Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 45: Biểu đồ

Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 45: Biểu đồ

- Kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa minh hoạ của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng

- Kĩ năng: Hình thành kĩ năng dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng tần số và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian

- Thái độ : Biết đọc biểu đồ đơn giản

II.CHUẨN BỊ:

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Đại số lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 45: Biểu đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Ngày giảng: ./ ./ 2009 
 	Tiết45. Biểu đồ (T1)
I. Mục tiêu :
Kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa minh hoạ của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng 
Kĩ năng: Hình thành kĩ năng dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng tần số và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian 
Thái độ : Biết đọc biểu đồ đơn giản 
II.Chuẩn bị:
- GV: thước thẳng, phấn màu, bảng kẻ ô, bảng phụ đáp ?1 và đáp bài 10 SGK Tr 14
- HS : thước thẳng có chia khoảng, giấy kẻ ô.
III. các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: Sĩ số: 7A: ..
2. Kiểm tra:
 Lập bảng tần số tần số từ bảng 1
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
*Hoạt động 1: Biểu đồ đoạn thẳng 
GV: Trở lại bảng 1 
GV: yêu cầu HS cá nhân thực hiện xác định các giá trị của dấu hiệu? Tần số của mỗi giá trị:
HS: đọc các giá trị
GV: yêu cầu HS đọc ? SGK ( 13), nêu các bước thực hiện
HS: Làm ?1 theo các bước như SGK 
GV: quan sát, hướng dẫn HS thực hiện
*Hoạt động2 : Luyện tập 
GV: yêu cầu HS đọc bài 10 Tr 14
thảo luận nhóm và thực hiện làm bài
HS: đọc bài, thảo luận 
GV: yêu cầu HS cá nhân trả lời ý a
HS: cá nhân trả lời
GV: yêu cầu cá nhân vẽ biểu đồ
HS; thực hiện vẽ biểu đồ đoạn thẳng trên giấy kẻ ô 
GV: bao quát, theo dõi HS làm bài
HS: cá nhân thông báo kết quả bảng nhóm
GV: đáp bảng phụ bài 10
HS: nhận xét, đánh giá kết quả chéo giữa các nhóm
1, Biểu đồ đoạn thẳng : 
X
28
30
35
50
n
2
8
7
3
N = 20
?1: 
 Hình 1
Hình 1 là biểu đồ đoạn thẳng
 Luyện tập :
Bài tập 10 (14-SGK) 
a, Dấu hiệu : Điểm kiểm tra toán (học kỳ I ) của mỗi HS lớp 7c 
Số các giá trị : 50 
b, Biểu đồ đoạn thẳng : 
4. Củng cố:
GV nhắc lại ý chính trong bài:
Các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng 
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài theo SGK+ vở ghi
- Làm bài tập : 6 SGK-Trang 10 , 
Ngày giảng:7A: ../ ./ 2009 
	 Tiết 45: biểu đồ ( T2)
I. Mục tiêu :
Kiến thức: HS biết cách dựng biểu đồ hình chữ nhật, biểu đồ quạt từ bảng tần số và ngược lại từ biểu đồ hình chữ nhật, biểu đồ quạt biết lập lại bảng tần số 
Kĩ năng: Hình thành kĩ năng đọc biêủ đồ 1 cách thành thạo 
Thái độ : Biết tính tần suất và biết thêm về biểu đồ hình quạt 
II.Chuẩn bị :
- GV:Bảng phụ, SGK, thước thẳng có chia khoảng, com pa, đáp ?1, ?2 
- HS :SGK, thước thẳng có chia khoảng, com pa.
III. các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra:
 Nêu các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Chú ý
GV: Yêu cầu HS đọc SGK mục 2. Cho biết ngoài biểu đồ đoạn thẳng còn loại biểu đồ nào khác
HS: trả lời
GV: phiếu giao việc: dưạ vào cách vễ biểu đồ đoạn thẳng, quan sát Hình 2 SGK Tr 14 thảo luận ( 7 ‘):
?1: Nêu ý nghĩa chiều cao hình chữ nhât? Chiều rộng hình chữ nhật?
?2: Nêu cách vẽ biểu đồ hình chữ nhât
HS: thảo luận theo nhóm, trình bày kết quả trên bảng nhóm
GV: đáp bảng phụ
HS: nhận xét bổ sung
GV: nhận xét đánh giá
GV: yêu cầu cá nhân HS thực hiện vẽ biểu đồ hình chữ nhật theo bảng 1
HS: Cá nhân thực hiện vẽ biểu đồ Hình 3 vào vở
GV: quan sát hướng dẫn thêm
Hoạt động 2: Luyện tập
GV: Yêu cầu HS làm bài 13 Tr 15
HS: trả lời các câu hỏi a; b; c
GV: cho HS quan sát Hình 4 SGK Tr 16
GV: giới thiệu biểu đồ quạt
2, Chú ý : (SGK) 
+ biểu đồ hình chữ nhật
?1: + Chiều cao hình chữ nhật ( theo trục tung) cho biết diện tích rừng
 + Chiều rộng hình chữ nhật ( theo trục hoành) cho biết các năm được thống kê
? 2: + Dựng hệ toạ độ, trục hoành biểu diễn giá trị X, trục tung biểu diễn tần số
 + Vẽ các hình chữ nhật có bề rộng tương ứng theo năm, chiều cao tương ứng diện tích được đã được thống kê
Hình vẽ cho ta biểu đồ hình chữ nhật
3/ Luyện tập:
a/ Số dân nước ta năm 1921 là 16 triệu
b/ sau 78 năm kể từ năm 1921 dân nước ta tăng 60 triệu người
c/ Từ 1980 đến 1999, dân số nước ta tăng 22 triệu
+ biểu đồ hình quạt 	 
4. Củng cố:
GV nhắc lại các bước vẽ biểu đồ hình chữ nhật 
So sánh Ưu điểm biểu đồ hình chữ nhật với biểu đồ đoạn thẳng?
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài theo SGK+ vở ghi
- Làm bài tập còn lại trong SGK , SBT 
- Đọc trước bài : Số trung bình cộng 
Ngày giảng:7A: ../ ./ 2009 
	 Tiết 46: số trung bình cộng ( T1)
I. Mục tiêu :
HS biết cách tính số trung bình cộng theo công thức từ bảng dã lập , biết sử dụng số trung bình cộng để làm “đại diện” cho 1 dấu hiệu trong 1 số trường hợp và để so sánh khi tìm hiểu những dấu hiệu cùng loại 
II. Chuẩn bị :
GV: bảng phụ đáp ?2 + bảng phụ kẻ sẵn Bảng 19 SGK
HS : phấn , bảng nhóm . 
III. các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: 
7A: Sĩ số .
2. Kiểm tra: 
 Biểu đồ hình đoạn thẳng? Nêu cách vẽ? 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Số trung bình cộng của dấu hiệu
GV: yờu cầu HS đọc số liệu bảng 19 
HS: Đọc yêu cầu bài toán 
GV: ? Dấu hiệu của bảng đã cho là gì?
HS: Trả lời: Điểm kiểm tra của mỗi học sinh lớp 7C
GV: Trả lời?1
HS : Đếm xác định số HS tham gia làm bài kiểm tra.
GV: ? làm thế nào để xác định nhanh nhất số HS tham gia kiểm tra?
HS: Xác định số cột, số HS trong mỗi cột => nhân số cột với số HS mỗi cột
GV: yêu cầu HS đọc ?2 SGK. Thảo luận và trả lời câu hỏi sau:
?1: nêu quy tắc tìm số trung bình cộng?
?2: Xác định d.hiệu qua bảng19 ?
?3: Cách xác định tần số tương ứng của mỗi dấu hiệu?
HS: Thảo luận thống nhất trình bày kết quả tên bảng nhóm và thông báo kết quả ( treo bảng nhóm)
GV: bảng phụ đáp
HS: nhận xét chéo
GV: đánh giá kết luận
GV: cho HS đọc chú ý SGK T 18 
HS: Đọc chú ý SGK 
GV: cho HS đọc nhận xét SGK Tr 18
HS: đọc nhận xét 2 -> 3 lần
GV: Ghi công thức lên bảng 
HS: Nêu ý nghĩa các chữ trong công thức 
GV: cho HS đọc ?3 và các số liệu bảng 21 
HS: Đọc nội dung ?3 
- HS thực hiện làm bài 
- HS đọc kết quả 
1, Số trung bình cộng của dấu hiệu : 
a. Bài toán : (SGK-17) 
Đáp ?1: Có tất cả 40 bạn làm bài kiểm tra .
Đáp ?2:
+ Quy tắc : 
Lấy tổng số điểm chia cho số học sinh trong lớp .
+ Là các điểm từ 2 -> 10
+ Tần số mỗi dấu dấu hiệu là số lần của mỗi loại điểm.
* Chú ý : (SGK- 18) 
b. Công thức : 
Trong đó:
 x1, x2, ... xk: giá trị các dấu hiệu
 n1, n2, nk: tần số tương ứng của các dấu hiệu
 : giá trị trung bình của các dấu hiệu
Đáp ?3: 
4. Củng cố:
GV nhắc lại công thức tính số trung bình cộng 
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài theo SGK+ vở ghi
- Làm bài tập : 14 SGK-Trang 20 , BT 11 –SBT-6 
Tuần 23
Ngày giảng: ./ ./ 2009 
 	Tiết47. SỐ TRUNG BèNH CỘNG (T2)
I. Mục tiêu :
 Biết ý nghĩa của giá trị trung bình cộng và mốt của dấu hiệu
II.Chuẩn bị:
- GV: Đề - Đáp kiểm tra 15 phút
- HS : 
III. các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: Sĩ số: 7A: ..
2. Kiểm tra: 15 phút - Làm bài 14 SGK Tr 20:
 Tính giá trị trung bình của dấu hiệu ( Thời gian giải một bài toán )
Đáp bài 14
- Tính giá trị trung bình của dấu hiệu ( Thời gian giải một bài toán )
Thời gian (x)
Tần số (n)
Các tích (x.n)
3
4
5
6
7
8
9
10
1
3
3
4
5
11
3
5
3
12
15
24
35
88
27
50
N = 35
254
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
*Hoạt động 1: ý nghĩa số tb cộng 
 GV: cho HS làm ?4
GV: Nêu ý nghĩa của số trung bình cộng 
HS: Đọc ý nghĩa SGK 
* Hoạt động 2 : Mốt 
GV: Đưa ra bảng 22 
HS: Đọc ví dụ SGK 
HS: Đọc mốt của dấu hiệu 
*Hoạt động3 : Luyện tập 
HS: Cả lớp làm bài 
1 HS đọc kết quả 
Lớp nhận xét 
 2. ý nghĩa của số trung bình cộng :
 ? 4: Kết quả bài kiểm tra của lớp 7A (= = 6,675) cao hơn kết quả bài kiểm tra của lớp 7C (= )
.
 (SGK-19)
- Chú ý : (SGK) 
3. Mốt của dấu hiệu : (SGK) 
4. Củng cố:
GV nhắc lại công thức tính số trung bình cộng 
Nhắc lại khái niệm mốt .
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài theo SGK+ vở ghi
- Làm bài tập : 16,17 SGK-Trang 20 , BT 12,13 –SBT-6 

Tài liệu đính kèm:

  • docDAI 7 KY II T45-T47 MOI 08-09.doc