Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 65: Ôn tập cuối năm

Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 65: Ôn tập cuối năm

A. MỤC TIÊU : Học sinh được củng cố các kiến thức :

- Các phép tính trên Q.

- Số thực.

- Căn bậc hai.

- Các bài toán tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch.

- Hàm số.

B. CHUẨN BỊ :

* Giáo viên : SGK, đề cương, các bảng cần dùng.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tiết 65: Ôn tập cuối năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 65 	 	ÔN TẬP CUỐI NĂM (tt)
A. MỤC TIÊU : Học sinh được củng cố các kiến thức : 
- Các phép tính trên Q.
- Số thực.
- Căn bậc hai.
- Các bài toán tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch.
- Hàm số.
B. CHUẨN BỊ :
* Giáo viên 	: SGK, đề cương, các bảng cần dùng.
* Học sinh 	: ---nt---.
C. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP :
1- Đề cương :
®Lý thuyết : 
1/ Thế nào là số hữu tỉ dương ? Số hữu tỉ âm ?
Số hữu tỉ nào không là số hữu tỉ âm cũng không là số hữu tỉ dương ?
2/ Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ x được xác định như thế nào ?
3/ Định nghĩa luỹ thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ.
4/ Viết công thức :
+ Nhân 2 lũy thừa cùng cơ số.
+ Chia hai lũy thừa cùng cơ số khác không.
+ Lũy thừa của một lũy thừa
+ Lũy thừa của một tích.
+ Luỹ thừa của một thương.
5/ Thế nào là số hữu tỉ của hai số hữu tỉ ?
6/ Tỉ lệ thức là gì ? Phát biểu tính chất cơ bản của tỉ lệ thức
Viết công thứ c thể hiện tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
7/ Thế nào là số vô tỉ ? Cho ví dụ.
8/ Thế nào là số thực ? Trục số thực ?
9/ Định nghĩa căn bậc hai của một số không âm.
10/ Khi nào thì hai đại lượng y và x tỉ lệ thuận ? 
11/ Khi nào thì hai đại lượng y và x tỉ lệ nghịch ?
12/ Đồ thị của hàm số y = ax ( a0) có dạng như thế nào ?
® Bài tập :
13/ Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận và khi x= 5 thì y = 3.
a) Tìm hệ số tỉ lệ k của y đối với x.
b) Hãy biểu diễn y theo x.
c) Tính giá trị của y khi x = -5, x = 10
14/ Giải bài toán trên với y và x tỉ lệ nghịch.
15/ Một ô tô chạy từ A --> B với vận tốc 45Km/h hết 3giờ 15 phút. Hỏi chiếc ô tô đó chạy với vận tốc 65Km/h sẽ hết bao nhiêu thời gian.
16/ Cho biết 56 công nhân hoàn thành một công việc trong 21 ngày. Hỏi cần phải tăng thêm bao nhiêu công nhân nữa để có thể hoàn thành công việc đó trong 14 ngày ? ( Năng suất làm việc của các công nhân là như nhau )
17/ Ba đội máy cày, cày 3 cánh đồng cùng diện tích. Đội thứ nhất cày xong trong 3 ngày, đội thứ hai cày xong trong 5 ngày và đội thứ ba cày xong trong 7 ngày. Hỏi mỗi đội có bao nhiêu máy biết rằng đội thứ hai có nhiều hơn đội thứ ba 2 máy ? năng suất các máy như nhau.
18/ Hai xe máy cùng đi từ A --> B. Một xe đi hết 1giờ 20 phút, xe kia đi hết 1giờ 30 phút. Tính vận tốc trung bình của mỗi xe, biết rằng trung bình 1 phút xe thứ nhất đi hơn xe thứ hai 100m
19/ Cho hàm số y = 3x - 1
a) Các điểm sau điểm nào thuộc đồ thị hàm số trên :
A(0,1); B(-2,-7); C( ,0 )
b) Giả sử M, N là hai điểm thuộc đồ thị hàm số trên 
i) Tung độ của M bằng bao nhiêu nếu hoành độ của nó bằng ?
ii) Hoành độ của N bằng bao nhiêu nếu tung độ của nó bằng -8
20/ Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị của hàm số y = ax là một đường thẳng đi qua gốc 0 và điểm A(1,2).
a) Tìm a.
b) Vẽ đồ thị hàm số trên.
c) Tìm tọa độ của điểm B thuộc đồ thị trên biết tung độ bằng - .
d) Tìm tọa độ của điểm C thuộc đồ thị trên biết hoành độ bằng -3.
e) Từ A kẽ đường thẳng vuông góc với các trục Ox, Oy lần lượt tại các điểm H và K. Tính diện tích hình chữ nhật HAKO.
* Dặn dò : 
* Học thuộc phần lý thuyết để làm trắc nghiệm...
* Xem lại các bài tập đã giải.
* Tuần sau : “ Thi học kỳ I”
Tiết 66 	 	 	 ÔN TẬP CUỐI NĂM (TT)
A. MỤC TIÊU :
- Hệ thống lại trình tự phát triển các kiến thức và kỹ năng cần thiết trong chương.
B. CHUẨN BỊ :
* Giáo viên 	: SGK, bảng phụ.
* Học sinh 	: SGK.
C. TIẾN TRÌNH BÀI :
* Phương pháp : Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi SGK và cuối cùng chốt lại những vấn đề chính trong chương cần nắm là :
Điều tra về một dấu hiệu
 Thu thập số liệu thống kê, tần số 
­ Dấu hiệu	­ Xác định dấu hiệu
­ Giá trị dấu hiệu	­ Lập bảng số liệu ban đầu.
­ Tần số	­ Tìm các giá trị khác nhau trong 
 dãy giá trị 
	­ Tìm tần số của mỗi giá trị.
	 Bảng “ Tần số ”
­ Cấu tạo của bảng tần số 	­ Lập bảng tần số.
­ Tiện lợi của bảng tần số 	­ Nhận xét từ bảng tần số.
so với bảng số liệu ban dầu
 	Biểu đồ 
­ Ý nghĩa của biểu đồ :	­ Vẽ biểu đồ đoạn thẳng
	­ Nhận xét từ biểu đồ.
 Số trung bình cộng, mốt của dấu hiệu 
­ Công thứ c tính số trung bình cộng	­ Tính số trung bình cộng theo 
 công thức từ bảng
­ Ý nghĩa của số trung bình cộng	
­ Ý nghĩa mốt của dấu hiệu	­ Tìm mốt của dấu hiệu.
	Vai trò thống kê trong đời sống 
* Bài tập : 
Giải BT 20 : SGK với các câu hỏi :
1/ Dấu hiệu.
2/ Có bao nhiêu giá trị khác nhau trong dãy giá trị của dấu hiệu đó.
3/ Viết các giá trị khác nhau của dấu hiệu.
4/ Lập bảng “ Tần số” và rút ra một số nhận xét.
5/ Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
6/ Tìm số trung bình cộng.
7/ Tìm mốt của dấu hiệu.
Bảng tần số của bảng 28 là :
Năng suất (x)	20	25	30	35	40	45	50	
Tần số (n)	1	3	7	9	6	4	1	N = 31
 = 35 tạ/ha
- Các câu còn lại học sinh tự trả lời.
3- Củng cố : 10’
 Giải bài tập 8 phần ôn tập cuối năm
* Dặn dò : 
- Tiết sau : “ chuẩn bị Kiểm tra học kỳ II”
- Xem lại các bài tập đã giải..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an toan 7 DS tuan 2730.doc