Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tuần 1: Tiết 1: Hai góc đối đỉnh

Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tuần 1: Tiết 1: Hai góc đối đỉnh

- HS hiểu được thế nào là hai góc đối đỉnh, nắm được tính chất của hai góc đối đỉnh.

- Rèn luyện kỹ năng về hình vẽ góc đối đỉnh với một góc cho trước. Nhận biết được các cặp góc đối đỉnh.

 - Bước đầu làm quen với suy luận.

II- CHUẨN BỊ

- Thước thẳng, thước đo góc.

 

doc 89 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Hình học lớp 7 - Tuần 1: Tiết 1: Hai góc đối đỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:
Tiết 1:	 HAI GÓC ĐỐI ĐỈNH
I- MỤC TIÊU
HS hiểu được thế nào là hai góc đối đỉnh, nắm được tính chất của hai góc đối đỉnh.
Rèn luyện kỹ năng về hình vẽ góc đối đỉnh với một góc cho trước. Nhận biết được các cặp góc đối đỉnh.
 - Bước đầu làm quen với suy luận.
II- CHUẨN BỊ
Thước thẳng, thước đo góc.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
- GV: Đặt vấn đề: Khi ta xét về vị trí hai góc chúng có thể có chung đỉnh kề nhau, bù nhau, kề bù. Hôm nay ta xét vị trí mới về hai góc: 
- GV: Nêu một cách định nghĩa sai khác “thay từ mỗi bằng từ một” để khắc sâu cho HS.
- HS nhận xét định nghĩa này có đúng không? 
Vẽ hình minh hoạ
* HĐ3: Cho HS làm bài tập 1,2 được chép sẵn vào bảng phụ.
* GV vẽ góc AB và nêu vấn đề: vẽ góc đỉnh của AB
* GV: Hai góc đỉnh này có tính chất gì?
* GV: Cho HS kiểm tra quan sát của mình bằng thước đo
GV: - Cho HS làm bài tập ?3
- Nhận xét về số đo của hai góc đối đỉnh.
HS làm bài tập ?3
* HĐ4:
-GV: hướng dẫn để HS suy luận
-Có nhận xét gì về góc 1 và 2?
HS trả lời câu hỏi
3 và 2?
-Qua bài tập rút ra kết luận
* HĐ5:
-Luyện tập:
-Bài tập 3, bài tập 4
HS làm bài tập 3
HS làm bài tập 4
Hai góc đối đỉnh
1/ Thế nào là hai góc đối đỉnh:
* Định nghĩa: (SGK - 81)
VD: 1 và 3
 2 và 4
là cặp góc đối đỉnh.
- Một HS lên bảng điền vào bảng phụ.
- Một HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vỡ nháp.
2/ Tính chất của hai góc đối đỉnh
- Cho HS dựa vào quan sát, đo đạc để so sánh hai góc đối đỉnh.
Ta có: 1 và 2 kề bù nên 
 1+2=1800 (1)
 2+3=1800 (2) (vì kề bù)
Từ (1) và (2) => 1=3
3 và 4 kề bù nên 
3+4=1800 (3)
2+4=1800 (kề bù) (4)
Từ (3) và (4) => 4=2
T/c: (SGK)
IV- HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
Thuộc đủ tính chất của hai góc đối đỉnh
Làm bài tập: 5,6,7,8,9	 
Tuần 1:
Tiết 2:	 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
HS thành thạo cách nhận biết hai góc đối đỉnh-cách vẽ góc đối đỉnh với góc cho trước.
Biết vận dụng tính chất của hai góc đối đỉnh để giải bài tập, suy luận.
II. CHUẨN BỊ:
Ôn tập, làm bài tập
Thước đo góc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
* HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- HS1: Phát biểu định nghĩa, tính chất của hai góc đối đỉnh? Vẽ XY=500 và vẽ góc đối đỉnh với XY.
- HS2: Nêu tính chất của hai góc đối đỉnh cho XY và X’Y’ là hai góc đối đỉnh.
Biết X’Y’= 600, tính XY?
* HĐ2:
-Cho HS lên bảng làm bài tập 5.
- GV: kiểm tra việc làm bài tập của HS ở vỡ bài tập.
-Vẽ góc kề bùvới góc ABC ta vẽ như thế nào? 
-GV: hướng dẫn HS suy luận để tính số đo của AC.
-GV: hướng dẫn HS tính số đo 
của góc CA’ dựa vào tính chất của hai góc đối đỉnh.
* HĐ3: 
Cho HS giải bài tập 6
GV: cho HS vẽ XOY=470, vẽ hai tia đối OX’, OY’ của hai tia OX và OY
Nếu 1 = 47O => 3 = ?
-Góc 2 và 4 quan hệ như thế nào? Tính chất gì?
* HĐ4:
- GV: cho HS làm bài tập 7.
- Cho 1 HS lên vẽ hình và viết trên bảng các cặp góc đối đỉnh.
- GV: nhận xét cùng cả lớp
- 
* HĐ5:
-GV: cho HS làm bài tập 8 ở nhà.
-Một HS lên bảng làm. Cả lớp trao đổi về nhà để kiểm tra và nhận xét bài làm của bạn.
Vì AC kề bù với AC’
Nên: AC + AC’=1800
=> AC’=180O - AC
 AC’=180O- 56O=124O
AC và A’C’ đối đỉnh nên:
AC = A’C’ = 56O
Bài 6:
Ta có: 1 = 47O mà 1 = 3 (đđ)
Nên 3 = 47O
1 + 2 = 1800 (kề bù) nên
2 = 180O - 1 = 180O - 47O= 133O
2 = 4 vì đối đỉnh. Nên
4 = 133O
xÔy = x/Ôy/ ;yÔz = y/Ôz/ ;zÔx/ = z/Ôx
xÔz = x/Ôz/;yÔx/ = y/Ôx ; zÔy/ =z/Ôy
xÔx/ =yÔy/ =zÔz/
IV- HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
Ôn lại lý thuyết về góc vuông 
Làm các bài tập: 9,10
Chuẩn bị giấy để gấp hình.
Tuần 2:
Tiết 3:	 HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU:
HS biết được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau công nhận tính chất duy nhất 1 đường thẳng đi qua A và vuông góc với đường thẳng a cho trước.
Hiểu thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng.
Biết rõ đường thẳng vuông góc đi qua một điểm cho trước và vuông góc với đường thẳng cho trước, biết dựng đường trung trực của một đường thẳng.
II. CHUẨN BỊ:
Thước thẳng, êke, một tờ giấy gấp hình 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
* HĐ1:
- Kiểm tra bài cũ
- Cho HS làm bài tập 9
* HĐ2:
- GV: cho HS làm bài tập ? 1
- Hướng dẫn HS các thao tác gấp và trả lời câu hỏi 
- Các góc tạo bởi nếp gấp là góc gì?
- GV: cho HS làm bài tập? 2 ở SGK 
2 có quan hệ như thế nào với 1
- GV: Hai đường thẳng XX’ và YY’ như thế nào được gọi là hai đường thẳng vuông góc.
-Vậy như thế nào là hai đường thẳng vuông góc
* HĐ3:
- GV: cho HS làm bài tập? 3
- GV: hướng dẫn HS vẽ theo từng trường hợp 1.
GV: Thực hiện vẽ hướng dẫn HS vẽ TH 1 
GV: thao tác và hướng dẫn học sinh vẽ TH2
* HĐ4:
-Dựa vào cách vẽ GV: cho HS diễn đạt qua O vẽ được mấy? Đường thẳng a’L a?
-GV: nêu tính chất thừa nhận?
* HĐ5:
-Yêu cầu HS quan sát hình 7- đường trung trực 
của đường thẳng là gì?
-GV: nêu định nghĩa đường trung trực của đường thẳng
* HĐ6:
- Củng cố cho HS làm bài tập 11
1/ Thế nào là hai đường thẳng vuông góc?
1 = 900, 2+1 = 1800
=>2 = 900
1 = 3(đđ) = 900
2 = 4(đđ) = 900
Định nghĩa: SGK
Kí hiệu :xx/ yy/
2/ Vẽ hai đường thẳng vuông góc
-Điểm O nằm trên đường thẳng a
-Điểm O nằm ngoài đường thẳng a
Tính chất thừa nhận (SGK 84)
3/ Đường trung trực của đoạn thẳng:
Định nghĩa: SGK
IV- HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
Thuộc các định nghĩa về hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đường thẳng
Làm các bài tập: 12,13,14 (SGK
Tuần 2:
Tiết 4: 	 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Củng cố các kiến thức về hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đoạn thẳng; kỹ năng về đường thẳng vuông góc với đường thẳng cho trước.
Rèn luyện kỹ năng suy luận.
II. CHUẨN BỊ:
Thước, êke, giấy gấp.
III .CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
 Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
* HĐ1:
-Kiểm tra 
-HS 1: phát biểu định nghĩa hai đường thẳng vuông góc vẽ đường thẳng vuông góc với đường thẳng a và đi qua điểm A cho trước (a chứa điểm A)
-HS 2: phát biểu định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng 
-Vẽ đường trung trực của đoạn thẳng có độ dài = 4cm
* HĐ2:
-Cho HS lên bảng để rèn kĩ năng vẽ hình 
-GV: vẽ sẳn đường thẳng a và điểm A 
-GV: cho HS làm bài tập 
-GV: xem thao tác của HS vẽ để uốn nắn.
-GV: lưu ý cho HS khi vẽ hai đoạn thẳng vuông góc với nhau phải ký hiệu góc vuông
* HĐ3:
-Cho HS làm bài tập 19 
-HS nên trình tự vẽ hình có thể cho HS thấy 
-Vẽ theo nhiều cách:
C1, C2
-GV: cho HS theo một số trình tự vừa nêu
* HĐ4:
Cho HS làm bài tập 20
Cho hai HS lên bảng vẽ hai trường hợp
-Cả lớp cùng vẽ vào giấy nháp 
-GV: kiểm tra và uốn nắn
HĐ5:
-Bài tập làm thêm
-GV: ghi bài tập mới lên bảng
-Cho HS vẽ hình 
-Dựa vào đề bài và hình vẽ => OB l AA’
OA=OA’ và OB? AA’
-Vậy có kết luận gì?
-Cho HS tự suy luận và trình bày lời giải
Muốn chứng tỏ OB là đường trung trực của AA/ ta phải chỉ ra điều gì?
Bài 16 (trang 87)
Bài 18 (trang 87)
Bài 19 (87) 
C1: Vẽ d1d2= 600
Vẽ AB d1
Vẽ BC d2
C2: Vẽ AB 
Vẽ d1 AB
Vẽ Od2 sao cho d1d2= 600
Vẽ BC d2
Bài 20 ( 87)
Ba điểm A,B,C không thẳng hàng:
Ba điểm A, B, C thẳng hàng
Bài tập mới:
Cho AÔB = 900. vẽ tia đối của tia OA và lấy điểm A’ sao cho OA= OA’. Đường thẳng OB có phải là đường trung trực của đoạn thẳng AA’ không? Vì sao?
Vì AB =9 00 nên OB AO hay
OB AA’ (vì O C AA’)
Mà OA=OA’ do đó OB là đường trung trực của đoạn thẳng AA’ (đn)
IV - HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
Xem các bài tập đã chữa 
Oân lại kiến thức đã học
Đọc bài 3
Tuần 3
Tiết 5:	 CÁC GÓC TẠO BỞI MỘT ĐƯỜNG THẲNG
 CẮT HAI ĐƯỜNG THẲNG
I. MỤC TIÊU
HS hiểu được các tính chất: cho hai đường thẳng và một các tuyến. Nếu một cặp góc so le trong bằng nhau thì.
Có kỹ năng nhận biết hai đường thẳng cắt một đường thẳng các góc ở vị trí so le trong, cặp góc đồng vị, trong cùng phía.
II. CHUẨN BỊ
Thước đo góc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP . 
 Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
* HĐ1:
-GV: vẽ đường thẳng cắt hai đường thẳng a và b tại hai điểm A và B 
-GV giới thiệu về cặp góc so le trong 1 và 3
-GV: giới thiệu về cặp góc đồng vị 1 và 1
-Cho HS làm bài tập ? 1
-Một HS lên bảng làm 
-Cho HS cùng làm và kiểm tra 
* HĐ2:
-GV: cho HS làm bài tập? 2
-GV: vẽ hình 13 
-Cho HS làm câu a 
-Dựa vào mối quan hệ đã biết để tính 1 và 3
-Cho HS làm câu b
-Cho HS trả lời câu hỏi: nêu quan hệ giữa các cặp góc 2 và 4; 2 và 4
-Cho HS làm câu C cặp góc đồng vị nào ta đã biết kết quả
-Vậy 3 cặp góc còn lại là cặp góc nào?
-Dựa vào kết quả bài tập hãy nêu 
nhận xét; nếu 1 đường thẳng cắt 2 đường thẳng mà có một cặp góc so le trong bằng nhau thì:?
HĐ3:-GV: cho HS làm bài tập 21 vào bảng con. GV nhận xét
-Cho HS nhắc lại tính chất
1/ Góc so le trong. Góc đồng vị
Các góc so le trong
1và 3 ; 4 và 2
Các góc đồng vị
1 và 1 ; 2 và 2
3 và 3 ; 4 và 4
2/ Tính chất: 
a) Tính 1 vàø 3
vì 4 và Â1 kề bù nên 
4 +1 = 1800
1 = 1800 - 4 = 1350
ø 2 + B3 = 1800 (2 góc kề bù)
=> 3 = 1800 - B2= 1350
b) 4 = 2 (vì đđ)
nên 2 = 450
2 = 4 (vì đđ)
Nênø 4 =450
c) 1 =1 =1350
3 =3 =1350
4 =4 =450
Tính chất (SGK)
Luyện tập: củng cố:
a)..so le trong
b)đồng vị
c)đồng vị
d) .cặp góc so le trong
IV- HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
Làm bài tập 17, 18, 19 (trang 76 SBT)
Làm bài tập 22 (trang 89)
Tuần 3
Tiết 6:	 HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU
Ôn lại thế nào là 2 đường thẳng song song
Công nhận dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song
Có kỹ năng về vẽ 1 đường thẳng đi qua 1 đường thẳng nằm ngoài đường thẳng và song song với đường thẳng đã cho.
Sử dụng thành thạo êâke, thước để vẽ hai đường th ... gt: 1 đ
a/1,5đ; b: 1,5đ; 	c: 1đ
CHƯƠNG III: QUAN HỆ CÁC YẾU TỐ TRONG TAM GIÁC CÁC
 ĐƯỜNG ĐỒNG QUI CỦA TAM GIÁC
Tuần 26
Tiết 47 . QUAN HỆ GÓC VÀ CẠNH ĐỐI DIỆN TRONG TAM GIÁC 
A-Mục tiêu: 
Hs nắm vững 2 định lý, vận dụng được chúng trong những tình huống cần thiết, hiểu được phép chứng minh định lý.
Biết vẽ hình đúng yêu cầu và dự đoán nhận xét các tính chất qua hình vẽ.
Biết diễn đạt một định lý thành một bài toán với hình vẽ, GT, KL 
B-Chuẩn bị: 
Gv: thước, compa, thước đo góc, DABC bằng bìa (AB< AC) 
Hs: D ABC bằng giấy có AB<AC
Ôn tập các trường hợp bằng nhau của hai tam giác, tính chất góc ngoài.
C-Tiến trình dạy học: 
HĐ1: GV giới thiệu chương vào ĐVĐ vào bài mới.
HĐ2: Phát triển t/c của góc đối diện với cạnh lớn hơn trong tam giác.
GV
HS
GV vẽ DABC, AC> AB 
? góc nào đối diện với cạnh AB, AC 
? khi AC>AB, hãy so sánh .
1, góc đối diện với cạnh lớn hơn 
hình vẽ 
DABC: AC> AB 
Cả lớp thực hiện ? 2 
GV quan sát và hướng dẫn hs trường hợp và sau đưa D gấp và tô màu góc B
? So sánh và ? 
? tại sao > 
 bằng góc nào của DABC 
*Định lý: SGK 
GT
DABC 
AC> AB 
KL
Rút ra quan hệ gì giữa của tgiác ABC
Với các cạnh AB,AC
 Qua phần thực hành em rút ra nhận xét gì? 
GV giới thiệu định lý 1, gv vẽ hình, nêu GT, KL của định lý 
Hướng dẫn phân tích: ; vẽ tia giác phân giác, xác định B’
Chốt DABC có: AC> AB 
Vậy điều ngước lại ? 
2. Cạnh đối diện với góc lớn hơn 
GT
DABC ; 
KL
AB ? AC? 
Định lý: SGK
HĐ3: Hs tự trả lời, GV kiểm tra bằng thẻ toán.
Nhận xét: DABC, có (AC>AB) 
Nếu AC>AB Û 
Gv giới thiệu định lý 2, hs đọc 
Nêu GT, KL của định lý 2
Hãy nhận xét, GT, KL của định lý 1, 2
(trái ngược nhau) đlý 2, và đảo của định lý được, hs đọc đlý 2
GV chốt: trong Dsẽ so sánh góc nếu biết độ lớn các cạnh và ngược lại.
GV vẽ DABC, có Â=1v? Cạnh nào lớn nhất? Vì sao? 
Tam giác ABC vuông tại A thì cạnh đối diên với góc vuông là cạnh lớn nhất vì trong một tam giác không thể có hơn một góc vuông (Theo tính chất tổng ba góc của một tam giác )
 Tương tự với DABC có < 900
nhận xét 
*Củng cố: 
 Góc và cạnh đối diện trong tam giác quan hệ với nhau thế nào? 
(Đlý 1,2) 
BT1: SGK 
 muốn so sánh các góc của D ta phải làm thế nào? (ss các cạnh) 
BT1: SGK DABC 
Ta có AC>BC>AB
Hãy so sánh 3 cạnh của D ABC 
 áp dụng điều gì để ss được các góc của D ABC 
BT2: SGK 
 muốn ss các cạnh ta tính gì? 
1 Hs lên bảng: 
*Hướng dẫn về nhà: 
Thuộc, hiểu 2 định lý 
Làm các bài tập 3-7/SGK 
Hướng dẫn bài 7, là cách chứng minh khác của định lý 1
Aùp dụng tính chất về góc của D cân, góc ngoài của Dđể trả lời/
Tuần 26
Tiết 48 LUYỆN TẬP.
I MỤC TIÊU:
 Củng cố các định lí quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.
Rèn kĩ năng vận dụng các định lí đó để so sánh các đoạn thẳng, các góc trong tam giác.
Rèn kĩ năng vẽ hình đúng theo yêu cầu bài toán, biết ghi giả thiết, kết luận, bước đầu biết phân tích để tìm hướng chứng minh, trính bày bài suy luận có căn cứ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
Gv: Thước thẳng, eke, thước đo độ, phấn màu.
Hs:	Thước thẳng, eke, thước đo độ, phấn màu.
III. HỌAT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 Hoạt động 1: KIỂM TRA VÀ CHỮA BÀI TẬP.
HS1 
Phát biểu các định lí về quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.
Chữa BT 3 (trang 56 SGK) 
HS2: Chữa BT 3( trang 24 SBT)
GV yêu cầu HS vẽ hình, ghi GT, KL và chứng minh.
GT 
 D nằm giữa B và C
KL AB < AD < AC.
Gv yêu cầu các Hs khác nhận bài làm của bạn.
GV đánh giá và cho điểm.
HS1 Phát biểu Định lí.
BT3 Trong tam giác ABC có 
1000 + 400 + 
Vậy => cạnh BC là cạnh lớn nhất.
Có là tam giác cân.
HS 2. 
Chứng minh:
=> 
Mặt khác có kề bù với mà 
Vậy AB < AD < AC
Hoạt động 2; LUYỆN TẬP
Gv giới thiệu đề bài số 5 trang 56 SGK.
GV: tương tự BT trên . hãy chỉ ra đoạn đường nào ngắn nhất, đoạn đường nào dài nhất từ đó chỉ ra ai là người đi xa nhất.
Bài 6( trang 56 SGK).
Gv? Kết luận nào đúng?
GV yêu cầu HS trình bày suy luận có căn cứ
GV gợi ý: kéo dài Am sao cho MD = MA
Vậy để so sánh ta đi so sánh góc D và góc A2 
Yêu cầu 1 HS lên chứng minh.
Theo kết quả BT trên ta có 
DA > DB > DC . vậy Hạnh đi xa nhất, Trang đi gần nhất.
Bài 5 
AC = AD + DC => AC = AD + BC
AC > BC => 
Vậy kết luận c là đúng.
Bài 7 (SBT).
 GT 
 KL So sánh 
Chứng minh:
Kéo dài AM đoạn MD = AM
Xét tam giác AMD và tam giác DMC.
Có MB = MC (gt)
Và AB = DC
Học thuộc hai định lí quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác 
Hoạt động 3; HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ.
Học và cạnh đối diện trong tam giác.
Làm BT 5,6,8 SBT trang 24,25.
Xem trước bài “Quan hệ giữa đường vuông góc với đường xiên
Tuần 27 
Tiết 49 QUAN HỆ GIỮA ĐƯỜNG VUÔNG GÓCVÀ ĐƯỜNG XIÊN, 
 ĐƯỜNG XIÊN VÀ HÌNH CHIẾU CỦA NÓ
I/Mục tiêu 
Học sinh nắm được khái niệm : đường vuông góc , đường xiên, hình chiếu của điểm , hình chiếu của đường xiên 
Nắm được định lý về quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên , quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu của nó .
Biết chuyển phát biểu của định lý thành bài toán , biết vẽ hình , ghi giả thiết , kết luận .
II/Chuẩn bị
SGK , êke , thước thẳng 
III/Tiến trình hoạt động trên lớp	
GV
HS
2/ Kiểm tra bài cũ :
a/ Phát biểu định lý 1 và 2 về quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác 	
b/ Cho tam giác ABC cân tại A , lấy điểm D nằm giữa hai điểm A và C . So sánh BD và DC .
Hoạt động 2
Cho đường thẳng d và điểm A không nằm trên đường thẳng đó .
Lấy điểm B nằm trên d và không trùng với điểm H .
Hoạt động 3 : Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên
1/Đường vuông góc , đường xiên , hình chiếu của đường xiên
_ Đoạn AH gọi là đoạn
vuông góc hay đường vuông
góc kẻ từ điểm A đến đườngThẳng d .
Điểm H gọi là chân đường
vuông góc hay hình chiếu của điểm A xuống đường thẳng d .
_ Đoạn thẳng AB gọi là đường xiên kẻ từ điểm A đến điểm B của đường thẳng d .
_ Đoạn thẳng HB gọi là hình chiếu của đường xiên AB trên đường thẳng d .
Làm ?1 trang 60
?2 Từ điểm A không nằm trên đường thẳng a 
_ Có thể kẻ được một đường thẳng vuông góc với đường thẳng a
_ Có thể kẻ được vô số đường xiên đến đường thẳng a
Áp dụng định lý Pytago vào tam giác vuông AHB ta được :
AB2 = AH2 + HB2 
Do AH ¹ 0 và HB ¹ 0
Nên AB > AH
Hoạt động 4 : Quan hệ giữa các đường xiên và hình chiếu của chúng
2/ Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên 
Làm ?2 trang 60
Định lý 1
Trong các đường vuông góc và đường xiên kẻ từ một điểm ở ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó , đường vuông góc ngắn hơn mọi đường xiên .
 A Ï a
 GT AH là đường 
 Vuông góc 
 AB là đường xiên
 KL AH < AB 
Đường vuông góc AH là khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng a .
Làm ?3 trang 61
?4
a/ Nếu HB > HC thì AB > AC
b/ Nếu AB > ACthì HB > HC
c/ Nếu HB = HC thì AB = AC , và ngược lại , nếu AB = AC thì HB = HC .
3/ Quan hệ giữa các đường xiên và hình chiếu của chúng
Làm ?4 trang 61
Định lí 2
Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm ở ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó :
 a/ Đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn.
 b/ Đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu lớn hơn.
 c/Nếu hai đường xiên bằng nhau thì hai hình chiếu bằng nhau , và ngược lại , nếu hai hình chiếu bằng nhau thì hai đường xiên bằng nhau 
Làm bài tập 8 trang 62
4/Dặn dò :
_ Học các khái niệm về đường xiên và hình chiếu 
_ Học Hai định lý 1 và 2 
_ Chuẩn bị các bài tập trang 62 và 63 
Tuần 27
Tiết 50 LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu 
_Biết vận dụng các định lý về quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên , quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu của nó vào chứng minh các bài tập .
_Rèn kỹ năng giải bài tập nhanh , chính xác .
I/ Chuẩn bị	
Êke , thước thẳng 
III/Tiến trình hoạt động trên lớp
GV
HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :
Phát biểu định lý về quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên , quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu của nó .
Hoạt động 1 : Luyện tập
Gv cho học sinh vẽ hình ghi gt,kl
Hãy dùng quan hệ giữa góc và cạnh đối diên trong tam giác để chứng minh 
Gv hướng dẫn học sinh trình bày lời giải bài toán
Hoạt động 2
Học sinh đọc hình 16 và vẽ hình vào vở
Bài tập 10 trang 62
 DABC cân tại A
 GT D Ỵ BC
 KL AD £ AB
1/ Nếu D nằm giữa B , C
Ta có : ADÂB là góc ngoài tại đỉnh D của DADC nên ADÂB > CÂ
mà BÂ = CÂ . Do đó ADÂB > BÂ
Tam giác ABD có cạnh AB , AD lần lượt là cạnh đối diện với các góc ADÂB và BÂ
Vậy AB > AD
2/ Nếu D trùng với B hoặc C thì AD = AB ( hiển nhiên )
Vậy AD £ AB
Bài 10 trang 63 
Do tam giác ABC vuông tại B nên ACÂB là
góc nhọn , do đó ACÂD là góc tù
Tam giác ACD có ACÂD là góc tù
Þ DÂ là góc nhọn nên
ACÂD > DÂ . Vậy AD > AC
( vìù cạnh AD , AC lần lượt là cạnh đối diện
 với các góc ACD , DÂ của tam giác ACD ).
Bài tập 12 /60
Muốn đo chiều rộng tấm gỗ ta phải đặt thước vuông góc với hại cạnh song song của tấm gỗ .
Cách đặt như trong hình 15 là sai .
Bài 13 trang 60
a/ Ta có :
AE là hình chiếu của BE trên AC
AC là hình chiếu của BC trên AC
Mà AE < AC (E nằm giữa A và C Þ BE < BC ( định lý 2 ) (1)
b/ Ta có :
AD là hình chiếu của ED trên AB
AB là hình chiếu của EB trên AB
 Mà AD < AB (D nằm giữa A và B)
ÞED < EB ( định lý 2 ) (2)
Từ (1) và (2) suy ra : ED < BC
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà
Học bài theo sách giáo khoa
Làm bài tập 14 trang 60
 Xem trước bài “ Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác . Bất đẳng thức tam giác ”

Tài liệu đính kèm:

  • docHH7 tuan 1-tuan 27.doc