hình chữ nhật ( a>0) chiều dài hình chữ nhật 
a +2
DT hình chữ nhật: a(a +2) cm2
Cách 2: Gọi a là chiều dài hình chữ nhật ( a>0) chiều rộng hình chữ nhật a -2
DT hình chữ nhật: a(a -2) cm2
Ví dụ 2: SGK
a) Quãng đu7òng đi được sau x giờ của ôtô là: 30.x
b) Tổng quãng đường đi được:
5.x + 35. y ( km)
Chú ý: SGK
D) CỦNG CỐ :
Một học sinh đọc phần có thể em chưa biết
Cho học sinh làm bài tập 1 trang 26 SGK
a) Tổng của x và y là : x +y
	b) Tích của x và y là : xy
	c) Tích của tổng x và y với hiệu x và y là: (x +y)(x -y)
Họ sinh tiếp tục làm bài tập 2 trang 26
Diện tích hình thang có đáy lớn là a, đáy bé b, đường cao h ( a,b, h cùng đơn vị đo) 
E) HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
 Nắm vững khái niệm thế nào là biểu thức đại số.
Bài tập 4, 5 trang 27 sgk.
Bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 9, 10 sbt
Đọc trước bài: giá trị của một biểu thức đại so.á
TIẾT PPCT :52
 Ngày soạn :.././.. Ngày dạy : .././.. 
Bài 2 : GIÁ TRỊ CỦA MỘT 
 BIỂU THƯC ĐẠI SỐ 
A) MỤC TIÊU :
Học sinh biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số.
Biết cách trính bày lời giải của bài toán này.
B) CHUẨN BỊ :
	1 – Giáo viên :Bảng nhóm, phấn màu thước thẳng 
	2 – Học sinh : Bảng phụ, thước thẳng, bút viết bảng
C) TIẾN TRÌNH :
	1- Ổn định :
	2- KTBC :
Hs1: làm bài tập 4 trang 27. Hãy chỉ rõ các biến trong biểu thức
Hs2: làm bài tập 5 trang 27
	3- Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Giáo viên trình bày ví dụ một cho học sinh quan sát
Gọi một học sinh lên bảng làm ví dụ 2
Giáo viên cho học sinh nhận xét bài làm hai bạn trên bảng 
Qua hai ví dụ trên em hãy cho biết muốn tính gí trị của một biểu thức đại số chúng ta thực hiện nhứ thế nào ?
?1
Giáo viên cho học sinh làm 
Gọi hai học sinh lênbảng thực hiện 
Học sinh theo dõi giáo viên thực hiện
Hai học sinh lên bảng thực hiện ví dụ 2
 - học sinh cả lớp cùng thực hiện vào tập
Học sinh nhận xét cách trình bày và tính giá trị của biểu thức 
Để tính giá trị của một biểu thức đại số ta thay giá trị của biến vào biểu thức ta đượcmột biểu thức số. Rồi thực hiện các phép tính trênbiểu thức số
Tính giá trị biểu thức:
a) 3x2 -9x tại x =1; x = 1/3 
hs1: x = 1
hs2 x =1/3 
1/ Giá trị của một biểu thức đại số :
Ví dụ 1: Cho biểu thức 2m + n. Hãy thay m =9, n= 0,5 vào biểu thức rồi thực hiện phép tính.
Ta có 2m + n = 2.9 + 0,5 = 18,5
Vậy: 18,5 là giá trị của biểu thức 2m + n. tại m = 2 và n = 0,5 
Ví dụ 2: Tính giá trị của biểu thức:
3x2 - 5x + 1 tại x = -1 và x = ½ 
* Khi x =-1
Ta có: 3.( ... ỌC SINH
NỘI DUNG
Giáo viên treo bảng phụ có đề bài 
Cho hai đa thức:
M = x2 - 2xy + y2
N = y2 + 2xy + x2 + 1
a) Tính M + N
b) Tính M - N
c) Tính N - M 
Em có nhận xét gì về kết quả của các phép tính:
M - N và N - M 
Để tính tổng hoặc hiệu các đa thức ta thực hiện như thế nào ? 
Một học sinh đọc to đề bài
Họcsinh cả lớp cùng làm vào tập 
Ba học sinh lên bảng thực hiện, mỗi học sinh làm một câu 
Đa thức M - N và N - M có từng cặp hạng tử đồng dạng và có hệ số đối nhau
Học sinh trả lời :
Viết các đa thức vào trong dấu ngoặc
+ Bỏ dấu ngoặc
+ Thu gọn các đơn thức đồng dạng 
Bài 35 trang 40 SGK:
 Cho hai đa thức:
M = x2 - 2xy + y2
N = y2 + 2xy + x2 + 1
a) Tính M + N
b) Tính M - N
c) Tính N - M 
Giải
a) Tính M + N
= (x2 -2xy + y2) + (y2 +2xy + x2 + 1 ) 
= x2 - 2xy + y2 + y2+ 2xy + x2 + 1 
= 2x2 + 2y2 + 1
b) Tính M - N
= (x2 -2xy + y2) - (y2 + 2xy + x2 + 1 ) 
= x2 - 2xy + y2 - y2 - 2xy - x2 - 1 
= -4xy - 1
c) Tính N - M
= (y2 +2xy + x2 + 1 ) -(x2 -2xy + y2)
= y2 +2xy + x2 + 1 - x2 +2xy - y2
= 4xy + 1
Giáo viên chép đề bài lên bảng
Tính giá trị của các biểu thức sau
a) x2 +2xy - 3x3 + 2y3 +3x3 - y3 tại x = 5 và y = 4
b) xy - x2y2 + x4y4 - x6y6 + x8y8 tại x = -1 và y = -1 
để tính giá trị của các đa thức trên ta thực hiện như thế nào ?
giáo viên gọi hai học sinh lên bảng thực hiện 
giáo viên tổ chức ho học sinh trong các nhóm thi đua viết đa thức bậc 3 vớihai bến x, y và có 3 hạng tử
giáo viên treo bảng phụ có đề bài.
Muốn tìm đa thức C để C = A + B ta làm thế nào ?
Giáo viên gọi hai học sinh lên bảng thực hiện
Học sinh quan sát đề bài
Học sinh trả lời:
* Thay giá trị của biến vào biểu thức rồi thực hiện phép tính
* Hoặc thu gọn đa thức rồi mới thay giá trị vào biểu thức
Học sinh hoạt động theo nhóm
Bài toán có nhiều đáp án;
Một học sinh đọc to đề bài
HS1: C = A + B
HS2 : C= B -A
Hai học sinh thực hiện, học sinh cả lớp cùng thực hiện vào tập
Bài 36 trang 41 SGK
Tính giá trị của các biểu thức sau
a) x2 +2xy - 3x3 + 2y3 +3x3 - y3 tại x = 5 và y = 4
b) xy - x2y2 + x4y4 - x6y6 + x8y8 tại x = -1 và y = -1 
Giải
a) x2 +2xy - 3x3 + 2y3 +3x3 - y3
= x2 + 2xy + y3 
Khi x = 5,y =4
Ta có: 52 + 2.4 + 43 = 25 +60 + 64 =129
b) xy - x2y2 + x4y4 - x6y6 + x8y8
= xy -(xy)2 +(xy)4 -(xy)6 +(xy)8
Khi x = -1, y = -1 xy = 1
Ta có: 1 - 12 + 14 - 16+ 18 = 1
Bài 37 trang 41 SGK
Ví dụ:
x3 + y2 + 1; x2y + xy - 3; x2 +2xy2 + y2..
Bài 38 trang 41 SGK
a) C = A + B
= (x2 -2y +xy+1) +( x2 + y - x2y2-1)
= x2 -2y +xy+1 + x2 + y - x2y2-1
= 2x2 -y + xy -x2y2 
b) C= B -A
= ( x2 + y - x2y2-1) -(x2 -2y +xy+1)
= x2 + y - x2y2-1 - x2 +2y - xy-1
= 3y - x2y2 -xy -2
E) HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
 Bài tập về nhà số : 31, 32 trang 14 SBT
 Đọc trước bài đa thức một biến
TIẾT PPCT : 59
 Ngày soạn :.././.. Ngày dạy : .././.. 
Bài 7 : ĐA THỨC MỘT BIẾN 
A) MỤC TIÊU :
 HS biết ký hiệu đa thức một biến và biết sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm dần hoặc tăng dần của biến.
Biết tìm bậc, các hệ số, hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức một biến.
Biết ký hiệu giá trị củađa thức tại một giá trị cụ thể của biến
B) CHUẨN BỊ :
	1 – Giáo viên : Bảng nhóm, phấn màu thước thẳng 
	2 – Học sinh : Bảng phụ, thước thẳng, bút viết bảng
C) TIẾN TRÌNH :
	1- Ổn định : 
	2- KTBC :
Tính tổng củađa thức sau:
	a) 5x2y - 5xy2 + xy và xy - x2y2 + 5xy2
	b) x2 + y2 + z2 và x2 - y2 + z2
hỏi thêm: Tìm bậc của đa thức tổng 
	3- Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Em hãy cho biết mỗi đa thức trên có mấy biến
Em hãy viết một đa thức mà chỉ có một biến. Tổ 1 viết đa thức biến x, tổ 2 biến y, tổ 3 biến z. . .
Theo em thế nào là đa thức một biến ?
Giáo viết giới thiệu ký hiệu đa thức một biến 
Để chỉ rõ đa thức B là đa thức của biến x ta viết nhứ thế nào
Giá trị của đa thức A(y) tại y = -1 ta viết A(-1), giá trị cả đa thức B(x) khi x= 2 viết B(2)
Học sinh đa thức trên có hai biến là x và y
Học sinh viết đa thức một biến lên bảng phụ
Đa thức một biến là tổng của những đơn thức có cùng một biến
Học sinh quan sát và chú y
Học sinh lên bảng viết B(x)
Hai học sinh lên bảng tính
A(-1) = . . .
?1
B(2) = . . .
Học sinh làm 
1/ Đa thức tổng:
* Định nghĩa:
Đa thức một biến là tổng của những đơn thức có cùng một biến
Ví dụ:
A = 7y2 -3y + ½ đa thức biến y
B = 2x5 - 3x +7x3 + 4x5 + ½ đa thức biến x
Lưu ý: một số được coi là đa thức một biến
½ = ½.y0 = ½.x0 . . .
A(-1) = 7.(-1)2 - 3.(-1) += 10
B(2) = 2.25 -3.2 +7.23 +4.25 + 
= 242
Giáo viên cho học sinh hoạ động theo nhóm làm 
?4
?3
Để sắp xếp một đa thức trước hết chúng ta phải làm gì?
Có mấy cách sắp xếp một đa thức ?
Giáo viên viết đa thức P(x) lên bảng
+ 6x5 là hạng tử có bậc cao nhất của đa thức nên nói 6 làhệ số cao nhất
+ là hệ số của k\luỹ thừa bậc 0. Gọi là hệ số tự do 
?4
?3
Học sinh thảo luận nhóm làm 
Đại diện hai nhóm lên bảng trình bày hai câu
Trước hết chúng ta phải thu gọn đa thức
Có hai cách sắp xếp đa thức
Học sinh quan sát chú ý nghe giáo viên giới thiệu
Học sinh đọc phần chú ý SGK trang 43
2/ Sắp xếp một đa thức:
Ví dụ: cho đa thức
P(x) = 6x +3 - 6x2 + x3 + 2x4
+ Sắp xếp theo luỹ thừa giảm dần của biến
P(x) = 2x4 + x3 - 6x2 + 6x + 3
+ Sắp xếp theo luỹ thừa giảm dần của biến
P(x) = 3 + 6x - 6x2 + x3 + 2x4
Chú ý: Để sắp xếp một đa thức trước hết chúng ta phải thu gọn đa thức
3/ Hệ số:
Ví dụ:
Xét đa thức P(x) = 6x5 +7x3 - 3x + 
+ Hệ số của luỹ thừa bậc 5 là 6 
+ Hệ số của luỹ thừa bậc 3 là 7
+ Hệ số của luỹ thừa bậc 1 là -3
 gọi là hệ số tự do của đa thức
D) CỦNG CỐ :
 Giáo viên cho học sinh thực hiện bài tập 39 tại lớp
Bài 39: đa thức P(x) = 2 +5x2 - 3x3 + 4x2 - 2x - x3 + 6x5
a) Thu gọn và sắp xếp theo luỹ hừa giảm
P(x) = 2 + 9x2 -4x3 - 2x + 6x5
P(x) = 6x5 - 4x3 + 9x2 - 2x + 2
b) viết các hệ số của đa thức
+ Hệ số của luỹ thừa bậc 5 là 6
+ Hệ số của luỹ thừa bậc 3 là -4
+ Hệ số của luỹ thừa bậc 2 là 9
+ Hệ số của luỹ thừa bậc 1 là -2
+ hệ số tự do 2
E) HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
 Nắm vững cách sắp xếp, ký hiệu đa thức một biến.
Biết tìm bậc và cá hệ số của đa thức
Làm các bài tập 40, 41, 42, 43 trang 43 SGK + các bài tập trong SBT
TIẾT PPCT :60
 Ngày soạn :.././.. Ngày dạy : .././.. 
Bài 8 : CỘNG, TRỪ ĐA THỨC 
MỘT BIẾN 
A) MỤC TIÊU : 
 Học sinh biết cộng, trừ đa thức một biến theo hai cách
	+ Cộng, trừ đa thức theo hàng ngang.
	+ Cộng, trừ đa thức đã sắp xếp theo cột dọc 
 Rèn luyện các kỹ năng cộng, trừ đa thức, bỏ dấu ngoặc, thu gọn đa thức, sắp xếp các hạng tử của đa thưc theo cùng một thứ tự . . .
B) CHUẨN BỊ :
	1 – Giáo viên : Bảng nhóm, phấn màu thước thẳng 
	2 – Học sinh : Bảng phụ, thước thẳng, bút viết bảng
C) TIẾN TRÌNH :
	1- Ổn định : 
	2- KTBC :
Hs1 : làm bài tập 40 trang 43
	Cho đa thức Q(x) = x2 + 2x4 + 4x3 - 5x6 +3x2 - 4x - 1
	a) Sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm dần của biến
	b) Chỉ ra các hệ số khác 0 của đa thức
Hs2: Tính giá trị của đa thức P(x) = x2 - 6x + 9 tại x = 3 vàx = -3
	3- Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Giáo viên chép ví dụ lên bảng
Em hãy dựa vào quy tắc cộng hai đa thức đã học hãy tính tổng của hai đa thức trên
Ngoài cách làm trên ta có thể cộng hai đa thức trên theo cột dọc
Giáo viên thực hiện
Hsinh quan sát ví dụ
Một học sinh lên bảng thực hiện. Học sinh cả lớp cùng làm vào tập
P(x) + Q(x) = 
= (2x5 + 5x4 -x3 + x2 - x - 1) + (-x4 + x3 + 5x + 2 )
= 2x5 + 5x4 -x3 + x2 - x - 1- x4 + x3 + 5x + 2 = 2x5 + 4x4 + x2 + 4x + 1
Học sinh quan sát chú ý
1/ Cộng hai đa thức một biến:
Cho hai đa thức:
P(x) = 2x5 + 5x4 -x3 + x2 - x - 1
Q(x) = -x4 + x3 + 5x + 2
Hãy tính tổng của chúng
Cách 1: 
P(x) + Q(x) = 
= (2x5 + 5x4 -x3 + x2 - x - 1) + (-x4 + x3 + 5x + 2 )
= 2x5 + 5x4 -x3 + x2 - x - 1- x4 + x3 + 5x + 2 = 2x5 + 4x4 + x2 + 4x + 1
Cách 1:
+
 P(x) = 2x5 + 5x4 - x3 + x2 - x - 1
 Q(x) = - x4 + x3 + 5x + 2 
P(x) + Q(x) = 2x5 + 4x4 + x2 + 4x + 1
Giáo viên gọi một học sinh lên bảng tính P(x) - Q(x) theo cách 1
Gọi một học sinh nhắc lại quy tắc khi bỏ dấu ngoặc đằng trước dấu ngoặc có dấu “ - ”
Với cách 2 giáo viên hướng dẫn học sinh trừ theo từng cột
2x5 - 0 = 2x5
5x4 -(-x4 ) = 5x4 +x4 = 6x4
-x3 - (+x3 ) = -x3 -x3 = -2x3
x2 - 0 = x2
-x - (+5x) = -6x
-1 - (+2) = -3
Giáo viên trình bày thêm cách 
P(x) -Q(x) = P(x) + [-Q(x) ]
Mộthọc sinh thực hiện, học sinh cả lớp cùng thực hiện vào tập
 P(x) - Q(x) = 
(2x5 + 5x4 -x3 + x2 - x - 1) - (-x4 + x3 + 5x + 2 )
= 2x5 + 5x4 -x3 + x2 - x - 1+ x4 - x3 - 5x - 2 = 2x5 + 6x4 -2x3 + x2 - 6x -3
Học sinh tính các hiệu . . .
Học sinh thực hiện
+
 P(x) = 2x5 + 5x4 - x3 + x2 - x - 1
 - Q(x) = - x4 + x3 + 5x + 2 
P(x) - Q(x) = 2x5 + 6x4 -2x3 + x2 - 6x -3
2/ Trừ hai đa thức một biến:
Ví dụ: tính P(x) - Q(x ) theo hai cách
Cách 1: làm như cách ttrừ hai đa thức đã học
Cách 1: P(x) - Q(x) = 
= (2x5 + 5x4 -x3 + x2 - x - 1) - (-x4 + x3 + 5x + 2 )
= 2x5 + 5x4 -x3 + x2 - x - 1+ x4 - x3 - 5x - 2 = 2x5 + 6x4 -2x3 + x2 - 6x -3
Cách 2: đặt và thực hiện phép trừ theo cột dọc
Cách 2:
-
 P(x) = 2x5 + 5x4 - x3 + x2 - x - 1
 Q(x) = - x4 + x3 + 5x + 2 
P(x) - Q(x) = 2x5 + 6x4 -2x3 + x2 - 6x -3
?1
D) CỦNG CỐ :
Giáo viên cho học sinh làm 
Cho hai đa thức:
M(x) = x4 + 5x3 - x2 +x - 0,5
N(x) = 3x4 - 5x2 - x - 2,5
Tính M(x) + N(x) và M(x) - N(x) 
a) M(x) + N(x) = 4x4 + 5x3 - 6x2 - 3
b) M(x) - N(x) = -2x4 + 5x3 + 4x2 + 2x + 2
E) HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
 Làm các bài tập 44, 45, 46, 48, 50, 52 trang 45+46 SGK
 Nhắc nhở học sinh khí cộng hay ttrừ các đơn thức đồng dạng ta thực hiện phần hệ số và giữ nguyên phần biến. Khi tìm đa thức đối của một đa thức ta phải đổi dấu tất cả các hạng tử của đa thức đó

Tài liệu đính kèm:

  • docdai 7 tuan 23 den tuan 28.doc