Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 45 - Bài 3: Biểu đồ

Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 45 - Bài 3: Biểu đồ

Mục tiêu:

- Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc lập biểu đồ trong khoa học thống kê.

- Biết cách lập biểu đồ đọan thẳng từ bảng tần số.

- Biết nhìn vào biểu đồ đơn giản để đọc các số liệu thể hiện cho bảng tần số.

II/ Phương tiện dạy học:

- GV: Một số dạng biểu đồ khác nhau.

- HS: thước thẳng, viết màu.

III/ Tiến trình tiết dạy:

 

doc 11 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 45 - Bài 3: Biểu đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 	
Ngày soạn: 2/1/2009	
Ngày dạy : Lớp 7A:
 Lớp 7B :
Tiết : 45 Bài 3: BIỂU ĐỒ.
I/ Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc lập biểu đồ trong khoa học thống kê.
- Biết cách lập biểu đồ đọan thẳng từ bảng tần số.
- Biết nhìn vào biểu đồ đơn giản để đọc các số liệu thể hiện cho bảng tần số.
II/ Phương tiện dạy học:
- GV: Một số dạng biểu đồ khác nhau.
- HS: thước thẳng, viết màu.
III/ Tiến trình tiết dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Làm bài tập 6/ SBT.
a/ Dấu hiệu là lỗi chính tả trong một bài làm văn.
b/ Có 40 bạn làm bài.
c/ Lập bảng tần số,nhận xét: 
Không có Hs không mắc lỗi.
Số lỗi ít nhất : 1 lỗi.
Số lỗi nhiều nhất : 10 lỗi.
Số bài có từ 3 đến 6 lỗi chiếm tỷ lệ cao.
Hoạt động 2:
I/ Biểu đồ đoạn thẳng:
Gv giới thiệu sơ lượt về biểu đồ trong thống kê. 
Trong thống ke, người ta dựng biểu đồâ để cho một hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số.
Gv treo một số hình ảnh về biểu đồ để Hs quan sát.
Sau đó hướng dẫn Hs lập biểu đồ đoạn thẳng.
Hs lập một hệ trục toạ độ.
Trục hoành biểu diễn các giá trị x.
Trục tung biểu diễn tần số n.
Xác định các điểm có toạ độ là các cặp số (28; 2); (30; 8);
(35; 7) ; (50; 3)
Dựng các đoạn thẳng qua các điểm đó song song với trục tung.
I/ Biểu đồ đoạn thẳng:
Dựa trên bảng tần số sau, lập biểu đồ đoạn thẳng:
Giá trị(x)
28
30
35
50
Tần số(n)
2
8
7
3
N= 20
Hoạt động 3:
II/ Chú ý:
Gv giới thiệu các dạng biểu 
đồ khác như biểu đồ hình chữ nhật, biểu đồ hình chữ nhật liền nhau
Treo các dạng biểu đồ đó lên bảng để Hs nhận biết.
Gv giới thiệu biểu đồ ở hình 2.
Nhìn vào biểu đồ, em hãy cho biết diện tích rừng bị phá nhiều nhất vào năm nào?
Diện tích rừng ít bị phá nhất là năm nào?
Từ năm 1996 đến năm 1998 điện tích rừng bị phá giảm đi hay tăng lên?
Diện tích rừng bị phá nhiều nhất vào năm 1995 là 20 nghìn hecta.
Diện tích rừng ít bị phá nhất là năm 1996 chỉ có 5 ha.
Từ năm 1996 đến năm 1998 điện tích rừng bị phá tăng lên.
a/ Dấu hiệu là điểm kiểm tra toán của Hs lớp 7C.
Số các giá trị là 50.
b/ Biểu diễn bằng biểu đồ: 
II/ Chú ý:
Ngoài dạng biểu đồ đoạn thẳng còn có dạng biểu đồ hình chữ nhật, dạng biểu đồ hình chữ nhật được vẽ sát nhau .
VD: Biểu đồ sau biểu diễn diện tích rừng bị phá của nước ta được thống kê từ năm 1995 đến năm 1998.
Hoạt động 4: Củng cố
Làm bài tập 10.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Làm bài tập 11 / 14 và bài 9 / SBT.
IV. Lưu ý khi sử dụng giáo án: 
- Phối hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy, phát huy tính tích cực của học sinh.
- Cần đưa thêm một số bài nâng cao cho học sinh lớp chọn.
Ngày soạn: 2/1/2009	
Ngày dạy : Lớp 7A:
 Lớp 7B :
Tiết : 46. LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu:
- Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ đoạn thẳng để thể hiện các giá trị và tần số trong bảng tần số.
- Nhìn biểu đồ để đọc một số số liệu được thể hiện trên biểu dồ.
- Rèn luyện tính chính xác và cẩn thận khi học toán.
II/ Phương tiện dạy học:
- GV: bảng 16 và biểu đồ ở hình 3.
- HS: thước thẳng, viết màu. Biết vẽ biểu đồ,
III/ Tiến trình tiết dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Kiểm tra và chữa bài cũ
Làm bài tập 11?
Bài 1: ( bài 12)
Gv nêu đề bài.
Treo bảng 16 lên bảng.
Yêu cầu Hs lập bảng tần số từ các số liệu trong bảng 16.
Số các giá trị khác nhau là bao nhiêu?
Sau khi có bảng tần số, em hãy biểu diễn các số liệu trong bảng tần số trên biểu đồ đoạn thẳng?
Lập biểu đồ: 
Hs lập bảng tần số.
Số các giá trị khác nhau là 8.
Hs thể hiện trên biểu đồ.
Cột ngang ghi các giá trị x, cột đứng ghi tần số n.
Hs trả lời câu hỏi.
a/ Năm 1921, số dân của nước ta là 16 triệu người.
b/ 78 năm.
c/ 25 triệu người.
I. Chữa bài cũ.
Bài 1:
a/ Bảng tần số:
Giá trị
(x)
Tần số
(n)
17
1
18
3
20
1
25
1
28
2
30
1
31
2
32
1
N = 12
b/ Lập biểu đồ đoạn thẳng:
Hoạt động 2:
Bài 2: ( bài 13)
Gv nêu đề bài.
Treo bảng phụ có vẽ sẵn biểu đồ ở hình 3.
Yêu cầu Hs quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi?
Số các giá trị khác nhau là 6.
Hs lập bảng tần số.
II. Bài tập luyện
Bài 2:
a/ Năm 1921, số dân của nước ta là 16 triệu người.
b/ Từ năm 1921 đến năm 1999 dân số nước ta tăng từ 16 đến76 triệu người , nghĩa là trong 78 năm dân số nước ta tăng thêm 60 triệu người.
c/ Từ năm 1980 đến 1999, dân số nước ta tăng thêm 25 triệu người.
Hoạt động 3:
Bài 3: (bài 9 / sbt)
Gv nêu đề bài.
Treo bảng thu thập số liệu có trong bài 9 lên bảng.
Số các giá trị khác nhau là bao nhiêu?
Yêu cầu Hs lập bảng tần số.
Gọi Hs lên bảng lập biểu đồ thể hiện các số liệu trên?
Hs lập bảng tần số.
Lên bảng lập biểu đồ thể hiện các số liệu trên.
Bài 3:
a/ Lập bảng tần số:
Giá trị
Tần số
40
1
50
1
80
2
100
1
120
1
150
1
N = 7
b/ Vẽ biểu đồ:
Hoạt động 3: Củng cố
Nhắc lại cách lập biểu đồ đoạn thẳng.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Làm bài tập 8/ SBT.
IV. Lưu ý khi sử dụng giáo án: 
- Phối hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy, phát huy tính tích cực của học sinh.
- Cần đưa thêm một số bài nâng cao cho học sinh lớp chọn.
Tuần 23	
Ngày soạn: 	
Ngày dạy : Lớp 7A: 
 Lớp 7B:
Tiết : 47. Bài 4: SỐ TRUNG BÌNH CỘNG.
 I/ Mục tiêu:
- Học sinh biết tính số trung bình cộng theo công thức. Biết sử dụng số trung bình cộng để làm đại diện cho một dấu hiệu trong một số trường hợp, và để so sánh khi tìm hiểu các giá trị cùng loại.
- Hiểu thế nào là “mốt”, biết tìm mốt và thấy được ý nghĩa của mốt trong thực tế.
II/ Phương tiện dạy học:
- GV: bảng 19; 20; 21; 22.
- HS: dụng cụ học tập.
III/ Tiến trình tiết dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu HS Làm bài tập 8.
a/ Nhận xét:
Số bài có điểm 10 : 1 bài.
Điểm thấp nhất là 2 điểm và có 2 bài.
Số bài có điểm 7 là nhiều nhất và có 8 bài.
Số bài dưới trung bình: 6 bài.
Số bài có điểm khá : 12 bài.
b/ Số các giá trị: 36.
 Số các giá trị khác nhau: 9
Hoạt động 2:
I/ Số trung bình cộng của dấu hiệu:
Gv nêu bài toán.
Treo bảng 19 lên bảng.
Có bao nhiêu bạn làm bài kiểm tra?
Để tính điểm trung bình của lớp. Ta làm ntn?
Tính điểm trung bình?
Gv hướng dẫn Hs lập bảng tần số có ghi thêm hai cột, sau đó tính điểm trung bình trên bảng tần số đó.
Treo bảng 20 lên bảng.
Nhận xét kết quả qua hai cách tính?
Qua nhận xét trên Gv giới thiệu phần chú ý.
Gv giới thiệu ký hiệu `X dùng để chỉ số trung bình cộng.
Từ cách tính ở bảng 20, ta rút ra nhận xét gì?
Từ nhận xét trên, Gv giới thiệu công thức tính số trung bình cộng.
Có 40 bạn làm bài.
Để tính điểm trung bình của lớp, ta cộng tất cả các điểm số lại và chia cho tổng số bài.
Hs tính được điểm trung bình là 6,25.
Tính điểm trung bình bằng cách tính tổng các tích x.n và chia tổng đó cho N.
Hai cách tính đều cho cùng một đáp số.
Có thể tính số trung bình cộng bằng cách:
Nhân từng giá trị với tần số tương ứng.
Cộng tất cả các tích vừa tìm được.
Chia tổng đó cho số các giá trị.
I/ Số trung bình cộng của dấu hiệu:
1/ Bài toán:
Tính điểm trung bình bài kiểm tra của lớp 7C cho trong bảng 19?
Giải:
Lập bảng tần số và tính trung bình như sau:
Điểm số(x)
Tần số(n)
Tích
(x.n)
2
3
6
X= =
6,25
3
2
6
4
3
12
5
3
15
6
8
48
7
9
63
8
9
72
9
2
18
10
1
10
N= 40
Tổng:
250
Chú ý:
Trong bảng trên, tổng số điểm của các bài có điểm số bằng nhau được thay bằng tích của điểm số ấy với tần số tương ứng.
2/ Công thức:
X = 
Trong đó:
x1, x2, x3,, xk là các giá trị khác nhau của dấu hiệu x.
n1, n2, n3,, nk là tần số k tương ứng.
N là số các giá trị.
Hoạt động 3:
II/ Ý nghĩa của số trung bình cộng:
Số trung bình cộng của một dấu hiệu thường được dùng làm đại diện cho dấu hiệu đó khi cần phải trình bày một cách gọn ghẽ, hoặc khi phải so sánh với một dấu hiệu cùng loại.Ví dụ như khi cần so sánh trung bình điểm thi giữa hai lớp
Không phải trong trường hợp nào trung bình cộng cũng là đại diện. Gv giới thiệu phần chú ý.
Hs xem ví dụ trong SGK.
II/ Ý nghĩa của số trung bình cộng:
Số trung bình cộng thường được dùng làm “đại diện” cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại.
Chú ý:
1/ Khi các giá trị của dấu hiệu có khoảng chênh lệch rất lớn với nhau thì không nên lấy trung bình cộng làm đại diện cho dấu hiệu đó
2/ Số trung bình cộng có thể không thuộc dãy giá trị của dấu hiệu.
Hoạt động 4:
III/ “Mốt” của dấu hiệu:
Treo bảng 22 lên bảng.
Nhìn bảng cho biết, cỡ dép nào bán được nhiều nhất?
Gv giới thiệu khái niệm mốt
Cỡ dép 39 bán được nhiều nhất.
III/ “Mốt” của dấu hiệu:
Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số.
 KH: M0
VD: Trong bảng 22,giá trị 39 với tần số lớn nhất 184 được gọi là “mốt”.
Hoạt động 5: Củng cố
Nhắc lại công thức tính trung bình cộng.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Học thuộc lý thuyết và làm bài tập 14; 15/ 20.
IV. Lưu ý khi sử dụng giáo án: 
- Phối hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy, phát huy tính tích cực của học sinh.
- Cần đưa thêm một số bài nâng cao cho học sinh lớp chọn.
Ngày soạn: 	
Ngày dạy : Lớp 7A: 
 Lớp 7B:
Tiết : 48. LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
- Rèn luyện cách tính trung bình cộng của dấu hiệu, khi nào thì trung bình cộng được dùng làm đại diện cho dấu hiệu, khi nào thì không nên dùng. 
- Biết xác định mốt của dấu hiệu.
II/ Phương tiện dạy học:
- GV: bảng 24; 25; 26; 27.
- HS: dụng cụ học tập.
III/ Tiến trình tiết dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Kiểm tra và chữa bài cũ
Gọi HS lên bảng làm bài tập 15?
a/ Dấu hiệu cần tìm hiểu là tuổi thọ của một loại bóng đèn.
Số các giá trị là 50.
b/ Trung bình cộng:
`X=(5.1150+8.1160+ 12.1170 +18.1180 +7.1190): 50.
 `X = 1182,8.
c/ M0 = 1180.
I, Chữa bài cũ.
Bài 15
a/ Dấu hiệu cần tìm hiểu là tuổi thọ của một loại bóng đèn.
Số các giá trị là 50.
b/ Trung bình cộng:
`X=(5.1150+8.1160+ 12.1170 +18.1180 +7.1190): 50.
 `X = 1182,8.
c/ M0 = 1180.
Hoạt động 2
Bài 1: ( bài 16)
Gv nêu đề bài.
Treo bảng 24 lên bảng.
Quan sát bảng 24, nêu nhận xét về sự chênh lệch giữa các giá trị ntn?
Như vậy có nên lấy trung bình cộng làm đại diện cho dấu hiệu không?
Hoạt động 3
Bài 2: ( bài 17)
Gv nêu bài toán.
Treo bảng 25 lên bảng.
Viết công thức tính số trung bình cộng?
Tính số trung bình cộng của dấu hiệu trong bảng trên?
Nhắc lại thế nào là mốt của dấu hiệu?
Tìm mốt của dấu hiệu trong bảng trên?
Hoạt động 4
Bài 3: ( bài 18)
Gv nêu đề bài.
Treo bảng 26 lên bảng.
Gv giới thiệu bảng trên được gọu là bảng phân phối ghép lớp do nó ghép một số các giá trị gần nhau thành một nhóm.
Gv hướng dẫn Hs tính trung bình cộng của bảng 26.
+ Tính số trung bình của mỗi lớp: 
(số nhỏ nhất +số lớn nhất): 2
+ Nhân số trung bình của mỗi lớp với tần số tương ứng
+ Áp dụng công thức tính `X.
Sự chênh lệch giữa các giá trị trong bảng rất lớn.
Do đó không nên lấy số trung bình cộng làm đại diện.
`X=
`X = (phút)
Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số.
 Mo = 8
+/ Số trung bình của mỗi lớp:
 (110 + 120) : 2 = 115.
 (121 + 131) : 2 = 126
 (132 + 142) : 2 = 137
 (143 + 153) : 2 = 148
+/ 105 + 805 + 4410 + 6165 + 1628 + 155 = 13268.
`X = 
II. Bài tập luyện.
Bài 1:
Xét bảng 24:
Giá trị
2
3
4
90
100
Tần số
3
2
2
2
1
N=
10
Ta thấy sự chênh lệch giữa các giá trị là lớn, do đó không nên lấy số trung bình cộng làm đại diện.
Bài 2:
a/ Tính số trung bình cộng:
Ta có: x.n = 384.
`X = (phút)
b/ Tìm mốt của dấu hiệu:
 Mo = 8
Bài 3:
a/ Đây là bảng phân phối ghép lớp, bảng này gồm một nhóm các số gần nhau được ghép vào thành một giá trị của dấu hiệu.
b/ Tính số trung bình cộng:
Số trung bình của mỗi lớp:
 (110 + 120) : 2 = 115.
 (121 + 131) : 2 = 126
 (132 + 142) : 2 = 137
 (143 + 153) : 2 = 148
Tích của số trung bình của mỗi lớp với tần số tương ứng:
x.n = 105 + 805 + 4410 + 6165 + 1628 + 155 = 13268.
`X = (cm)
Hoạt động 5
Bài 4 ( bài 12 / SBT)
Treo bảng phụ có ghi đề bài 12 lên bảng.
Yêu cầu Hs tính nhiệt độ trung bình của hai thành phố.
Sau đó so sánh hai nhiệt độ trung bình vừa tìm được?
Dựa vào bảng tần số đã cho, Hs tính nhiệt độ trung bình của thành phố A: 23,95(°C)
Nhiệt độ trung bình của thành phố B là: 23,8 (°C)
Nêu nhận xét:
Nhiệt độ trung bình của thành phố A hơi cao hơn nhiệt độ trung bình của thành phố B.
Bài 4:
a/ Nhiệt độ trung bình của thành phố A là:
 » 23,95(°C)
b/ Nhiệt độ trung bình của thành phố B là:
 » 23,8 (°C)
Nhận xét:
Nhiệt độ trung bình của thành phố A hơi cao hơn nhiệt độ trung bình của thành phố B.
Hoạt động 6: Củng cố
Nhắc lại cách tính trung bình cộng của dấu hiệu.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Làm bài tập 19/ 22 và bài 11; 13 / SBT.
 IV. Lưu ý khi sử dụng giáo án: 
- Phối hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy, phát huy tính tích cực của học sinh.
- Cần đưa thêm một số bài nâng cao cho học sinh lớp chọn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22 - 23.doc