- Kiến thức: - Học sinh hiểu được khái niệm về biểu thức đại số, tự tìm được một số ví dụ về biểu thức đại số.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng tìm ví dụ về biểu thức đại số.
- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ .
- Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, hút dạ.
Chửụng III: BIEÅU THệÙC ẹAẽI SOÁ Ngày soạn : Ngày giảng: Tiết 52 : khái niệm về biểu thức đại số I. Mục tiêu: - Kiến thức: - Học sinh hiểu được khái niệm về biểu thức đại số, tự tìm được một số ví dụ về biểu thức đại số. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng tìm ví dụ về biểu thức đại số. - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập. II. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, bảng phụ ... - Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, hút dạ... III. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: 7A2 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm ta sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ GV: Em hãy cho biết thế nào là một biểu thức ? Lấy ví dụ về biểu thức. GV: Chuẩn hoá và cho điểm 3. Bài mới: HS: Nêu khái niệm biểu thức Các số được nối với nhau bới dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân. chia, nâng lên luỹ thừ) làm thành một biểu thức Ví dụ: 20 – (14 + 8) : 2 Hoạt động 2: 1. Nhắc lại về biểu thức GV: Giới thiệu “những biểu thức trên còn được gọi là biểu thức số” GV: Em hãy viết công thức tính chu vi của hình chữ nhật ? GV: Em hãy viết công thức tính chu vi của hình chữ nhật có chiều rộng bằng 5 (cm), chiều dài bằng 8 (cm) ? GV: Yêu cầu HS làm ?1 SGK GV: Vậy các biểu thức trên có thể là chữ được không ? HS: Chu vi của hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b là: C = (a+b)2 HS: Viết công thức: (5 + 8).2 HS: Làm ?1 (3 + 2).3 (cm2) Hoạt động 3: 2. Khái niệm về biểu thức đại số GV: Nêu bài toán SGK GV: Em hãy viết công thức tính chu vi của hình chữ nhật có kích thước bằng 5 cm và a cm ? (với a là đại diện cho một số nào đó ). GV: Với a = 2 cm ta có công thức trên thay a = 2 và là công thức tính chu vi của hình chữ nhật có chiều dài bằng 5 cm, chiều rộng bằng 2 cm. GV: Vậy , ta có thể dùng biểu thức C = (5 + a).2 để biểu thị chu vi của các hình chữ nhật có một cạnh bằng 5 cm. GV: Yêu cầu HS làm ?2 Gọi chiều rộng của hình chữ nhật là a hỏi chiều dài của nó ? Viết công thức tính diện tích hình chữ nhật theo a ? GV: Nhận xét và chuẩn hoá GV: Nêu khái niệm về biểu thức đại số Trong toán hoc, vật lí, ta thường gặp những biểu thức mà trong đó ngoài các số, các kí hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa, còn có cả các chữ (đại diện cho các số). Người ta gọi những biểu thức như vậy là biểu thức đại số. GV: Vậy thế nào là biểu thức đại số ? GV: Em hãy lấy ví dụ về biểu thức đại số ? GV: Nêu chú ý SGK Để cho gọn x.y thay bằng xy; 3.x thay bằng 3x GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm ?3 GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm. GV: Trong biểu thức đại số, các chữ có thể đại diện cho các số tuỳ ý nào đó. Người ta gọi những chữ như vậy là biến số (gọi tắt là biến). 4. Củng cố: HS: Viết công thức tính chu vi hình chữ nhật C = (5 + a).2 cm C = (5 +2).2 HS: Làm ?2 Gọi a cm là chiều rộng của hình chữ nhật suy ra chiều dài là a + 2 cm S = a.(a+2) cm2 HS: Nêu khái niệm biểu thức đại số. Biểu thức đại số là biểu thức mà trong đó có các số, các kí hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa, các chữ (đại diện cho các số ). Ví dụ: (x + 7) .2 HS: Lên bảng làm ?3 Quãng đường: S = 30x Tổng quãng đường: S = S1 + S2 = 5x + 35y Hoạt động 4: Chú ý GV: Giới thiệuu chú ý SGK Trong biểu thức đại số, vì chữ đại diện cho số nên khi thực hiện các phép toán trên các chữ, ta có thể áp dụng những tính chất, quy tắc phép toán như trên các số. Chẳng hạn x + y = y + x ; xy = yx ; xxx = x3 ; (x + y) + z = x (y + z) - Các biểu thức đại số có chứa biến ở mẫu, chẳng hạn như ; (với các biến t, x nằm ở mẫu) chưa được xét trong chương này. HS: Ghi các chú ý Hoạt động 5: Củng cố bài GV: Giới thiệu mục “có thể em chưa biết” GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 1, 2 SGK trang 26 GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm. HS: đọc mục “có thể em chưa biết” HS1: Làm bài tập 1 a, x + y b, xy c, (x + y)(x - y) HS2: Làm bài tập 2 S = 5. Hướng dẫn về nhà: 1. Về nhà ôn tập bài cũ, đọc trước bài mới. 2. Giải các bài tập 3, 4, 5 SGK trang 26, 27. Các bài tập: 1 à 5 SBT trang 9, 10 HD: Bài 3: x - y Tích của x và y 5y Tích của 5 và y xy Tổng của 10 và x 10 + x Tích của tổng x và y với hiệu của x và y (x + y)(x - y) Hiệu của x và y ----------------------------------------------------------------------- Ngày soạn : Ngày giảng: Tiết 53 : giá trị của một biểu thức đại số I. Mục tiêu: - Kiến thức: - Học sinh biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số, biết cách trình bày lời giải của một bài toán này. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính giá trị của biểu thức đại số. - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập. II. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, bảng phụ ... - Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, hút dạ... III. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: 7A2 2. Kiểm tra Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ GV: Em hãy cho biết thế nào là một biểu thức đại số ? Lấy ví dụ về biểu thức đại số. GV: Chuẩn hoá và cho điểm. GV: Gọi HS làm bài tập 2 SGK Viết BTĐS biểu thị diện tích hình thang có đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, đường cao là h (a, b, h có cùng đơn vị đo) GV: Em hãy nhắc lại công thức tính diện tích hình thang ? GV: Chuẩn hoá và cho điểm 3. Bài mới: HS: Nêu khái niệm biểu thức đại số Biẻu thức đại số là một biểu thức mà ngoài các số, dấu của các phép tính (+, -, *, /, ^) còn có cả các chữ (mỗi chữ đại diện cho một số). Ví dụ: (14 + a).2 Bài 2: Biểu thức đại số biểu thị diện tích hình thang có đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, đường cao h là: Hoạt động 2: 1. Giá trị của một biểu thức đại số Ví dụ 1: GV: Giới thiệu ví dụ 1 Cho biểu thức 2m + n. Hãy thay m = 9 và n = 0,5 vào biểu thức đó rồi thực hiện phép tính. GV: Ta nói 18,5 là giá trị của biểu thức 2m + n tại m = 9 và n = 0,5 (hay còn nói tại m = 9 và n =0,5 thì giá trị của biểu thức 2m + n là 18,5). Ví dụ 2: GV: Gọi HS đứng tai chỗ đọc cách thực hiện phép tính tính giá trị của biểu thức 3x2 – 5x + 1 tại x = -1 và x = . GV: Yêu cầu HS dưới lớp làm bài tập trên. GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm. GV: Vậy để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính. HS: Lên bảng thực hiện phép tính. Thay m = 9 và n = 0,5 vào biểu thức đã cho, ta có: 2.9 + 0,5 = 18,5 HS1: Tính giá trị của biểu thức tại x = -1 Thay x = -1 vào biểu thức trên ta được: 3(-1)2 – 5.(-1) + 1 = 3 + 5 + 1 = 9 Vậy giá trị của biểu thức 3x2 – 5x + 1 tại x = -1 là 9 HS2: Tính giá trị của biểu thức tại x = Thay x = vào biểu thức trên ta được: 3.()2 – 5. + 1 = Vậy giá trị của biểu thức 3x2 – 5x + 1 tại x = là Hoạt động 3: 2. áp dụng GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm làm ?1 Tính giá trị của biểu thức 3x2 – 9x tại x = 1 và tại x = GV: Gọi 2 đại diện lên bảng làm bài tập GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm. GV: Yêu cầu HS làm ?2 Giá trị của biểu thức x2y tại x = -4 và y = 3 là: A. -48 B. 144 C. -24 D. 48 GV: Gọi HS trả lời sau đó chuẩn hoá và cho điểm. 4. Củng cố: HS: Hoạt động theo nhóm làm ?1 HS1: Tính giá trị của biểu thức tại x = 1 Thay x = 1 vào biểu thức trên, ta có: 3.12 – 9.1 = 3 – 9 = -6 HS2: Tính giá trị của biểu thức tại x = Thay x = 1 vào biểu thức trên, ta có: HS: Trả lời Đáp số đúng là: D. 48 Hoạt động 4: Củng cố bài Bài tập 6 SGK trang 28: GV: Đọc yêu cầu câu đố. GV: Treo bảng phụ yêu cầu thực hiện phép tính sau đó điền chữ cái tương ứng vào ô cần điền. GV: Gọi 3 HS lên bảng tính, sau đó điền chữ cái vào ô tương ứng. GV: Giới thiệu về giải thưởng toán học: Lê văn thiêm Lê Văn Thiêm (1918 - 1991) quê ở làng Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh – một miền quê hiếu học. Ông là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng tiến sĩ quốc gia về toán của nước Pháp năm 1948 và cũng là người việt Nam đầu tiên trở thành giáo sư toán học tại một trường đại học ở châu Âu - đại học Zurich (Thuỵ Sĩ, 1949). Giáo sư là người thầy của nhiều nhà toán học nổi tiếng ở Việt Nam. Hiện nay, tân thầy được đặt tên cho giải thưởng toán học quốc gia của Việt Nam “Giải thưởng Lê Văn Thiêm”. Bài tập 7 SGK trang 29 GV: Gọi 2 HS lên bảng thực hiện phép tính Tính giá trị của biểu thức sau tại m =-1 và n = 2 a, 3m – 2n b, 7m + 2n – 6 HS: Lên bảng thực hiện phép tính rồi điền chữ cái tương ứng. Với x = 3, y = 4, z = 5 N x2 = 9 T y2 = 16 Ă (xy + z) = 8,5 L x2 – y2 = -7 M = 5 Ê 2z2 + 1 = 51 H x2 + y2 = 25 V z2 – 1 = 24 I 2(y + z) = 18 HS1: Tính giá trị biểu thức phần a Thay m = -1 và n = 2 vào biểu thức, ta được 3.(-1) – 2.2 = -3 – 4 = -7 HS2: Tính giá trị biểu thức phần b 7.(-1) + 2.2 – 6 = -7 + 4 – 6 = -9 5. Hướng dẫn về nhà: 1. Về nhà ôn tập bài cũ, đọc phần “có thể em chưa biết”, đọc trước bài mới. 2. Giải các bài tập 8, 9 SGK trang 29. Các bài tập: 6 à 12 SBT trang 10, 11 ---------------------------------------------------------------- Ngày soạn : Ngày giảng: Tiết 54 : ĐƠN THứC I. Mục tiêu: - Kiến thức: - Học sinh nhận biết được một biểu thức đại số nào đó là đơn thức. Nhận biết được một đơn thức là đơn thức thu gọn. Phân biệt được phần hệ số, phần biến của đơn thức. Biết nhân hai đơn thức. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết một đơn thức thành đơn thức thu gọn. - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập. II. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, bảng phụ ... - Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, hút dạ... III. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: 7A2 2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ GV: Em hãy cho biết thế nào là một biểu thức đại số ? Lấy ví dụ về biểu thức đại số. GV: Chuẩn hoá và cho điểm. 3. Bài mới: HS: Nêu khái niệm biểu thức đại số Biẻu thức đại số là một biểu thức mà ngoài các số, dấu của các phép tính (+, -, *, /, ^) còn có cả các chữ (mỗi chữ đại diện cho một số). Ví dụ: Hoạt động 2: 1. Đơn thức GV: Cho HS hoạt động làm ?1 GV: Cho các biểu thức đại số: 4xy2 ; 3 – 2y ; - x2y3x ; 10x + y ; 5(x + y) ; 2x2(-)y3x ; 2x2y ; -2y GV: Hãy sắp xếp chúng thành hai nhóm: Nhóm 1: Những biểu thức có chứa phép cộng, phép trừ. Nhóm 2: Các biểu thức còn lại GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập GV: Các biểu thức đại số trong nhóm 2 là những ví dụ về đơn thức. GV: Em hãy cho biết thế nào là đơn thức ? GV: Hãy lấy ví dụ về đơn thức Ví dụ 1: SGK GV: Các biểu thức trong nhóm 1 không là đơn thức. GV: Nêu chú ý: SGK Số 0 được gọi là đơn thức không GV: Yêu cầu HS hoạt động làm ?2 HS: Ho ... ) Hoạt động 3: Củng cố bài dạy GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập Cho hàm số y = f(x) = -0,5x a, Tính f(2); f(-2); f(4); f(0) b, Tính giá trị của x khi y = -1; y = 0; y = 2,5 c, Tính các giá trị của x khi y dương, y âm ? GV: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn GV: Chuẩn hoá và cho điểm. GV: Yêu cầu HS nhắc lại Đồ thị hàm số y = ax (a khác 0) là đường như thế nào ? Muốn vẽ đồ thị hàm số y = ax ta làm như thế nào ? Những điểm có toạ độ như thế nào thì thuộc đồ thị hàm số y = f(x) GV: Chuẩn hoá HS: Lên bảng làm bài a, f(2) = -0,5.2 = -1 f(-2) = -0,5.(-2) = 1 f(4) = -0,5.4 = -2 f(0) = -0,5.0 = 0 b, Với y = -1 -1 = -0,5.x x = 2 Với y = 0 0 = -0,5.x x = 0 Với y = 2,5 2,5 = -0,5.x x = -5 c, Khi y dương thì x âm Khi y âm thì x dương HS: Nhận xét bài làm của bạn HS: Trả lời câu hỏi 5. Hướng dẫn về nhà: 1. Tiếp tục ôn tập và làm bài tập ôn tập cuối năm. 2. Làm các bài tập 10 à 13 SGK trang 90 – 91. ------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 68 - 69 : KIểM TRA cuối năm 90’ I. Mục tiêu: - Kiểm tra sự hiểu bài của HS - HS được kiểm tra kiến thức cả năm học . - HS biết vận dụng kiến thức để giải các dạng bài tập . - Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập. II. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, đề bài kiểm tra... - Học sinh: Ôn tập các công thức, các tính chất, các dạng bài tập... III. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới. A. Đề bài: I/ Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn đáp án đúng Câu 1: Giá trị của biểu thức bằng: A. - B. C. D. - Câu 2: Kết quả của phép tính là A. -1 B. 0 C. 1 D. Câu 3: Trong một tam giác vuông Cạnh góc vuông là cạnh lớn nhất. Cạnh huyền bằng tổng hai cạnh góc vuông. Bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. Góc lớn nhất là góc tù. Câu 4: Điền dấu X vào ô trống thích hợp Câu Nội dung đúng sai 1 Nếu một tam giác vuông có một góc nhọn bằng 450 thì đó là tam giác vuông cân. 2 Nếu hai tam giác có ba góc bằng nhau từng đôi một thì hai tam giác đó bằng nhau. 3 Góc ngoài của một tam giác lớn hơn góc trong của tam giác đó. 4 Nếu ABC và DEF có AB = DE, BC = EF, thì ABC = DEF II/ Phần tự luận: Câu 5: Tìm x, biết: Câu 6: Một giáo viên theo dõi thời gian làm bài tập (thời gian tính theo phút) của 32 HS (ai cũng làm được) và ghi lại như sau. 5 8 8 10 7 9 8 9 14 5 7 8 10 7 9 8 9 7 14 10 5 5 14 9 8 9 8 9 7 10 9 8 1. Dấu hiệu ở đây là gì ? 2. Lập bảng “ tần số ” và nhận xét. 3. Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu. 4. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng. Câu 7: Cho tam giác ABC có CA = CB = 10 cm, AB = 12 cm. Kẻ CI vuông góc với AB (I thuộc AB). a, Chứng minh rằng IA = IB. b, Tính độ dài IC. c, Kẻ IH vuông góc với AC (H thuộc AC), kẻ IK vuông góc với BC (K thuộc BC). So sánh các độ dài IH và IK. B/ Đáp án: I/ Phần trắc nghiệm: Câu 1 2 3 Đáp án B D C Câu 4: Câu Nội dung đúng sai 1 Nếu một tam giác vuông có một góc nhọn bằng 450 thì đó là tam giác vuông cân. X 2 Nếu hai tam giác có ba góc bằng nhau từng đôi một thì hai tam giác đó bằng nhau. X 3 Góc ngoài của một tam giác lớn hơn góc trong của tam giác đó. X 4 Nếu ABC và DEF có AB = DE, BC = EF, thì ABC = DEF X II/ Phần tự luận: Câu 5: x = Câu 6: - Dấu hiệu: Thời gian giải một bài tập của mỗi HS - Lập bảng tần số: Thời gian Tần số Các tích Số TB cộng 5 4 20 = 8,5 7 5 35 8 8 64 9 8 72 10 4 40 14 3 42 N = 32 Tổng: 273 - Vẽ biểu đồ đoạn thẳng đúng: Câu 7: a, Xét hai tam giác vuông CIA và CIB có: CA = CB CI cạnh chung (cạnh huyền – cạnh góc vuông) à IA = IB b, Từ trên IA = IB = 6 cm Xét tam giác vuông CIA có: IC2 = CA2 – IA2 = 102 – 62 = 100 – 36 = 64 à IC = 8 cm c, Xét hai tam giác vuông CHI và CKI có Từ phần a ta có CI cạnh chung (cạnh huyền – góc nhọn) à IH = IK 4. Nhận xét và thu bài - GV thu bài kiểm tra của HS - GV nhận xét ý thức làm bài kiểm tra của HS 5. Hướng dẫn học ở nhà - GV: Yêu cầu HS ôn tập kiến thức cả năm học chuẩn bị giờ sau ôn tập cuối năm. ------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn : / / Ngày giảng: / / Tiết 70 : trả bài kiểm tra cuối năm(phần Đại số) I. Mục tiêu: - Kiến thức: - Học sinh biết được bài làm của mình như thế nào và được chữa lại bài kiểm tra. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng trình bày lời giải một bài toán. Rèn thông minh, tính sáng tạo - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập, GD tính hệ thống, khoa học, chính xác. II. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, chấm và chữa bài kiểm tra học kì II ... - Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, bút dạ., thước thẳng. III. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: 7C: /45 7D: /43 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới GV: Yêu cầu HS đọc lại đề bài kiểm tra học kì II phần đại số HS: Đọc đề bài Câu 1: Giá trị của biểu thức bằng: A. - B. C. D. - Câu 2: Kết quả của phép tính là A. -1 B. 0 C. 1 D. II/ Phần tự luận: Câu 5: Tìm x, biết: Câu 6: Một giáo viên theo dõi thời gian làm bài tập (thời gian tính theo phút) của 32 HS (ai cũng làm được) và ghi lại như sau. 5 8 8 10 7 9 8 9 14 5 7 8 10 7 9 8 9 7 14 10 5 5 14 9 8 9 8 9 7 10 9 8 1. Dấu hiệu ở đây là gì ? 2. Lập bảng “ tần số ” và nhận xét. 3. Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu. 4. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng. GV tổ chức chữa bài I/ Phần trắc nghiệm: Câu 1 2 Đáp án B D Câu 1: = Câu 2: = () + () - 1 = 2 - 1 = II/ Phần tự luận: Câu 5: x = Câu 6: - Dấu hiệu: Thời gian giải một bài tập của mỗi HS - Lập bảng tần số: Thời gian Tần số Các tích Số TB cộng 5 4 20 = 8,5 7 5 35 8 8 64 9 8 72 10 4 40 14 3 42 N = 32 Tổng: 273 - Vẽ biểu đồ đoạn thẳng: 4. Thu bài - GV thu lại bài kiểm tra và nhận xét phần làm bài của hoc sinh 5. Hướng dẫn về nhà: 1. Chữa bài kiểm tra vào vở 2. Làm lại các bài tập SGK và SBT chuẩn bị kế hoạch ôn tập hè. 3. Chuẩn bị SGK lớp 8 ------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn : / /2006 Ngày giảng: / /2006 Tiết 69 : ôn tập cuối năm I. Mục tiêu: - Kiến thức: - Học sinh được ôn tập kiến thức bảng số liệu thống kê ban đầu, tần số, vẽ biểu đồ, tính số trung bình cộng. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải một bài toán hoàn chỉnh. - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập. II. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, bảng phụ ... - Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, bảng nhóm, hút dạ, đề cương câu hỏi ôn tập... III. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: 7C: /45 7D: /43 2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra - ôn tập lí thuyết GV: Muốn thu thập các số liệu về một vấn đề mà mình quan tâm, chẳng hạn điểm kiểm tra một tiết chương IV của mỗi HS của lớp mình thì em phải làm những việc gì ? và trình bày kết quả thu được theo mẫu bảng nào ? GV: Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi GV: Nhận xét và cho điểm GV: Tần số của một giá trị là gì ? Có nhận xét gì về tổng các tần số ? GV: gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm GV: Bảng tần số có thuận lợi gì hơn so với bảng số liệu thống kê ban đầu ? GV: Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm. GV: Làm thế nào để tính số trung bình cộng của một dấu hiệu ? ý nghĩa của số trung bình công ? Khi nào thì số trung bình cộng khó có thể làm đại diện cho dấu hiệu ? GV: Gọi HS nhận xét GV: Nhận xét, chuẩn hoá và cho điểm HS: Trả lời câu hỏi Xác định dấu hiệu Lập bảng số liệu thống kê ban đầu HS: Lên bảng trả lời câu hỏi Tần số là số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy các giá trị của dấu hiệu Tổng các tần số là số các giá trị hay là số các đơn vị điều tra HS: Trả lời câu hỏi - Bảng tần số ngắn gọn hơn so với bảng số liệu thống kê ban đầu hơn nữa nó giúp người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán như số trung bình cộng. HS: Lên bảng trả lời câu hỏi. Số trung bình cộng được tính theo công thức: = Trong đó: x1, x2, , xk là k giá trị khác nhau của dấu hiệu X n1, n2 , , nk là k tần số tương ứng N là số các giá trị ý nghĩa của số trung bình cộng Số trung bình cộng thường được làm “đại diện” cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại. Số trung bình cộng có thể làm đại diện cho dấu hiệu khi các giá trị không chênh lệch quá lớn. Hoạt động 2: Bài tập ôn tập Điều tra năng suất lúa xuân năm 1990 của 31 tỉnh thành từ Nghệ An trở vào, người điều tra lập được bảng 28 SGK – 23. GV treo bảng phụ bảng 28 GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài tập trên GV: Hướng dẫn HS làm bài tập Dấu hiệu của bài toán ? Nêu các giá trị khác nhau ? Tìm tần số của các giá trị khác nhau ? Lập bảng tần số GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm. Để vẽ biểu đồ từ bảng tần số ta làm như thế nào ? Dựng biểu đồ đoạn thẳng GV: Gọi HS nhận xét, sau đó GV chuẩn hoá và cho điểm. GV: Gọi HS lên bảng lập bảng tần số dọc sau đó tính số trung bình cộng GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm. 4. Củng cố: HS: Hoạt động nhóm làm bài tập 20 Dấu hiệu: Năng suất lúa năm 1990 của 31 tỉnh thành từ Nghệ An trở vào. Các giá trị khác nhau: 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50 Tần số tương ứng: 1, 3, 7, 9, 6, 4, 1 Bảng tần số: Giá trị 20 25 30 35 40 45 50 Tần số 1 3 7 9 6 4 1 HS: để vẽ biểu đồ đoạn thẳng từ bảng tần số ta phải dựng hệ trục toạ độ, xác định các điểm có toạ độ là cặp số gồm giá trị và tần số Dựng biểu đồ HS: Lên bảng vẽ biểu đồ HS: Lên bảng tính số trung bình cộng Năng suất Tần số Các tích Số TB 20 1 20 = = 35 25 3 75 30 7 210 35 9 315 40 6 240 45 4 180 50 1 50 N=31 Tổng: 1085 Hoạt động 3: Củng cố bài GV: Em hãy cho biết công thức tính trung bình cộng của dấu hiệu ? GV: Mốt của dấu hiệu là gì ? Mốt của ?3 ở bảng 25 là bao nhiêu ? GV: Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng, ta phải làm những gì ? GV: Nhận xét, chuẩn hoá và cho điểm. HS: Công thức tính TB cộng của dấu hiệu = HS: Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số. Mốt ở bảng 22 là M0 = 8 HS: Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng từ bảng tần số ta phải dựng hệ trục toạ độ, xác định các điểm có toạ độ là cặp số gồm giá trị và tần số sau cùng nối với mỗi điểm đó với điểm trên trục hoành có cùng hoành độ. 5. Hướng dẫn về nhà: 1. Tiếp tục ôn tập bài cũ. 2. Làm bài tập SGK trang 89, 90 -----------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: